Ngọc trong lũ
Đảng với công nhân - 24/09/2024 10:10 Đào Tuấn
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ… |
Gọi điện cho anh Thức, Trưởng Công an xã Bảo Ái (huyện Yên Bình, Yên Bái). Sóng điện thoại chập chờn, câu được câu mất. Anh đang trên đường “tiếp tế” đồ đạc vật dụng thiết yếu cho một cô bé.
“Nó gẫy cả chân, cả tay”, bố mẹ thì bận “chạy nương”. “Nó” đang thiếu, đang cần, đang mong, đang chờ. 30km đi về. Trong khi đường trơn chênh vênh, sạt tắc vì sụt trượt, có đoạn phải nhờ người khiêng xe qua.
“Dân trên mình 66% là đồng bào dân tộc thiểu số”. Bão lũ vừa rồi 15 hộ sập đổ nhà hoàn toàn, 15 hộ phải di dời khẩn cấp, 12 hộ thì hư hỏng đến 50% nhà cửa. Và cái đáng lo nhất là lúa ngô hoa màu bị tàn phá hết rồi.
Lo nhất là 1-2 vụ tới chưa thể cấy trồng trở lại khi mà đất đá đổ xuống vùi ruộng nương sâu xuống 1-2m. Với đồng bào “không chỉ đến lúc bão lũ họ mới cần giúp đỡ đâu”. Anh, thật bất ngờ, bỗng nói lời cảm ơn với chúng tôi đã lên với đồng bào.
Chủ tịch UBND xã Phúc Khánh Nông Thế Mạnh nhận tiền hỗ trợ cho bà con Làng Nủ. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. |
Thật ra, phải cảm ơn ngược lại anh mới đúng, vì sự thấu hiểu, đồng cảm với những thiệt hại nặng nề sau lũ của dân. Phải cảm ơn vì việc giúp dân mà anh đang làm một cách lặng thầm. Cảm ơn, cả về cái cách anh coi những người dân trên địa bàn như những người thân yêu ruột thịt.
Lũ lụt lịch sử vừa tàn phá khắp nơi, để lại những tổn thất rất lớn về người và tài sản, cả những “nỗi đau tinh thần” - chữ của Thủ tướng Phạm Minh Chính - cho thân nhân những người còn sống nữa.
Nhưng trong bão lũ, xuất hiện những cán bộ đảng viên thật sự lăn xả, vì dân.
Bữa trước, ở Làng Nủ, nơi chứng kiến nước mắt và nỗi đau, chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh Chủ tịch UBND xã Phúc Khánh ngất xỉu ngay tại hiện trường, được dân quân khiêng vào nghỉ tạm ở bếp sau Nhà văn hóa, nơi đang là sở chỉ huy tiền phương tìm kiếm cứu nạn.
Chủ tịch Mạnh “xỉu”, vì tiểu đường tuýp 2, đến bữa chưa kịp ăn vì quá bận. Nhưng anh bảo “không sao! Khắc tự khỏi thôi”. Như thể “chút xíu vất vả” có là gì đâu so với anh em công an, bộ đội, dân quân đang lội bùn tìm kiếm ngoài kia, có là gì đâu so với đau thương và mất mát của đồng bào.
|
Không hề tự nói về mình, nhưng Mạnh chính là người đã lội bộ 7km, trong khi bão lũ đã làm tê liệt sóng điện thoại, trong điều kiện mưa lũ và đường bị vùi lấp (để tìm được) người có xe máy, để báo về huyện những thông tin đầu tiên về Làng Nủ trong buổi sáng đau thương 10/9.
Trở đi trở lại 17km lội bộ, để rồi suốt từ hôm đó, Chủ tịch xã, cán bộ thôn kiên cường bám trụ hiện trường.
Ở Làng Nủ, có Trưởng thôn Hoàng Văn Diệp, có Bí thư Hoàng Ngọc Xử, những người, gần như đã quên khái niệm thời gian.
Làng Nủ chưa từng xảy ra lũ quét, lũ ống. Hồi bão lũ lịch sử 2008, cũng không có ai bị làm sao. Dẫu vậy, trước bão Yagi, cán bộ thôn đã chia nhau đi xuống từng nhà ven suối, nhắc dân cột nhà, đuổi trâu bò (lên đồi). Bởi chủ yếu là lo gió lo bão. Cũng lo cả ngập nữa. Chứ có ai ngờ. Làng Nủ, ít nhất đã có 5 thế hệ rồi.
Bí thư Làng Nủ Hoàng Ngọc Xử (ngoài cùng, bên phải) phối hợp cùng đoàn thiện nguyện cứu trợ bà con. Ảnh: Văn Quân. |
Anh Xử, tới 8 rưỡi tối ngày 13/9 - chưa một miếng nào vào miệng, vẫn “Ok”- một cách vui vẻ và nhiệt thành dẫn chúng tôi đi tìm “cái Huyền” - cách Nhà văn hóa, nơi đặt sở chỉ huy cứu nạn dễ đến 4-5km.
Ở làng nhà ai, gia cảnh thế nào, khó khăn đói nghèo neo vắng được mất buồn vui ra sao… Xử biết hết. Cứ như thể cả thôn 167 hộ là gia đình của anh vậy.
Cái Hồng - mẹ đơn thân, đi làm thuê ngoài huyện cho người ta, con bị bệnh máu - 14 tuổi rồi mà chưa đi học, tháng nhập viện một lần. Giờ mất sạch nhà cửa. Vợ chồng Hồng đã ly hôn nhưng nó không giận chồng. Nó (chồng cũ) cũng vừa mất cả vợ, cả con…
Còn thôn, vẫn 25 hộ nghèo đó. Sào lúa cấy cả năm chỉ được 2,4 tạ. Không đói, nhưng cũng chỉ đủ ăn.
Anh Xử, tới sáng hôm sau thì cũng gần như mất giọng. Cũng như Trưởng thôn Hoàng Văn Diệp “chân chấm chân phẩy” vì suốt mấy ngày liên tục lội bộ.
Anh Diệp, vừa được đề nghị tặng huy chương. Có xứng đáng không?! Thật ra chẳng cần phải đặt câu hỏi ấy. Cứ nhìn manh áo đẫm mồ hôi, cứ nhìn đôi bàn chân đã sưng phồng, cứ nghe chất giọng đã khản đặc của họ thì biết.
Bí thư Làng Nủ Hoàng Ngọc Xử (bên trái) trao đổi với lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân mất tích tại Làng Nủ. Ảnh: Văn Quân. |
Họ vẫn điềm nhiên làm việc, tận tuỵ, những công việc họ coi là bình thường. Họ vẫn nói về đồng bào như thể đang nói về những người thân yêu. Và làm việc, không phải vì mấy đồng phụ cấp, cũng không đơn thuần vì nhiệm vụ của một cán bộ đảng viên, mà vì tình làng nghĩa xóm. Chẳng phải đồng bào là chung một bọc hay sao?
Đồng nghiệp tôi kể Trưởng thôn Diệp khiêm tốn lắm, thật lắm. Nghe chuyện được đề nghị tặng huy chương hay bằng khen gì đó, Diệp nói: “Mình chưa cứu được người nào”!
Tối dẫn chúng tôi đi tìm dân, vợ Xử gọi hỏi khi nào về nhà. Anh chỉ ngắn gọn: Xong việc tự khắc về.
Bữa chúng tôi bắt tay ra về. Chủ tịch không biết đùa hay thật, bảo: “Bắt tay à! nhưng tay mình từ tối qua chưa kịp rửa”.
Hình như khi đó và chắc không chỉ khi đó, họ đã tạm quên đi thời gian, tạm quên đi gia đình riêng, thậm chí quên đi cả bệnh tật mỏi mệt của bản thân… để lo lắng cho việc làng. Hình như đó cũng là cách để họ có thể gần dân như thế.
Làng Nủ sau thảm họa: Những dấu chân kiếm tìm Dưới cái nắng cháy da, cháy thịt, hay mưa như trút nước, các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 98 (Sư đoàn 316, Quân khu ... |
"Lá chắn thép" của người Làng Nủ Nhiều năm sau này, khi nhắc về Làng Nủ, người ta sẽ nhắc về một bản làng xinh đẹp, nhưng không may phải hứng chịu ... |
Làng Nủ sau thảm họa: Hành trình sưởi ấm những trái tim Đồng bào ở trong và ngoài nước đang hướng về Làng Nủ, sẻ chia mất mát với những người còn sống... |
Tin cùng chuyên mục
Đảng với công nhân - 18/11/2024 16:52
6 trọng tâm tạo phát triển đột phá trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
Trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập vấn đề “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Để làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về vấn đề này, một cuộc hội thảo khoa học quốc gia vừa được tổ chức hôm 15/11, với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập hợp 51 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà lãnh đạo.
Đảng với công nhân - 18/11/2024 14:45
Thống nhất nhận thức về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Sáng ngày 15/11/2024, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học các ban Đảng Trung ương và Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Kết luận Hội thảo của đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.
Đảng với công nhân - 16/11/2024 18:55
Nữ đảng viên gần 30 năm... cầm chổi
“Trong giây phút tuyên thệ dưới lá cờ Đảng, tôi đã không cầm được nước mắt bởi sự xúc động. Vậy là cùng với chồng, tôi đã là đảng viên để làm tấm gương cho con tôi sau này phấn đấu noi theo”, chị Nguyễn Thị Oanh chia sẻ.
Đảng với công nhân - 10/11/2024 20:00
Kỷ nguyên mới và định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Những ngày gần đây nhiều trí thức, đảng viên quan tâm đến một loạt bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm cả về nội dung và cách diễn giải vấn đề. Chẳng hạn, vấn đề lãng phí không phải là mới, nhưng cách đặt vấn đề, cách phân tích và diễn giải về lãng phí làm cho người ta đặc biệt chú ý.
Đảng với công nhân - 04/11/2024 10:09
Để công nhân xa quê, nhưng không rời xa Đảng
Việc lựa chọn đi làm ăn xa của đảng viên là chính đáng nên hầu hết các chi ủy, chi bộ đều quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên có việc làm, ổn định cuộc sống. Từ đây, nhiều cách làm hay trong quản lý đảng viên đi lao động, làm công nhân, làm việc xa nơi cư trú đã được ra đời…
Đảng với công nhân - 18/10/2024 19:32
“Nắng gió công trường đã rèn giũa nên con người tôi hôm nay”
Vẻ bề ngoài là người đàn ông rắn rỏi, dạn dày với nắng gió công trường, vậy nhưng khi chia sẻ về công việc của mình, anh Ngô Văn Nghị - Tổ trưởng tổ kỹ thuật, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại COMA 25 lại như trở thành một người khác - một thanh niên sôi nổi và tràn đầy nhiệt huyết. Đặc biệt khi nói về hành trình của người đảng viên, chúng tôi đã thấy rõ niềm tự hào lấp lánh trong đôi mắt anh.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất