Kết nối xúc tiến đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận: cơ hội việc làm cho người lao động địa phương
Kinh tế - Xã hội - 16/11/2024 06:23 TRẦN LƯU
1.337 vị trí việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước |
Bước chuyển mình ngoạn mục
Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí chiến lược nằm trên giao điểm nối liền 3 vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, là điều kiện thuận lợi để mở rộng giao thương và kết nối hợp tác đầu tư phát triển với các trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước.
Tuy nhiên, thời điểm năm 1992 sau khi tách tỉnh, Ninh Thuận được xếp hạng nghèo nhất nhì của cả nước, với cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, điều kiện khí hậu khắc nghiệt khiến việc thu hút đầu tư rất khó khăn…
Hội nghị kết nối xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Tr.L |
Dù vậy, trong 9 tháng đầu năm 2024, Ninh Thuận lần đầu tiên lọt Top 10 địa phương thu hút vốn FDI với mức tăng tới 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,005 tỷ USD. Các dự án tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực như: năng lượng, năng lượng tái tạo, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...
Có được kết quả đó một phần là do thời gian qua, Ninh Thuận đã dành nhiều nguồn lực để xây dựng, cải thiện hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông.
Đơn cử, với tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo thông tuyến đã giúp kết nối dễ dàng Ninh Thuận với TP. Hồ Chí Minh hay với Khánh Hòa; hay dự án đường nối 14km từ cao tốc và quốc lộ 1 thông với Cảng biển tổng hợp Cà Ná.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 khu công nghiệp (KCN) được thành lập, bao gồm: KCN Du Long (407,28ha), KCN Phước Nam (370ha), KCN Thành Hải (78ha). Ngoài ra, tỉnh đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư KCN Cà Ná (827,20ha).
Tại KCN Du Long, hiện đã thu hút được 6 dự án đầu tư với tổng mức hơn 2.000 tỷ đồng. Đặc biệt là sự xuất hiện của các nhà máy lớn thuộc dự án nhà sản xuất đồ chơi trẻ em của Công ty TNHH Innoflow Ninh Thuận xây dựng trên diện tích 8,69 ha đã được đưa vào hoạt động với quy mô công suất gần 10 triệu sản phẩm/năm, giải quyết công ăn việc làm cho gần 5.000 lao động địa phương.
Gian hàng bên lề hội nghị. Ảnh: Tr.L |
Mới đây, Liên doanh nhà đầu tư Daewon Co., LTD (Hàn Quốc), MN-Interfashion LTD (Nhật Bản), và Pairavi Enteprises V1 LLC (Mỹ) vừa được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất vải lông nhân tạo Ninh Thuận.
Trong giai đoạn 1, nhà máy sẽ tạo ra gần 200 việc làm, cung cấp cơ hội việc làm ổn định cho lực lượng lao động địa phương, góp phần vào việc tăng thu nhập và phát triển kỹ năng.
Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Ninh Thuận, đến nay, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút 39 dự án đầu tư thứ cấp, với tổng vốn đầu tư đăng ký 5.248,75 tỷ đồng. Thu hút đầu tư vào các KCN có nhiều tín hiệu khởi sắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Hoạt động của doanh nghiệp trong KCN không chỉ giúp giải quyết việc làm cho người lao động mà còn cung cấp dịch vụ kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương…
Hợp tác đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn lao động tại chỗ
Phát biểu tại Hội nghị kết nối xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam cho biết, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tầm nhìn chiến lược về “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Tr.L |
Ninh Thuận hiện có 55 dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư, trong đó 18 dự án thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch; 14 dự án thuộc lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản; 9 dự án thuộc lĩnh vực năng lượng và năng lượng tái tạo; 9 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và 5 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chính sách mời gọi các nhà đầu tư đến tìm hiểu, mở rộng đầu tư kinh doanh; địa phương cam kết sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động tại địa phương, đảm bảo quyền lợi tốt nhất, khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
Theo ông Nam, những năm qua, TP. Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về số lượng các doanh nghiệp đầu tư tại Ninh Thuận. Hội nghị kết nối xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch lần này là dịp để tỉnh giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư của địa phương, các khu, cụm công nghiệp Ninh Thuận tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư TP. Hồ Chí Minh.
Ông Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Tr.L |
Đồng thời, là dịp để các tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư vào 5 cụm ngành quan trọng của tỉnh: Năng lượng, năng lượng tái tạo; du lịch chất lượng cao; công nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng và thị trường bất động sản...
“Ninh Thuận tha thiết và luôn sẵn sàng chào đón, tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh cũng như có các hoạt động tư vấn, hỗ trợ Ninh Thuận xây dựng, phát triển các lĩnh vực trọng điểm. Chúng tôi mong muốn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sẽ cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận chung tay khai phá những tiềm năng, đưa tỉnh phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; xa hơn là hoàn thành các mục tiêu theo quy hoạch của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt”, ông Nam nói.
Ký kết ghi nhớ hợp tác đầu tư tại hội nghị. Ảnh: Tr.L |
Ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn TTC nhấn mạnh vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, lao động tại chỗ và cho biết Ninh Thuận có nhiều tiềm năng, lợi thế, đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển nếu biết tận dụng. Thị trường lao động Việt Nam chắc chắn sẽ có thể đáp ứng được kỳ vọng trước yêu cầu phục hồi, phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Ông Thành cho rằng: “Sẽ không nhà đầu tư nào tìm đến, nếu như địa phương đó không có được nguồn lao động tại chỗ có tay nghề, hay ngay cả lực lượng lao động phổ thông cũng rất cần. Trên cơ sở đó, việc đào tạo, tuyển dụng lao động tại địa phương cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội bền vững”.
Ông Dương Ngọc Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh dẫn câu nói: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, và khẳng định: Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững thì một địa phương không thể làm riêng lẻ mà phải có sự gắn kết với các tỉnh. Việc mở rộng đầu tư qua các địa phương cũng là cơ hội để phát triển cho chính doanh nghiệp mình, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác phát triển bền vững giữa TP. Hồ Chí Minh và Ninh Thuận.
Ngày 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp cùng UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh. Tại hội nghị, tỉnh Ninh Thuận đã ký kết 13 bản ghi nhớ hợp tác đầu tư (MOU) với các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh... |
Hà Nội cần nhiều lao động dịp cuối năm: tập trung ở nhóm ngành nào? Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội dự báo, dịp cuối năm 2024, ba nhóm ngành gồm dịch vụ - thương mại, chế biến ... |
Đề xuất nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% Ý kiến được đại biểu đưa ra tại hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật việc làm ... |
Đưa thông tin tuyển dụng trực tiếp đến tận các “chân công trường” Ngày 27/10, Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 (Hà Nội) thu hút sự tham gia của 32 đơn ... |
- Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
- Người lao động có thể nghỉ phép gộp 3 năm, tối đa 36 ngày
- Kết nối xúc tiến đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận: cơ hội việc làm cho người lao động địa phương
- Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
- Khách hàng trẻ “chốt” căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences