Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM ban hành quy định về miễn nhiệm, từ chức của lãnh đạo
Đảng với công nhân - 14/04/2023 06:56 HỒNG MINH
Từ chức và việc tạo nên đòn bẩy dư luận |
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên vừa ký Quy định số 1300 về miễn nhiệm, từ chức của cán bộ; điều chuyển, thay thế, bố trí công tác đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi bị kỷ luật hoặc uy tín giảm sút; năng lực hạn chế, kết quả công tác không đáp ứng yêu cầu.
Quy định này nhằm cụ thể thế hóa Quy định 41 ngày 3.11.2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: NGUYÊN VŨ |
Cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm không được phép từ chức
Quy định 1300 khẳng định, kiên quyết, kịp thời xem xét cho miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ. Không thực hiện việc cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm.
Căn cứ xem xét miễn nhiệm: Cán bộ bị kỷ luật khiển trách 2 lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm; có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định; có 2 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
Xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác; bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.
Căn cứ xem xét từ chức: Cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao; do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng; có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định và lý do chính đáng khác của cá nhân.
Căn cứ xem xét miễn nhiệm, từ chức đối với người đứng đầu
Việc xem xét miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.
Trong trường hợp người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tùy tính chất, mức độ sai phạm để xem xét cho từ chức.
Căn cứ xem xét điều chuyển, thay thế cán bộ
Quy định 1300 nêu rõ những căn cứ để xem xét điều chuyển, thay thế cán bộ, bao gồm: Để đơn vị mất đoàn kết hoặc là nhân tố gây mất đoàn kết; Qua kết luận thanh kiểm tra giám sát chỉ ra những hạn chế, tồn tại kéo dài tại địa phương, đơn vị, lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách; Có nhiều đơn thư, dư luận, thông tin phản ánh về năng lực, phẩm chất, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương; Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp.
Cán bộ giải quyết thủ tục hành chính tại UBND TP.Thủ Đức, TP. HCM, tháng 8/2022. Ảnh: QUỲNH TRẦN |
Bố trí công tác đối với cán bộ sau khi từ chức, miễn nhiệm
Việc bố trí công tác đối với cán bộ sau khi từ chức, miễn nhiệm, cán bộ tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc xin nghỉ công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét theo nguyện vọng.
Ngoài ra, nếu cán bộ có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền có thể căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét, bố trí công tác phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Cụ thể nếu thời gian công tác dưới 5 năm thì xem xét bố trí làm công tác chuyên môn (không làm công tác lãnh đạo, quản lý), được giữ nguyên ngạch công chức đã bổ nhiệm.
Trường hợp thời gian công tác còn từ 5 năm trở lên thì cán bộ sau khi bị kỷ luật tự nguyện xin từ chức sẽ được cấp có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công tác theo hướng giảm một cấp so với chức vụ khi bị kỷ luật.
Sau 24 tháng công tác ở vị trí mới, nếu khắc phục tốt những sai phạm, khuyết điểm, được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện thì được cấp có thẩm quyền xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lại chức danh đã đảm nhiệm hoặc tương đương.
Nhân sự Ban Chấp hành phải hiểu sâu về ngành nghề, lĩnh vực và được NLĐ tín nhiệm Nhân sự tham gia Ban Chấp hành Công đoàn Trung tâm Huấn luyện Bay nhiệm kỳ 2023 - 2028 được lựa chọn theo hướng ưu ... |
Khuyến khích cán bộ bị kỷ luật, uy tín giảm sút tự nguyện từ chức Ngày 8/9, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành Thông báo số 20 Kết luận của ... |
Công đoàn tỉnh Lai Châu - 60 năm nỗ lực để khẳng định vai trò chỗ dựa của CNVCLĐ Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn tỉnh Lai Châu không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng ... |
Tin cùng chuyên mục
Đảng với công nhân - 18/11/2024 16:52
6 trọng tâm tạo phát triển đột phá trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
Trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập vấn đề “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Để làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về vấn đề này, một cuộc hội thảo khoa học quốc gia vừa được tổ chức hôm 15/11, với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập hợp 51 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà lãnh đạo.
Đảng với công nhân - 18/11/2024 14:45
Thống nhất nhận thức về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Sáng ngày 15/11/2024, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học các ban Đảng Trung ương và Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Kết luận Hội thảo của đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.
Đảng với công nhân - 16/11/2024 18:55
Nữ đảng viên gần 30 năm... cầm chổi
“Trong giây phút tuyên thệ dưới lá cờ Đảng, tôi đã không cầm được nước mắt bởi sự xúc động. Vậy là cùng với chồng, tôi đã là đảng viên để làm tấm gương cho con tôi sau này phấn đấu noi theo”, chị Nguyễn Thị Oanh chia sẻ.
Đảng với công nhân - 10/11/2024 20:00
Kỷ nguyên mới và định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Những ngày gần đây nhiều trí thức, đảng viên quan tâm đến một loạt bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm cả về nội dung và cách diễn giải vấn đề. Chẳng hạn, vấn đề lãng phí không phải là mới, nhưng cách đặt vấn đề, cách phân tích và diễn giải về lãng phí làm cho người ta đặc biệt chú ý.
Đảng với công nhân - 04/11/2024 10:09
Để công nhân xa quê, nhưng không rời xa Đảng
Việc lựa chọn đi làm ăn xa của đảng viên là chính đáng nên hầu hết các chi ủy, chi bộ đều quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên có việc làm, ổn định cuộc sống. Từ đây, nhiều cách làm hay trong quản lý đảng viên đi lao động, làm công nhân, làm việc xa nơi cư trú đã được ra đời…
Đảng với công nhân - 18/10/2024 19:32
“Nắng gió công trường đã rèn giũa nên con người tôi hôm nay”
Vẻ bề ngoài là người đàn ông rắn rỏi, dạn dày với nắng gió công trường, vậy nhưng khi chia sẻ về công việc của mình, anh Ngô Văn Nghị - Tổ trưởng tổ kỹ thuật, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại COMA 25 lại như trở thành một người khác - một thanh niên sôi nổi và tràn đầy nhiệt huyết. Đặc biệt khi nói về hành trình của người đảng viên, chúng tôi đã thấy rõ niềm tự hào lấp lánh trong đôi mắt anh.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?