Từ chức và việc tạo nên đòn bẩy dư luận

Đảng với công nhân - PHẠM XUÂN DŨNG

Ngày 29/12/2022, tại Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng, đồng chí Võ Văn Thưởng- Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư đã phát biểu về lựa chọn và sàng lọc nhân sự, đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề từ chức khi cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc sai phạm, không còn đủ uy tín để đảm đương vị trí công việc của mình.

Xưa nay chuyện từ chức tuy không phải mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ và thường được dư luận chú ý, rất nhiều khi thành chuyện thời sự. Lý do dễ thấy nhất vì đó là những người có chức vụ, có địa vị xã hội, chức vụ của họ quan hệ đến nhiều người, đến cộng đồng nên dư luận để tâm theo dõi. Và cũng cần nói thêm rằng trong một số trường hợp, người từ chức lại là những nhân vật đáng kính, có năng lực và uy tín hẳn hoi nhưng họ vẫn chọn con đường từ chức vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Ở nước ta thời trung đại, cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến từng là mệnh quan triều đình Nhà Nguyễn cũng đã cáo quan (từ chức) vì thấy mình không thích hợp với triều đình phong kiến lúc bấy giờ, thấy nên từ quan để bảo toàn danh tiết. Không những thế, cụ còn có bài thơ "Di chúc" nói rõ việc này: "Đề vào mấy chữ trong bia/Rằng: "quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu".

Thời nay có những cán bộ có năng lực và uy tín nhưng vẫn chọn con đường xin về hưu trước tuổi như ông Trần Đăng Tuấn - Phó tổng giám đốc VTV hay ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An (Quảng Nam). Họ về trước nhưng vẫn để lại tiếng tốt trong Nhân dân. Như ông Nguyễn Sự mặc dù sức khỏe và năng lực còn tốt nhưng vẫn xin về trước tuổi để lớp trẻ có cơ hội kế thừa và rèn luyện trong cương vị công tác mới. Đó là điều không phải ai cũng làm được, được dư luận rât hoan nghênh bởi tính chất nêu gương của cán bộ lãnh đạo. Còn cán bộ có khuyết điểm tự giác từ chức thì Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ từ chức vào năm 2004 là một dẫn chứng.

Cần thấy rằng, Đảng và Nhà nước thời gian qua đã khuyến khích cán bộ không còn đảm bảo năng lực, uy tín từ chức. Điều này đã được đề cập đến trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12, Kết luận số 21-KL/TW của hội nghị Trung ương 4, khóa 13 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Ngày 3/11/2021, Trung ương ban hành Quy định số 41-QĐ/TW để xem xét việc miễn nhiệm, cho từ chức đối với cán bộ không đạt yêu cầu về uy tín xã hội, phẩm chất chính trị, và năng lực chuyên môn. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 22/3/2022 về chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành Trung ương.

Gần đây nhất, ngày 18/8/2022, Bộ Chính trị ban hành “Quy định số 80-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử”, trong đó có hướng dẫn về thực hiện miễn nhiệm, từ chức với cán bộ bị kỷ luật, không còn đạt yêu cầu. Có điều lần này, công tác nhân sự, trong đó có việc từ chức được đặt ra một cách quyết liệt với những biện pháp mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện.

Từ chức và việc tạo nên đòn bẩy dư luận
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng. Ảnh: baochinhphu.vn

Nội dung chính chúng ta đang bàn ở đây là việc từ chức của những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc mắc sai phạm, bị kỷ luật, ... cần khuyến khích từ chức và hơn thế cần tạo nên sức ép dư luận từ trong Đảng cho đến ngoài xã hội buộc họ phải từ chức. Trong năm 2022 đã có một số cán bộ như vậy đã từ chức, thôi chức, về hưu hay làm nhiệm vụ khác khi không còn thích hợp ở chức vụ cũ. Đối với các nước văn minh phát triển thì từ chức không còn là chuyện cá biệt mỗi khi anh không hoàn thiện nhiệm vụ hoặc vi phạm quy định. Có rất nhiều dẫn chứng về chuyện này, có những vụ từ chức chấn động dư luận cả nước, thậm chí cả thế giới. Chẳng hạn như sau vụ bê bối chính trị Watergate ở Mỹ liên quan đến Tổng thổng Hoa Kỳ Nixon khiến ông này không còn con đường nào khác nên buộc phải từ chức vào 8/8/1974 là một ví dụ.

Nhưng từ chức không phải là chuyện đơn giản có thể thực hiện một cách nhẹ nhàng. Sở dĩ như vậy là vì chức vụ thường gắn liền với quyền lực, quyền lợi. Hơn nữa quan niệm phản tiến bộ: "Một người làm quan, cả họ được nhờ" vẫn còn nhiều ràng buộc nên nhiều người không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí sai phạm, mất uy tín vẫn cố giữ cho bằng được "chiếc ghế" của mình. Tình trạng này đã được ông Nguyễn Đình Hương - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương khi còn sống đã nói một câu rất đáng lưu tâm: “Cán bộ tham nhũng, đút lót nhau hàng trăm tỷ, nhưng chưa thấy ai từ chức vì sai phạm. Cả cuộc đời 60 năm làm công tác tổ chức, cán bộ, tôi chưa thấy ai từ chức”. Dù câu nói xót xa cũa ông có thể chưa phản ánh đầy đủ và toàn vẹn sự thật khách quan thì vẫn rất đáng ghi nhận và vẫn mang tính thời sự khi nói đến vấn đề từ chức. Đó là chưa nói đến chuyện liên quan đến danh dự cá nhân, thể diện gia đình, dư luận nhiều chiều… nên đó là một quyết định thường là rất khó khăn.

Trở lại nội dung của Hội nghị nói trên, phát biểu chỉ đạo Hội nghị đồng chí Võ Văn Thưởng cũng đã nhấn mạnh việc nhân sự "có vào, có ra, có lên, có xuống" cần phải coi là chuyện bình thường trong công tác nhân sự, nhấn mạnh đến vai trò nêu gương của người đứng đầu. Đồng chí cũng thông tin sẽ chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm cho cán bộ do Trung ương bầu và đánh giá kết quả hai năm rưỡi thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ XIII.

Đồng chí đã lưu ý: "Thứ nhất, trong nội bộ Đảng đánh giá thấy chức trách, nhiệm vụ đó chưa hoàn thành thì có sức ép để đề cao tinh thần nêu gương, tự giác của người lãnh đạo đó. Thứ hai, ngay cả xã hội có những lĩnh vực mà sai phạm xã hội người ta không đồng tình nếu mà để một người A, B, C cụ thể với những sai phạm mà vẫn còn ở cái vị trí công tác đó".

Đồng chí Võ Văn Thưởng cũng đã khẳng định quyết tâm của Đảng là tạo dư luận trong Đảng và trong xã hội để những người năng lực không tương xứng với chức vụ, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc sai phạm để gây sức ép buộc họ phải từ chức, phải thôi chức hoặc làm nhiệm vụ khác. Điều này cũng là sự thể hiện cụ thể "ý Đảng, lòng dân" trong công tác nhân sự, mà ở đây là câu chuyện từ chức.

Mặc dù quyết tâm như vậy nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận được những khó khăn cần khắc phục.

Đó là việc lấy phiếu tín nhiệm không phải lúc nào cũng chính xác. Bởi lẽ những người sống theo dĩ kiểu dĩ hòa vi quý, ít đụng chạm thì dễ được lòng mọi người nên phiếu tín nhiệm có khi không phản ánh đúng bản chất hiện tượng, sự vật, con người.

Thứ nữa là do sự ràng buộc của thể chế: "Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" nên khi có sai phạm xảy ra thì không dễ truy cứu trách nhiệm cá nhân, ngoại trừ những người trực tiếp gây ra sai phạm, từ đó việc đánh giá trách nhiệm cá nhân hay uy tín của người đứng đầu cũng không hề đơn giản.

Việc từ chức do vậy cũng đòi hỏi đạo đức cá nhân của từng người, đòi hỏi đến danh dự và lòng tự trọng mà những phẩm chất này không phải người nào cũng có.

Dù có những khó khăn nhưng nếu có quyết tâm từ những người lãnh đạo cao nhất, có phương pháp thích hợp và có sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị với sự hậu thuẫn của Nhân dân, của dư luận thì công tác nhân sự chắc rằng sẽ có những bước tiến mới hiệu quả hơn. Đó cũng là điều mà hết thảy chúng ta mong đợi.

Từ 01/01/2023: Áp dụng quy định mới về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp Từ 01/01/2023: Áp dụng quy định mới về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp

Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp đối với cán ...

Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp ...

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ Công thương năm 2022 Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ Công thương năm 2022

Chiều 29/12, Bộ Công thương, Công đoàn Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Gặp người đảng viên công nhân từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối thoại cởi mở

Đảng với công nhân -

Gặp người đảng viên công nhân từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối thoại cởi mở

Vào Đảng khi 27 tuổi, là công nhân làm việc trong ngành mỏ có nhiều cống hiến, từng nhận được nhiều danh hiệu, nhưng với anh Đoàn Văn Lý (SN 1983), công nhân Công ty Cổ phần Than Hà Tu (Quảng Ninh) thì cuộc gặp và được đối thoại cởi mở với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cách nay 11 năm, lại có ý nghĩa quan trọng, là động lực lớn lao để anh nỗ lực cống hiến, trở thành một trong những đảng viên công nhân tiêu biểu trong ngành than.

“Vào Đảng để phát huy tinh thần “Rạng Đông anh hùng có Bác Hồ”

Đảng với công nhân -

“Vào Đảng để phát huy tinh thần “Rạng Đông anh hùng có Bác Hồ”

Từ ngày vào làm việc tại Công ty Cổ phần Bóng đèn – Phích nước Rạng Đông, anh Nguyễn Văn Tuấn (SN 1990 tại Mỹ Đức, Hà Nội) luôn tự hào về khẩu hiệu “Rạng Đông anh hùng có Bác Hồ” và đó cũng là lý do anh khao khát được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

“Là công nhân thì làm gì, ở đâu cũng hết lòng, dốc sức”

Đảng với công nhân -

“Là công nhân thì làm gì, ở đâu cũng hết lòng, dốc sức”

“Từ những ngày đầu chưa biết gì về cây cao su, tôi luôn chăm chỉ học hỏi từ cán bộ kỹ thuật của công ty. Trong vùng, vườn cây khu vực nào tốt, năng suất mủ cao tôi đều tìm đến để học hỏi. Tôi nghĩ rằng, bất cứ nghề nghiệp gì mình cũng phải học hỏi từ nhiều người và mỗi ngày luôn cố gắng để trở thành người làm việc có chất lượng”.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Đảng với công nhân -

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Tự hào khi là đảng viên trưởng thành từ lao động sản xuất

Đảng với công nhân -

Tự hào khi là đảng viên trưởng thành từ lao động sản xuất

Không chỉ tận tâm, nhiệt huyết với nghề, chị Thi còn là một đảng viên tiêu biểu được mọi người quý mến. Đến nay, chị đã có nhiều sáng kiến hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, được lãnh đạo công ty và đồng nghiệp công nhận, đánh giá rất cao…

Phát hiện, xây dựng những điển hình, nhân tố phát triển Đảng

Đảng với công nhân -

Phát hiện, xây dựng những điển hình, nhân tố phát triển Đảng

Làm thế nào để công đoàn vận động, tuyên truyền, lựa chọn được đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng; công nhân vào Đảng sẽ có những quyền lợi gì?

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì? Tôi công nhân

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì?

Trường hợp bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật không đúng quy định nêu trên, người lao động có thể tự đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình bằng việc khiếu nại, hòa giải, khởi kiện tòa án, thậm chí có thể tố giác tới cơ quan công an.

Mức lương hưu của người lao động khi đóng BHXH 15 năm Tôi công nhân

Mức lương hưu của người lao động khi đóng BHXH 15 năm

Theo Luật BHXH 2024, từ 01/7/2025 tỷ lệ hưởng lương hưu được quy định: Đối với lao động nữ, tính bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH. Đối với lao động nam, tỷ lệ hưởng tính bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 20 năm đóng BHXH.

Talk Công đoàn: Cán bộ công đoàn làm phóng viên – dễ hay khó? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Cán bộ công đoàn làm phóng viên – dễ hay khó?

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Bá Mạnh - cán bộ Ban Tuyên giáo - Nữ công, LĐLĐ tỉnh Thái Bình.

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 Infographic

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-TLĐ ngày 22/02/2024 về việc tổ chức xét chọn Giải thưởng “Nguyễn Văn Linh” lần thứ IV, năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lựa chọn 10 cán bộ công đoàn tiêu biểu để trao giải thưởng danh giá này.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Video

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Ngày 19/7, Đoàn công tác do đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Nhà tưởng niệm đồng chí tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng.

Đọc thêm

Đồng chí Hoàng Đình Giong với việc xây dựng, củng cố phong trào công nhân

Đảng với công nhân -

Đồng chí Hoàng Đình Giong với việc xây dựng, củng cố phong trào công nhân

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong (1/6/1904 - 1/6/2024), nguyên Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ những năm 30 của thế kỷ trước, chiều 31/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Hoàng Đình Giong - Nhà lãnh đạo kiên trung, tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin trân trọng giới thiệu bài viết “Đồng chí Hoàng Đình Giong với việc xây dựng, củng cố phong trào công nhân ở khu mỏ Quảng Ninh” của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Dung, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Bài 1: Tình hình việc làm của người lao động trong bối cảnh hiện nay

Đảng với công nhân -

Bài 1: Tình hình việc làm của người lao động trong bối cảnh hiện nay

Mặc dù đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng vấn đề việc làm, bảo đảm việc làm, cải thiện điều kiện lao động ở Việt Nam vẫn cần được chú trọng.

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài cuối)

Đảng với công nhân -

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài cuối)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) diễn ra từ năm 2000, nó là cuộc cách mạng kỹ thuật số, đến năm 2013 thì “công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu được biết đến ở Đức. Hiện tại, nó đã lan rộng sang các nước phát triển và đang trở thành xu hướng của toàn cầu.

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài 2)

Đảng với công nhân -

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài 2)

Sứ mệnh cao cả và nhân đạo nhất của Đảng của giai cấp vô sản không chỉ là giải phóng cho giai cấp công nhân mà là giải phóng cho cả loài người. Luận về sự giải phóng con người, C.Mác đã chỉ rõ bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ nó trả thế giới con người về với bản thân con người. Cuộc đấu tranh giải phóng con người do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo là sự giải phóng chính trị, là “quy con người, một mặt thành thành viên của xã hội công dân, thành cá nhân… độc lập, và mặt khác thành công dân của một nhà nước, thành pháp nhân” (1).

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài 1)

Đảng với công nhân -

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài 1)

Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiên nay cần quán triệt tư tưởng của chủ nghĩa Mác về giai cấp công nhân.

“Đảng cho tôi ý chí phấn đấu để trở thành thủ lĩnh công đoàn”

Đảng với công nhân -

“Đảng cho tôi ý chí phấn đấu để trở thành thủ lĩnh công đoàn”

Không chỉ là một Đảng viên gương mẫu, chàng trai ấy giờ đã là Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH An Giang Samho, là “người anh”, là chỗ dựa của anh chị em công nhân lao động…

"Tôi vào Đảng để làm gương cho con"

Đảng với công nhân -

"Tôi vào Đảng để làm gương cho con"

Từ chỗ băn khoăn, lưỡng lự, đến nay sau 2 năm vào Đảng, chị Lò Thị Thắm - công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La đã là “nhân tố” tích cực tại chi bộ.

Từ người lầm lỡ thành đảng viên đi đầu trong phát triển kinh tế

Đảng với công nhân -

Từ người lầm lỡ thành đảng viên đi đầu trong phát triển kinh tế

Nhiều người khi nhắc về đồng chí Lò Văn Dũng (sinh năm 1969, dân tộc Thái) - Chi ủy viên Chi bộ bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đều dành sự kính trọng, yêu mến về nỗ lực vươn lên từ vũng bùn ma túy, về sự dám nghĩ, dám làm để phát triển kinh tế.

Vận dụng chỉ dẫn của Tổng Bí thư Trần Phú trong công tác xây dựng Đảng

Đảng với công nhân -

Vận dụng chỉ dẫn của Tổng Bí thư Trần Phú trong công tác xây dựng Đảng

Trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên, đồng chí Trần Phú luôn nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng và những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng Đảng. Mặc dù hy sinh khi tuổi đời còn trẻ, đồng chí đã cống hiến trọn đời vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, trong đó có những đóng góp quan trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho các thế hệ cán bộ, đảng viên.

Chỉnh Đảng, tăng bản chất giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân chất lượng cao

Đảng với công nhân -

Chỉnh Đảng, tăng bản chất giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân chất lượng cao

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều vấn đề xã hội phát sinh, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm và các biểu hiện tiêu cực là một trong những nguyên nhân khiến bản chất giai cấp công nhân trong một số cán bộ, đảng viên bị mai một, gây ra nhiều hệ lụy. Chỉnh Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân chất lượng cao làm nguồn bổ sung cho Đảng và tăng cường cho xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa là đòi hỏi khách quan vừa là vấn đề nổi cộm, bức thiết.