Nguyễn Đức Cảnh - nhà báo cách mạng, nhà lý luận chính trị lỗi lạc

Đảng với công nhân - Nguyễn Đức Lâm

Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh là người sáng lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng là chủ bút đầu tiên của Tạp chí Công hội Đỏ (tiền thân của Tạp chí Lao động và Công đoàn ngày nay). Nhớ đến đồng chí là nhớ đến một nhà báo cách mạng, nhà lý luận chính trị tài ba.
93 năm: Từ Tạp chí “Công hội đỏ” đến “Lao động và Công đoàn”

Cách đây 95 năm (1/10/1929 - 1/10/2024) Tạp chí Công hội Đỏ (tiền thân của Tạp chí Lao động và Công đoàn) xuất bản số đầu tiên, do lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh phụ trách. Để tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu bài viết của nhà giáo Nguyễn Đức Lâm - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đông Thụy Anh, tỉnh Thái Bình, cháu nội tộc đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.

Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin trong giai cấp công nhân

Được tôi luyện, vô sản hóa trong hàng ngũ công nhân, đặc biệt là được học tập “Đường kách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, nên đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sâu sắc. Qua những việc làm cụ thể, đồng chí đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin sâu rộng trong giai cấp công nhân.

Nguyễn Đức Cảnh - nhà báo cách mạng, nhà lý luận chính trị lỗi lạc
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Ảnh: Tư liệu.

Cụ thể, tháng 9/1927, Nguyễn Đức Cảnh và Lý Hồng Nhật được cử sang Quảng Châu, Trung Quốc gặp Tổng Bộ Thanh niên Cách mạng đồng chí hội dự lớp huấn luyện chính trị (có hơn 10 người) do các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn giảng dạy. Đó là các bài giảng với tựa đề “Đường kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc. Sau lớp huấn luyện chính trị, Nguyễn Đức Cảnh và Lý Hồng Nhật đã ly khai Quốc dân đảng, tự nguyện gia nhập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội.

Cuối năm 1927, đồng chí làm việc tại cơ quan in đặt tại cơ sở cách mạng ở phố Chợ Đuổi (nay là phố Tuệ Tĩnh, Hà Nội) với nhiệm vụ tuyên truyền vận động cách mạng, đặc biệt là truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm giác ngộ quần chúng.

Tháng 2/1928, đồng chí được Kỳ bộ Tổng Bộ Thanh niên Cách mạng đồng chí hội cử làm Bí thư Tỉnh bộ Tổng Bộ Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Hải Phòng. Sau đó được đề bạt Ủy viên BCH Kỳ bộ và được cử làm Bí thư Khu bộ Hải Phòng, Kiến An (gồm cả khu mỏ Mạo Khê, Uông Bí, Vàng Danh, Hòn Gai, Cẩm Phả…).

Thực hiện “vô sản hóa”, đồng chí trực tiếp vào làm thợ quai búa ở xưởng cơ khí Ca-Rông, làm phu khuân vác ở bến cảng Hải Phòng… Cuối năm 1928, phong trào đấu tranh cách mạng khá mạnh ở Bắc Kỳ, đồng chí đã viết tập tài liệu 16 trang với tiêu đề “Tổ chức Công hội” nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin - tài liệu đã được tổ chức bí mật in ấn lưu hành trong công nhân.

Ngày 28/7/1929, đồng chí triệu tập Đại hội đại biểu công nhân các tỉnh ở Bắc kỳ, quyết định thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ, bầu Ban chấp hành gồm 3 đồng chí, do Nguyễn Đức Cảnh làm Hội trưởng lâm thời, quyết định xuất bản Báo Lao động và Tạp chí Công hội Đỏ. Đồng chí trực tiếp phụ trách cả báo và tạp chí của Công hội. Sau một thời gian nỗ lực chỉ đạo và triển khai thực hiện, ngày 1/10/1929, Tạp chí Công hội Đỏ đã xuất bản số đầu tiên.

Tháng 1/1930, đồng chí cùng Ban Tuyên truyền của Đảng xuất bản cuốn “Sự nghiệp cách mạng của V.I.Lênin”. Cuốn sách in bằng thạch, khổ 12 x 16 cm, bìa trong cuốn sách in hình V.I.Lênin do Nguyễn Đức Cảnh trực tiếp vẽ minh họa. Đây cũng là cuốn sách đầu tiền viết về V.L.Lênin được ấn hành tại Việt Nam.

Mục đích của Ban Tuyên truyền và Nguyễn Đức Cảnh khi xuất bản cuốn sách là nhằm tuyên truyền cho quần chúng nhân dân hiểu rõ về vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với cách mạng vô sản.

Trong cuốn sách có đoạn: “Chủ nghĩa cách mạng trên thế giới bây giờ rất nhiều, duy chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa chân chính hơn cả, là chủ nghĩa thật có thể mưu sự sung sướng cho thợ thuyền, dân cày và tất cả các người bị bóc lột đè nén; chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới làm cho xã hội khỏi phải chia ra từng giai cấp, giai cấp nọ áp bức giai cấp kia; chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới làm cho loài người khỏi sự khổ sở do sự áp bức người với người mà ra; chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin mới làm cho cách mạng vô sản thành công được”.

Giá trị của tác phẩm “Công nhân vận động”

Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh viết rất nhiều tài liệu, truyền đơn, viết bài cho các báo “Đồng lòng tranh đấu”, “Cờ đỏ”, “Tin tức”, “Người lao khổ”, “Lao khổ” hay “Công nông binh”… với các bí danh khác nhau: Trọng, Quý, Vũ, Úy … Các tác phẩm này đã góp phần tích cực cổ động quần chúng, để ngọn lửa cách mạng dâng cao, làm nên những thắng lợi của phong trào cách mạng.

Đặc biệt, tác phẩm “Công nhân vận động”, trước tác được lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh viết trong tù, trước ngày nhận án chém. Đây là những đúc kết kinh nghiệm hoạt động, những tâm huyết của đồng chí muốn truyền lại cho các cán bộ công đoàn tiếp bước. Đồng chí cũng đã thể hiện rất rõ các luận cứ của mình: Định nghĩa chữ vô sản giai cấp; Điều kiện và tính chất của người vô sản; Những nét đặc thù của giai cấp công nhân Việt Nam; Làm thế nào mà giai cấp công nhân Việt Nam có thể lãnh đạo được cách mạng? Phương pháp vận động công nhân…

Nguyễn Đức Cảnh - nhà báo cách mạng, nhà lý luận chính trị lỗi lạc
Một trang của Tạp chí Công hội Đỏ, năm 1929. Ảnh: Tư liệu

“Công nhân vận động” là tập tài liệu quý, báo cáo lại với Đảng tình hình công nhân và đúc rút kinh nghiệm thực tế, có tính tổng kết cao làm phong phú thêm lý luận vận động công nhân, chỉ đạo đấu tranh của Đảng. “Công nhân vận động” đã cho chúng ta thấy Nguyễn Đức Cảnh là nhà hoạt động công vận đầy tài năng, tâm huyết, người đặt nền móng lý luận về công tác vận động công nhân của Đảng.

“Công nhân vận động” khẳng định cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đối với phong trào công nhân, Công đoàn Việt Nam, đồng thời thể hiện tư duy lý luận sắc bén, trí tuệ sáng suốt và nghị lực phi thường của một nhà báo cách mạng trẻ tuổi thời kỳ mới thành lập Đảng.

Từ truyền thống gia đình, quê hương

Hun đúc lên một lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh của giai cấp công nhân Việt Nam, có thể nói, đó là truyền thống của dòng họ khoa bảng, gia đình trí thức yêu nước nồng nàn. Dòng họ Nguyễn Đức ở Diêm Điền có nhiều cụ cùng thời cha của Nguyễn Đức Cảnh thi cử đỗ đạt nhưng không ra làm quan, chỉ làm nghề dạy học và làm thuốc chữa bệnh giúp dân.

Nguyễn Đức Cảnh được thừa hưởng gen di truyền từ ông bà, cha mẹ thông minh, tài hoa mà nhân hậu và yêu quê hương, đất nước, thương yêu những người dân nghèo thời phong kiến và đế quốc thực dân đô hộ.

Nguyễn Đức Cảnh được những người bạn tốt của cha nuôi dưỡng, học hành trở thành người thanh niên trí thức yêu nước. Sự trưởng thành, giác ngộ trong hoạt động của tổ chức thanh niên học sinh yêu nước đã đưa Nguyễn Đức Cảnh đến với cách mạng, với giai cấp công nhân.

Sáng ngày 01/10//2024, Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp cùng Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Nhà báo Nguyễn Đức Cảnh với Báo chí Cách mạng Việt Nam”.

Chương trình diễn ra đúng ngày kỷ niệm 95 năm Ngày Tạp chí Công hội Đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn) xuất bản số đầu tiên (1/10/1929 – 1/10/2024) – do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Tổng biên tập.

Tọa đàm nhằm tôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh với nền Báo chí Cách mạng Việt Nam; đồng thời cung cấp thêm nhiều thông tin, phát hiện mới về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đặc biệt là trên phương diện báo chí.

Trong khuôn khổ chương trình, Tạp chí Lao động và Công đoàn trao tặng tượng chân dung đồng chí Nguyễn Đức Cảnh cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam để bổ sung thêm hiện vật tại phòng trưng bày giai đoạn báo chí 1925-1945.

Tự hào Công đoàn Việt Nam Tự hào Công đoàn Việt Nam

Mỗi tháng Bảy về, từng cán bộ công đoàn lại rộn lên bao suy nghĩ. Đó là tháng có Ngày kỷ niệm thành lập Công ...

Công hội Đỏ: Tạp chí nghiên cứu lý luận đầu tiên trong dòng báo chí cách mạng Việt Nam Công hội Đỏ: Tạp chí nghiên cứu lý luận đầu tiên trong dòng báo chí cách mạng Việt Nam

Tạp chí Công hội Đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn), "Cơ quan truyền bá lý luận của Công hội Đỏ trong ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

6 trọng tâm tạo phát triển đột phá trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”

Đảng với công nhân -

6 trọng tâm tạo phát triển đột phá trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”

Trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập vấn đề “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Để làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về vấn đề này, một cuộc hội thảo khoa học quốc gia vừa được tổ chức hôm 15/11, với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập hợp 51 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà lãnh đạo.

Thống nhất nhận thức về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đảng với công nhân -

Thống nhất nhận thức về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sáng ngày 15/11/2024, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học các ban Đảng Trung ương và Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Kết luận Hội thảo của đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.

Nữ đảng viên gần 30 năm... cầm chổi

Đảng với công nhân -

Nữ đảng viên gần 30 năm... cầm chổi

“Trong giây phút tuyên thệ dưới lá cờ Đảng, tôi đã không cầm được nước mắt bởi sự xúc động. Vậy là cùng với chồng, tôi đã là đảng viên để làm tấm gương cho con tôi sau này phấn đấu noi theo”, chị Nguyễn Thị Oanh chia sẻ.

Kỷ nguyên mới và định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Đảng với công nhân -

Kỷ nguyên mới và định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Những ngày gần đây nhiều trí thức, đảng viên quan tâm đến một loạt bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm cả về nội dung và cách diễn giải vấn đề. Chẳng hạn, vấn đề lãng phí không phải là mới, nhưng cách đặt vấn đề, cách phân tích và diễn giải về lãng phí làm cho người ta đặc biệt chú ý.

Để công nhân xa quê, nhưng không rời xa Đảng

Đảng với công nhân -

Để công nhân xa quê, nhưng không rời xa Đảng

Việc lựa chọn đi làm ăn xa của đảng viên là chính đáng nên hầu hết các chi ủy, chi bộ đều quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên có việc làm, ổn định cuộc sống. Từ đây, nhiều cách làm hay trong quản lý đảng viên đi lao động, làm công nhân, làm việc xa nơi cư trú đã được ra đời…

“Nắng gió công trường đã rèn giũa nên con người tôi hôm nay”

Đảng với công nhân -

“Nắng gió công trường đã rèn giũa nên con người tôi hôm nay”

Vẻ bề ngoài là người đàn ông rắn rỏi, dạn dày với nắng gió công trường, vậy nhưng khi chia sẻ về công việc của mình, anh Ngô Văn Nghị - Tổ trưởng tổ kỹ thuật, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại COMA 25 lại như trở thành một người khác - một thanh niên sôi nổi và tràn đầy nhiệt huyết. Đặc biệt khi nói về hành trình của người đảng viên, chúng tôi đã thấy rõ niềm tự hào lấp lánh trong đôi mắt anh.

Phỏng vấn Video

Phỏng vấn

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới Video

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới

Sáng 8/11, tại TP. Vinh, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho các Trưởng ban Tuyên giáo Công đoàn.

Đọc thêm

Ngọc trong lũ

Đảng với công nhân -

Ngọc trong lũ

Hình như khi đó và chắc không chỉ khi đó, họ đã tạm quên đi thời gian, tạm quên đi gia đình riêng, thậm chí quên đi cả bệnh tật mỏi mệt của bản thân… để lo lắng cho việc làng. Hình như đó cũng là cách để họ có thể gần dân như thế.

Người đảng viên khơi dậy khát khao sáng tạo trong công nhân

Đảng với công nhân -

Người đảng viên khơi dậy khát khao sáng tạo trong công nhân

Gặp anh Nguyễn Thế Chuyền – công nhân tổ chế tạo, Công ty Cổ phần Công nghiệp Đông Hưng, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, chúng tôi nhận thấy đằng sau vẻ bề ngoài điềm tĩnh là một trái tim say mê, hết lòng vì công việc.

Bình Phước: Thành lập chi bộ có 20 đảng viên tại doanh nghiệp FDI

Đảng với công nhân -

Bình Phước: Thành lập chi bộ có 20 đảng viên tại doanh nghiệp FDI

Ngày 12/9, Chi bộ Công ty TNHH Long Fa tại Khu công nghiệp Minh Hưng III, thị xã Chơn Thành được thành lập với 20 đảng viên.

Vào Đảng để thấy được trách nhiệm và cống hiến

Đảng với công nhân -

Vào Đảng để thấy được trách nhiệm và cống hiến

“Khi đứng dưới lá cờ Đảng và tuyên thệ, bản thân tôi cảm thấy rất vinh dự và hạnh phúc. Đảng đã cho tôi ý chí và nghị lực để không ngừng rèn luyện, tu dưỡng bản thân, để làm tốt công tác chăm lo đời sống cho anh chị em công nhân lao động” – đó là chia sẻ của đồng chí Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Shyang Hung Cheng (Cụm sản xuất An Thạnh, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương).

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Bình Phước: Chi bộ Đảng đầu tiên gồm 9 đảng viên thành lập trong khu công nghiệp

Đảng với công nhân -

Bình Phước: Chi bộ Đảng đầu tiên gồm 9 đảng viên thành lập trong khu công nghiệp

Ngày 28/8, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Phước tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Chi bộ cơ sở Công ty TNHH Freewell, thuộc Khu công nghiệp (KCN) Bắc Đồng Phú. Đây là chi bộ Đảng đầu tiên thành lập trong KCN.

Lòng kiên định vượt gian nan, dựng xây đời no ấm ở Chư Mom Ray

Đảng với công nhân -

Lòng kiên định vượt gian nan, dựng xây đời no ấm ở Chư Mom Ray

Từ một vùng rừng núi hoang vu vắng bóng người, dải đất biên giới từng là nơi “bom cày, đạn xới” ngày xưa, với sự lao động sáng tạo và lòng quả cảm, kiên định theo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng lớp lớp cán bộ, công nhân Công ty Chư Mom Ray đã cải biến, dựng xây vùng đất hoang vu thành vùng quê xanh thẳm cao su, bạt ngàn hương trái, đời sống công nhân ấm no hơn…

Từ người thợ dè dặt đến công nhân giỏi Thủ đô

Đảng với công nhân -

Từ người thợ dè dặt đến công nhân giỏi Thủ đô

Từ một người thợ dè dặt, sau khi vào Đảng, anh Đỗ Tuấn Tú, công nhân Công ty TNHH Bê tông đúc sẵn và Cơ khí Bình Dương (huyện Đông Anh, Hà Nội) tự tin hơn trong giao tiếp, công việc chuyên môn, có nhiều nỗ lực cống hiến hơn. Gần đây anh được tặng thưởng danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.

Vào Đảng là động lực và để nghiêm khắc hơn với chính mình

Đảng với công nhân -

Vào Đảng là động lực và để nghiêm khắc hơn với chính mình

Không "đao to búa lớn", không hô hào suông, từ khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, anh Nguyễn Tiến Long (công ty TNHH Cơ Nhiệt Điện lạnh Bách khoa) luôn cống hiến cho công ty bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống người lao động.

Gặp người đảng viên công nhân từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối thoại cởi mở

Đảng với công nhân -

Gặp người đảng viên công nhân từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối thoại cởi mở

Vào Đảng khi 27 tuổi, là công nhân làm việc trong ngành mỏ có nhiều cống hiến, từng nhận được nhiều danh hiệu, nhưng với anh Đoàn Văn Lý (SN 1983), công nhân Công ty Cổ phần Than Hà Tu (Quảng Ninh) thì cuộc gặp và được đối thoại cởi mở với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cách nay 11 năm, lại có ý nghĩa quan trọng, là động lực lớn lao để anh nỗ lực cống hiến, trở thành một trong những đảng viên công nhân tiêu biểu trong ngành than.