Kỷ nguyên mới và định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Đảng với công nhân - 10/11/2024 20:00 TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh, thiếu niên nhi đồng của Quốc hội
Sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước |
Viện dẫn một loạt “kiểu” lãng phí, Tổng Bí thư Tô Lâm đặt câu hỏi: “Phải có ai chịu trách nhiệm chứ?”! Câu hỏi là nỗi trăn trở của người dân nhiều năm được người đứng đầu Đảng ta nhắc lại như của chính mình nên có sức nặng của niềm tin, sức nặng của tinh thần mới, nhận thức mới, quyết tâm mới!
Tổng Bí thư Tô Lâm truyền đạt tại Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp 3). Ảnh: Đăng Khoa. |
Phải chăng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực cần bổ sung thêm nội dung: Phòng chống lãng phí? Vấn đề tinh gọn bộ máy cũng không phải là vấn đề mới. Nhưng cách đặt vấn đề của Tổng Bí thư Tô Lâm làm cho ai cũng hiểu và quyết tâm: Khó mấy cũng phải làm vì “70% thu nhập quốc gia để nuôi bộ máy thì còn đâu nguồn lực đầu tư phát triển?”.
Cách đặt vấn đề, cách diễn giải cởi mở, chân thành, thuyết phục, truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vào cuộc “chấm dứt chuyện cũ nói mãi”. Cả xã hội cảm nhận luồng khí mới trong Đổi mới. Một trang mới trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển của đất nước.
Một số người cho rằng kỷ nguyên mới, thiên niên kỷ mới phải bắt đầu vào năm 2000. Đúng! Năm 2000 là mốc thời gian cả loài người bước sang thiên niên kỷ mới, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, đó chỉ là mốc thời gian chung cho tất cả, không phải là dấu mốc của trình độ phát triển.
Việt Nam vào năm 2000 chưa đạt tới quy mô kinh tế lớn thứ 34 thế giới, chưa có vị thế quốc tế cao như hôm nay…, chưa thể nói về kỷ nguyên mới được!
Tổng Bí thư Tô Lâm đã giải thích khá rõ trong cuộc trao đổi chuyên đề với Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. “Kỷ nguyên thường được sử dùng để phân chia thời gian trong lịch sử theo sự những biến cố lớn, hoặc có sự thay đổi căn bản trong đời sống chính trị hay khoa học, công nghệ, môi trường. Ví dụ: Kỷ nguyên công nghiệp, Kỷ nguyên thông tin, Kỷ nguyên Kỹ thuật số…”.
Nghĩa là nó bắt đầu từ cấp độ mới của sự phát triển có ý nghĩa thời đại, có ý nghĩa toàn cầu hoặc có ý nghĩa của một quốc gia dân tộc.
Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Kỷ nguyên vươn mình hàm ý tạo sự chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, tích cực, nỗ lực, nội lực, tự tin vượt qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện khát vọng, vươn tới đạt mục tiêu, đạt được những thành tựu vĩ đại. Kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu”.
Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ làm rõ khái niệm kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ta mà còn nhấn mạnh mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Đột phá về kết cấu hạ tầng gắn với chuyển đổi số, công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo để hướng tới nền kinh tế tri thức là một trong những ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Lê Hà. |
Điều đặc biệt cần hiểu là nói về kỷ nguyên mới không phải là để nói mà là để làm, để “tạo sự chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, tích cực, nỗ lực, nội lực, tự tin vượt qua thách thức, vượt qua chính mình”.
Vượt qua chính mình là cách đặt vấn đề hết sức nghiêm túc của người đứng đầu Đảng ta.
Vượt qua chính mình đối với một con người đã khó, đối với một Đảng, một dân tộc đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, xây dựng đất nước đạt những thành tựu phát triển mà cả thế giới nể phục là điều còn khó khăn hơn nhiều.
Khó như vậy mà không hành động quyết liệt, mà không nỗ lực mạnh mẽ, dứt khoát thì làm sao vượt “cái bẫy” phát triển trung bình. Mà đã rơi vào “cái bẫy” này thì nói kỷ nguyên mới làm gì?
Rõ ràng, đất nước đang có vận hội mới về phát triển, nhưng cũng có vô vàn thách thức đang chờ đợi, không đổi mới quyết liệt, không hành động quyết liệt, cứ tự ru ngủ trên thành tích cũ, cách làm cũ làm sao có thể vượt qua chính mình?
Đây là vấn đề lớn, câu hỏi lớn có tính thời đại về kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam.
Với tinh thần nói đi đôi với làm, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra 7 định hướng chiến lược khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới.
Điều tôi tâm đắc nhất là định hướng thứ nhất: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Tôi cho rằng nó không chỉ là thứ tự của các định hướng, mà nó là tư duy và hành động “vượt qua chính mình”!
Nếu cứ “năm ì trên cành nguyệt quế” rằng Đảng đã từng lãnh đạo cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác thì chỉ cần kiên trì, giữ vững điều đó là sẽ có “thắng lợi tiếp theo” thì làm sao “vượt qua chính minh” để bước vào kỷ nguyên mới được.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng chính là “vượt qua chính mình”, là việc cần triển khai đầu tiên vì Đảng ta là Đảng cầm quyền. Người cầm lái phải “vượt qua chính mình” mới cầm lái con thuyền bước vào kỷ nguyên mới được.
Với tư duy hành động như vậy, người đứng đầu Đảng ta đã chỉ thẳng những hạn chế của cách thức cũ. Nhất là “bệnh bàn giấy”, “bệnh nghiện họp”, hai thứ bệnh đã được các nhà tiền bối cách mạng Lênin và Hồ Chí Minh chỉ trích lúc đương thời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Chống nạn giấy tờ” đăng trên Báo Nhân Dân số 170, ngày 6 tháng 3 năm 1954, có nghĩa là trong thời gian ta đang triển khai chiến dịch “Điện Biên Phủ”, chứng tỏ sự quan trọng của vấn đề.
Người viết: “Nạn giấy tờ đã làm tổn hao công của nhân dân, nó cũng làm hỏng tư tưởng và tác phong của cán bộ… là mẹ đẻ ra tham ô, lãng phí”.
Thiết nghĩ không còn lời nào để nói thêm về tác hại của “nạn giấy tờ”! Vậy thực trạng hiện nay về “nạn giấy tờ" ra sao?
Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: “Tình trạng ban hành nhiều văn bản, một số văn bản còn chung chung, dàn trải, trùng lắp, chậm bổ sung, sửa đổi, thay thế. Một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ, hoặc đã thể chế nhưng không khả thi”.
Với tình trạng các văn bản Nghị quyết nhiều và dài đến mức người “trong cuộc” cũng khó nhớ nổi tên của nó thì Tổng Bí thư phải đưa nó lên hàng thứ nhất những việc cần làm ngay là điều dễ hiểu.
Tổng Bí thư yêu cầu: “Nghị quyết của các cấp ủy, tổ chức Đảng phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu, sẽ thực hiện, xác định đúng, trúng yêu cầu, nhiệm vụ, con đường, cách thức phát triển của đất nước, của dân tộc, của từng địa phương, của từng bộ, ngành, phải có tầm nhìn, tính khoa học, tính thực tiễn, thiết thực và khả thi, tạo sự phấn khởi, tin tưởng, kỳ vọng và động lực thôi thúc hành động của cán bộ, đảng viên, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và nhân dân thực hiện Nghị quyết của Đảng”.
Thời kỳ mới, tình hình mới thay đổi tư duy và hành động để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển, nhằm hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường là một đòi hỏi cấp bách. Ảnh: Lê Hà. |
Ngoài yêu cầu ngắn gọn, súc tích…, Tổng Bí thư nhấn mạnh đến 4 chữ dễ: “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu, dễ thực hiện” bởi nghị quyết là để làm, để toàn Đảng, toàn dân thực hiện chứ không phải “để cho có đầy đủ theo kế hoạch”!
Tổng Bí thư không chấp nhận tình trạng “cải cách hành chính, đổi mới phong cách. Lề lối làm việc trong Đảng còn chậm, hội họp vẫn nhiều”. Và yêu cầu “đưa nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống; đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cơ sở Đảng, đảm bảo hoạt động chi bộ thực chất, hiệu quả”.
Những yêu cầu rất thiết thực, đều bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống hiện nay. Họp mà hình thức, không thiết thực, không mang lại hiệu quả thì họp làm gì? Họp không những “tổn hao công của nhân dân” mà còn làm hỏng cả tư tưởng tiên phong gương mẫu của Đảng.
Nhà thơ Xô Viết nổi tiếng V. Mayakovsky đã từng chỉ trích bằng bài thơ “Những người loạn họp” với cách diễn tả “khủng khiếp”: “ Một ngày/ Chúng tôi/ họp hai chục bận/ Họ phải đi hai cuộc họp một lần/ Biết tính sao đành cắt đôi thân/ Ở đây một nửa đến ngang hông/ Còn nửa kia/ Đi họp hành nơi khác” để rồi ông ước mơ: “Được họp thêm một cuộc/ Để tìm phương thanh toán/ Những cuộc họp trên đời”!
Phân tích một vài khía cạnh của một bài trao đổi chuyên đề với cán bộ nguồn Đại hội XIV của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới và định hướng thứ nhất - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng - để hiểu về những trăn trở của người đứng đầu Đảng ta, để chính mỗi chúng ta, mỗi đảng viên trong toàn Đảng có dịp nhìn lại mình, nhìn lại tổ chức của mình, chuẩn bị trạng thái tốt nhất bước vào thời kỳ mới.
Thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong thời gian gần đây là những định hướng chiến lược quan trọng, cụ thể và vô cùng thiết yếu của Đảng ta trong thời gian chuẩn bị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng - Đại hội mở đầu kỷ nguyên mới.
Thông điệp của những bài viết không chỉ là trăn trở, là công việc, là lý luận và thực tiễn mà là cảm hứng có tính thời đại.
Người đứng đầu Đảng ta đang truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam!
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ra 4 đặc tính cần có của lãnh đạo thời chuyển đổi số Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nêu 4 đặc tính cần có của lãnh đạo thời chuyển đổi số, trong ... |
Lãnh đạo không cần hiểu sâu nhưng phải "nhạy cảm" với các xu thế công nghệ mới Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, lãnh đạo thì không phải hiểu sâu về công nghệ nhưng phải ... |
Tăng cường, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với tổ chức và hoạt động công đoàn Tạp chí điện tử Cuộc sống an toàn trân trọng giới thiệu toàn văn tham luận về “Đổi mới tổ chức, hoạt động công đoàn, ... |
Để công nhân lao động tin tưởng vào chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng Từ những công nhân lao động trực tiếp chỉ ước mong có việc làm, nhận đủ tiền lương và tham gia mạng xã hội là ... |
Về nơi sáng ngời tinh thần đấu tranh quật cường của CNLĐ dưới sự lãnh đạo của Đảng Phường Bến Thuỷ những ngày tháng 9 rợp bóng cờ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Lê Mao, 93 năm Xô Viết Nghệ ... |
- Công đoàn Trường THCS Hoàng Hoa Thám: Hết mình vì một tập thể gắn kết, yêu thương
- Đồng chí Ngọ Duy Hiểu: "Công nhân đang “khát” về văn hóa trong khi nhà văn hóa để không..."
- Người bảo vệ lạc quan, lan tỏa lối sống tích cực cho mọi người
- Tiền lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội năm 2025 có tăng không?
- Dấu ấn của Đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam tại Hội giảng Nhà giáo 2024: Nỗ lực vì giáo dục nghề nghiệp