"Bạo lực trắng", âm thầm nhưng dữ dội
Văn hóa - Xã hội - 20/04/2023 15:20 QUỐC THẮNG
Hình ảnh đó là dấu hiệu về một thứ bạo lực học đường mà càng ngày chúng ta càng thấy rõ: “bạo lực trắng”. Và rõ ràng, bạo lực học đường, từ lâu đã không chỉ còn là những cú đấm, cái tát, lời chửi bới dễ dàng nghe, thấy mà nguy hiểm hơn là sự chia rẽ, kỳ thị, ghẻ lạnh, tẩy chay... Phải hiểu rằng, bạo lực hay cụ thể hơn là sự bắt nạt cũng muôn màu như cuộc sống. Có khi chúng ta không thấy được vì nó đang diễn ra một cách âm thầm nhưng rất dữ dội và đưa lại kết cục đau đớn: ép một bạn trẻ lâm vào tình huống cô lập khiến bạn trẻ này cảm thấy bị bỏ rơi trong chính cuộc đời sôi động này.
Hình ảnh đó, nay, khi xảy ra vụ việc một nữ sinh lớp 10 của một trường THPT chuyên ở Nghệ An tự tử, làm tôi nhớ đến nhân vật cô đơn đến tột cùng và đi tìm cái chết trong bài hát C’était l’hiver (Đó là mùa đông) của nhạc sĩ người Pháp Francis Cabrel mà giáo sư tâm lý của chúng tôi đã nhắc đến trong dẫn nhập bài giảng kỹ năng tham vấn tâm lý cho sinh viên. Những câu hỏi mà giáo sư đặt ra cho chúng tôi giải quyết đi từ những cung bậc tâm lý của các khổ thơ trong bài hát: Làm sao để biết được một bạn trẻ đã quá nặng nề với những bí mật, cảm thấy mọi thứ đều không còn giá trị gì nữa? Vì sao bạn trẻ ấy lại có thể nghĩ cuộc sống thật tàn nhẫn, không còn tin vào mặt trời và chỉ còn là mùa đông lạnh lẽo? Hai khổ sau của bài hát tương ứng với hai lời cảnh báo mà giáo sư đưa ra: Do chính chúng ta đang tạo ra tình huống đó, phải hành động vì nó, nếu không, chính chúng ta là những người tàn nhẫn phải trả giá.
Hình ảnh đó cũng làm cho bất cứ ai am hiểu về chương trình đào tạo ngành Sư phạm ở nước ta đều muốn nhắc đến việc chúng ta vẫn chú trọng đến kỹ năng truyền thụ kiến thức hơn là kỹ năng tham vấn tâm lý, đời sống học đường. Một vài kỳ kiến tập, thực tập kỹ năng truyền thụ kiến thức và công tác chủ nhiệm chưa đủ để có thể giải quyết hết vấn đề. Đã đến lúc, một kỳ thực tập tham vấn tâm lý, cố vấn tâm lý đời sống học đường riêng rẽ, bài bản cần phải được thực hiện.
Quyết định 2138/QĐ-BGDĐT về kế hoạch giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025 đã đi được một nửa chặng đường, những tình huống xấu về tâm lý của các em không chờ đợi chúng ta theo suy luận là hy vọng tốt hơn ở một kế hoạch mới. Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT cho thấy sức khỏe tâm thần của học sinh là một trong những mảng hoạt động quan trọng của công tác xã hội trong trường học nhưng không thể dừng lại ở vai trò của những “giáo viên chủ nhiệm thế vai”, thiếu khung đánh giá, sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần cho học sinh. Nghị định 80/2017/NĐ-CP20 cho thấy các khía cạnh cần quan tâm của bạo lực học đường; vậy nên, việc giải quyết một vụ việc bạo lực học đường không đơn thuần là giảng hòa, xin lỗi hay một quy trình nào đó chỉ xử lý phần “ngọn” mà quên mất rằng, tăng cường các hoạt động mang tính nhân văn, gắn kết, tư tưởng cộng đồng, … cho các em mới là gốc của vấn đề.
Cũng vậy, mô hình giáo dục phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội lâu nay chúng ta thường nói dường như đang trở thành sáo ngữ vì thiếu những hướng dẫn cụ thể. Nói phối hợp như thế, ai cũng hiểu, ai cũng biết nhưng chẳng ai biết cụ thể là làm gì, dấn thân như thế nào? Hoặc nếu tự cho mình đã biết thì đơn thuần chỉ là cho con cơm ăn, áo mặc, đưa đón con, thỉnh thoảng hỏi giáo viên chủ nhiệm “cháu ổn không cô?” và được đáp lại “ổn, cháu học tốt”; cho học sinh kiến thức, kỹ năng theo chương trình hoặc vài cuộc tham quan, dã ngoại, vài hoạt động, chia sẻ; đưa ra các hướng dẫn, tuyên truyền thiên về hình thức.
Cái chết của nữ sinh N. ở Nghệ An rồi cũng sẽ đi vào lãng quên, chúng ta sẽ nguôi ngoai dần và nguôi ngoai nhanh hơn khi hình ảnh những đám học sinh chạy nhảy, vui đùa trên sân trường lấn át hết tất thảy suy nghĩ của chúng ta. Đây là một tình huống cảnh báo: thầy cô, phụ huynh, nhà quản lý giáo dục không thể thờ ơ với những đợt sóng ngầm của bạo lực học đường đang len lỏi trong các em.
Những người xung quanh, thấy các em cô đơn nhưng mỗi người trong chúng ta không đến gần để cứu các em thì thật đáng trách. Và không thấy được các em đang cô đơn để rồi không làm gì cả, đó cũng rất đáng trách.
Vậy thì, thay vì thắc mắc “Vì sao em tìm kiếm sự giải thoát dễ dàng như vậy?” mà ngay lúc này chúng ta đang thường xuyên nói với nhau khi nhắc đến một nữ sinh đã phải tìm đến cái chết, hãy thắc mắc “Vì sao chúng ta để em tìm kiếm sự giải thoát dễ dàng như vậy?”
QUỐC THẮNG
Khi trường học “bị thương”, “chữa lành” bằng cách nào?
Con số 55% học sinh có biểu hiện “em cảm thấy cô đơn” và 69% có biểu hiện “em cảm thấy thất vọng, buồn rầu ... |
Cú đấm vào sự tôn nghiêm của nghề giáo
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Lệ Thủy (Quảng Bình) đã đánh đấm hiệu phó của trường này nhập viện. Cuối tháng 3 vừa ... |
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?