40 năm vận hành Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

Đời sống - ĐỖ LÂM

Các thế hệ nhà khoa học, cán bộ, viên chức, người lao động Viện Nghiên cứu hạt nhân đã vận hành, khai thác hiệu quả, an toàn Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt suốt 40 năm; được đánh giá là “lò sử dụng hiệu quả nhất trong số các lò có công suất thấp trên thế giới".
40 năm vận hành, khai thác hiệu quả, an toàn Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt
40 năm qua, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã được các nhà khoa học, cán bộ, viên chức, người lao động vận hành gần 70 ngàn giờ. Ảnh: ĐVCC

Đồng lòng làm chủ kỹ thuật

Ông Cao Đông Vũ - Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân cho biết, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt là lò hạt nhân đầu tiên ở Đông Nam Á được người Mỹ xây dựng, hoàn thành tháng 12/1962. Đến năm 1968, người Mỹ đã cho dừng vận hành.

Sau ngày đất nước thống nhất, Liên Xô giúp thiết kế kỹ thuật, khôi phục và mở rộng nâng công suất lò phản ứng. Cuối tháng 3/1984, Lò phản ứng được đưa vào vận hành với công suất 500 kW, gấp 2 lần so với lò trước đây.

“40 năm qua, các thế hệ nhà khoa học, cán bộ, viên chức, người lao động Viện Nghiên cứu hạt nhân đã đồng lòng, chung sức, phấn đấu không ngừng nghỉ xây dựng và vận hành, khai thác hiệu quả, an toàn Lò phản ứng. Đến nay, Lò phản ứng được đánh giá là lò sử dụng hiệu quả nhất trong số các lò có công suất thấp trên thế giới như lời của ông Hans Blix - nguyên Tổng Giám đốc IAEA”, ông Cao Đông Vũ khẳng định.

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân, tháng 2/1985, các chuyên gia cuối cùng của Liên Xô về nước, các nhà khoa học thế hệ đầu của Viện Nghiên cứu hạt nhân đã khắc phục khó khăn, nhanh chóng tiếp cận, làm chủ kỹ thuật, đảm bảo vận hành an toàn, khai thác hiệu quả Lò phản ứng.

40 năm vận hành, khai thác hiệu quả, an toàn Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt
Các nhà khoa học, cán bộ, viên chức, người lao động quản lý, vận hành, khai thác có hiệu quả Lò phản ứng hạt nhân đảm bảo an toàn. Ảnh: ĐVCC

Trong hoạt động nghiên cứu khoa học hạt nhân, Viện Nghiên cứu hạt nhân đã đóng góp đáng kể vào kho tàng kiến thức chung của quốc gia và quốc tế với khoảng 420 công trình khoa học trên các tạp chí quốc gia, 300 công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI/SCOPUS và hàng ngàn báo cáo trong các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước.

PGS.TS Vương Hữu Tấn - nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân chia sẻ rằng: “40 năm trước chúng tôi đã tụ tập về Đà Lạt để tham gia thực hiện Công trình khôi phục và mở rộng Lò phản ứng. Hơn 200 anh chị em với nghề nghiệp khác nhau, quê quán khác nhau, học vấn khác nhau, sở thích cũng khác nhau tụ tập về đây để đi chung một con thuyền hạt nhân.

Từ một cậu sinh viên khi vào Viện Đà Lạt, nhưng với sự giúp đỡ của lãnh đạo, các anh chị em và sự nỗ lực của bản thân, tôi đã trở thành chuyên gia về vật lý hạt nhân, đã từng đứng đầu Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, rồi Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong nhiều năm”.

40 năm vận hành, khai thác hiệu quả, an toàn Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm 40 năm ngày khánh thành công trình khôi phục và mở rộng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Ảnh: ĐVCC

Đồng hành xây dựng và phát triển đất nước

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Cao Đông Vũ, 40 năm qua, Lò phản ứng đã vận hành gần 70 ngàn giờ để phục vụ cho nghiên cứu khoa học, phân tích mẫu, sản xuất đồng vị phóng xạ cho y tế, công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực.

Trung bình trong 30 năm đầu, Lò phản ứng vận hành khoảng 1,3 ngàn giờ mỗi năm, và tăng lên 3 ngàn giờ mỗi năm trong 10 năm gần đây. Đặc biệt, trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19, Lò phản ứng vận hành trên 4,5 ngàn giờ mỗi năm để sản xuất đủ thuốc phóng xạ cho các cơ sở y tế trong nước và hỗ trợ Campuchia.

Cùng với đó, đội ngũ các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu hạt nhân đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, có giá trị ứng dụng thực tiễn cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đơn cử như nghiên cứu công nghệ và điều chế các chất đồng vị phóng xạ, phát triển thành công các công nghệ sản xuất thuốc phóng xạ chẩn đoán và điều trị bệnh như thuốc phóng xạ chứa I-131, Tc-99m, P-32 và một số đồng vị khác.

Nhiều loại KIT đánh dấu phóng xạ dùng trong chẩn đoán bệnh về não, ung thư xương, các bệnh lý về gan mật, bệnh Parkinson giai đoạn sớm, khối u thần kinh nội tiết... đã được nghiên cứu, sản xuất thành công.

Đến nay, đã có 9 loại sản phẩm của Viện Nghiên cứu hạt nhân được đưa vào danh mục thuốc của Việt Nam, được Bộ Y tế chứng nhận đạt "Thực hành tốt trong sản xuất thuốc phóng xạ" WHO-GMP.

Viện Nghiên cứu hạt nhân đã cung cấp khoảng 17,5 ngàn CI thuốc phóng xạ các loại cho các bệnh viện trong nước, phục vụ chẩn đoán, chữa trị cho khoảng 500 ngàn lượt bệnh nhân mỗi năm. Sản phẩm của Viện Nghiên cứu hạt nhân còn xuất khẩu sang Campuchia, giúp nước bạn phát triển ngành y học hạt nhân.

40 năm vận hành, khai thác hiệu quả, an toàn Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt
Công tác diễn tập ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân luôn được quan tâm, đảm bảo an toàn. Ảnh: ĐVCC

Đồng thời các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu hạt nhân còn nghiên cứu chế tạo thiết bị hạt nhân, chế tạo thành công nhiều thiết bị đo đạc, phân tích phóng xạ. Năm 2023, đã chế tạo 2 máy đo độ tập trung I ốt đặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng và bệnh viện NewLife của Lào; nghiên cứu ứng dụng thành công các kỹ thuật điện tử mới như FPGA, DSP để chế tạo các thiết bị điện tử hạt nhân hiện đại, có khả năng tích hợp và nội địa hóa cao.

Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật phân tích hạt nhân và hóa lý, đạt TCVN ISO/IEC 17025; có khả năng phân tích hơn 80 nguyên tố và hợp chất trong các đối tượng mẫu khác nhau với độ nhạy và độ chính xác cao.

Mỗi năm trung bình trên 4 ngàn mẫu các loại được phân tích, phục vụ đắc lực cho việc tìm kiếm khoáng sản, tài nguyên nước, dầu khí, nghiên cứu khảo cổ, đánh giá thổ nhưỡng, ô nhiễm môi trường, kiểm soát chất lượng an toàn lương thực - thực phẩm...

Đội ngũ cán bộ, viên chức Viện Nghiên cứu hạt nhân cũng nghiên cứu, quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường với các phương pháp phân tích có độ nhạy cao, cho phép phân tích được hầu hết các đồng vị phóng xạ tự nhiên và nhân tạo có trong mẫu môi trường. Thực hiện quan trắc phóng xạ trên đất liền cho vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, quan trắc phóng xạ môi trường biển khu vực phía Nam.

Cùng với đó, nhiều nghiên cứu của cán bộ, viên chức Viện Nghiên cứu hạt nhân về công nghệ bức xạ và công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, chọn tạo giống bằng đột biến phóng xạ, đã tạo được nhiều dòng cây có tính vượt trội về năng suất và chất lượng, được ứng dụng vào thực tiễn, góp phần tạo bước đột phá cho nông nghiệp Lâm Đồng. Trong đó có các giống rau, hoa, cây ăn quả, quy trình kỹ thuật nuôi trồng các loại nấm thực phẩm, nấm dược liệu, kỹ thuật nuôi cấy mô các giống hoa, giống lan…

“Viện Nghiên cứu hạt nhân đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba; Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ cho Cụm công trình “Nghiên cứu đảm bảo vận hành an toàn và khai thác hiệu quả Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt” và nhiều giải thưởng khoa học khác”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Cao Đông Vũ chia sẻ.

Video Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm 40 năm ngày khánh thành công trình khôi phục và mở rộng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực ...

Cán bộ công đoàn góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội Cán bộ công đoàn góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội

Cán bộ công đoàn cho rằng, cần điều chỉnh một số quy định trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) để phù ...

Đà Nẵng: Hàng trăm lao động được công đoàn tư vấn pháp luật Đà Nẵng: Hàng trăm lao động được công đoàn tư vấn pháp luật

Khoảng 400 đoàn viên, người lao động tham gia buổi đối thoại, tư vấn pháp luật do LĐLĐ TP Đà Nẵng tổ chức ngày 28/3.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ công nhân viên ngành Điện nhớ thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đời sống -

Cán bộ công nhân viên ngành Điện nhớ thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Dẫu biết quy luật con người là vậy, “Sinh - Lão - Bệnh - Tử” nhưng nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với thế giới người hiền, cảm giác mất mát to lớn cứ quẩn quanh đâu đây với chúng tôi, những người công nhân điện.

Những người thầm lặng trong hành trình chăm sóc sức khỏe nhân dân

Người lao động -

Những người thầm lặng trong hành trình chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trong mỗi bệnh viện, mỗi trung tâm y tế, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh những điều dưỡng viên cần mẫn, không quản ngại ngày đêm để chăm sóc cho từng bệnh nhân.

Bài cuối: Công đoàn hỗ trợ những “người mẹ thứ hai” của trẻ nhỏ

Đời sống -

Bài cuối: Công đoàn hỗ trợ những “người mẹ thứ hai” của trẻ nhỏ

Nghề giáo viên mầm non là một nghề cao quý, được ví như những “người mẹ thứ hai” của trẻ, nhưng đặc thù công việc cũng rất nặng nề, vất vả. Để có thể chăm sóc trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, các cô giáo mầm non phải luôn nỗ lực, chịu khó và dành tình yêu lớn lao cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tại các cơ sở giáo dục mầm non độc lập, do cơ sở vật chất còn khó khăn, số lượng người lao động (NLĐ) ít nên nhiều quyền lợi của các giáo viên mầm non chưa được đảm bảo. Vì vậy, trong năm 2024, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng đã chủ trương thành lập các nghiệp đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở các lớp mầm non độc lập trên toàn thành phố để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho các giáo viên mầm non.

“Mái nhà chung” cho người lao động khu vực phi chính thức

Đời sống -

“Mái nhà chung” cho người lao động khu vực phi chính thức

LTS: Lao động khu vực phi chính thức được hiểu là những người lao động (NLĐ) có việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, thu nhập thấp, không được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác. Vì vậy, có thể coi đây là nhóm yếu thế trên thị trường lao động, có nhiều nguy cơ rủi ro về việc làm, thu nhập. Họ cần được bảo đảm an sinh xã hội bền vững bằng các chính sách của Đảng, Nhà nước, các hoạt động của tổ chức hội, đoàn thể… Thời gian qua, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hết sức sâu sát của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Đà Nẵng luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến NLĐ ở khu vực phi chính thức. Trong năm 2024, bên cạnh các kế hoạch lớn nhằm phát triển đoàn viên trên toàn thành phố thì Ban thường vụ LĐLĐ thành phố Đà Nẵng đã lựa chọn, thí điểm tổ chức Nghiệp đoàn các lớp mầm non độc lập và Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab thành phố Đà Nẵng, nhằm hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ tại các khu vực này.

Vợ chồng luật sư trẻ ở Đà Nẵng gieo hi vọng cho người nghèo

Đời sống -

Vợ chồng luật sư trẻ ở Đà Nẵng gieo hi vọng cho người nghèo

Gần một năm ròng rã, vợ chồng luật sư Mai Quốc Việt và Châu Việt Vương (Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng) đã tìm lại được "danh tính" cho 5 mẹ con chị Thị Miệp (quê quán tỉnh Bình Phước). Khi đã hoàn thành giấy tờ tùy thân, hai vợ chồng luật sư lại tiếp tục giúp các cháu nhỏ đến trường tìm tương lai…Và, họ mong nối dài cánh tay hỗ trợ những người yếu thế!

Biểu dương các phụ nữ điển hình tiên tiến khu vực phía Nam

Người lao động -

Biểu dương các phụ nữ điển hình tiên tiến khu vực phía Nam

Trung tướng Lê Quốc Hùng nhấn mạnh, phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong phong trào toàn dân BVANTQ và đề nghị, mỗi phụ nữ hãy là cầu nối giữa gia đình và xã hội, chủ động tham gia tích cực để phong trào trở thành việc làm thường xuyên, tự giác, chủ động trong mỗi chị em phụ nữ.

Đón xem Talk Công đoàn: “Cứ đi rồi sẽ đến” Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: “Cứ đi rồi sẽ đến”

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 27/07/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đinh Thị Tâm, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Giầy ADORA Việt Nam, Liên đoàn Lao động Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì? Tôi công nhân

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì?

Trường hợp bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật không đúng quy định nêu trên, người lao động có thể tự đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình bằng việc khiếu nại, hòa giải, khởi kiện tòa án, thậm chí có thể tố giác tới cơ quan công an.

Talk Công đoàn: Cán bộ công đoàn làm phóng viên – dễ hay khó? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Cán bộ công đoàn làm phóng viên – dễ hay khó?

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Bá Mạnh - cán bộ Ban Tuyên giáo - Nữ công, LĐLĐ tỉnh Thái Bình.

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 Infographic

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-TLĐ ngày 22/02/2024 về việc tổ chức xét chọn Giải thưởng “Nguyễn Văn Linh” lần thứ IV, năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lựa chọn 10 cán bộ công đoàn tiêu biểu để trao giải thưởng danh giá này.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Video

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Ngày 19/7, Đoàn công tác do đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Nhà tưởng niệm đồng chí tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng.

Đọc thêm

Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn - Tuấn "tim" lại khoác áo blouse: Làm lại từ đầu không bao giờ là quá muộn!

Đời sống -

Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn - Tuấn "tim" lại khoác áo blouse: Làm lại từ đầu không bao giờ là quá muộn!

Khi câu chuyện bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn xin thực hành sau khi ra tù trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của dư luận, thì PGS.TS Nguyễn Thanh Hà - Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị chọn cách im lặng trước báo chí.

Công nhân lao động, doanh nghiệp làm gì để bảo vệ mình trước bệnh bạch hầu?

Đời sống -

Công nhân lao động, doanh nghiệp làm gì để bảo vệ mình trước bệnh bạch hầu?

Sau khi nữ sinh P.T.C. (dân tộc Khơ Mú, trú bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, Kỳ Sơn, Nghệ An) tử vong vào ngày 5/7 do bệnh bạch hầu, ngành Y tế Nghệ An và một số tỉnh đã kích hoạt hệ thống phòng chống dịch. Công nhân lao động, doanh nghiệp làm gì để bảo vệ mình trước bệnh bạch hầu?

Công nhân điện có hơn 40 lần hiến máu cứu người

Đời sống -

Công nhân điện có hơn 40 lần hiến máu cứu người

Khuôn mặt hiền, ít cười, có thể nói là “lạnh”… nhưng rất giàu lòng nhân ái là những gì chúng tôi thường thấy bên ngoài của vị đồng nghiệp sinh ra tại TP Hồ Chí Minh, nhưng lại lớn lên và lập nghiệp tại vùng đất Định Yên, huyện Thạnh Hưng (nay là huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).

Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn - Tuấn "Tim" lại khoác áo blouse: "Và con tim đã vui trở lại!"

Đời sống -

Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn - Tuấn "Tim" lại khoác áo blouse: "Và con tim đã vui trở lại!"

Sau buổi thực hành chuyên môn tại Bệnh viện Hữu Nghị, ông Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) nhận lời phỏng vấn của phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Trường THPT Lê Lợi - đoàn kết, đổi mới, sáng tạo và không ngừng nỗ lực vươn lên

Đời sống -

Trường THPT Lê Lợi - đoàn kết, đổi mới, sáng tạo và không ngừng nỗ lực vươn lên

Được thành lập muộn hơn so với nhiều trường trên địa bàn thành phố Đông Hà, bằng sự nỗ lực, đoàn kết, đổi mới sáng tạo, kế thừa và phát huy truyền thống, Trường Trung học phổ thông (THPT) Lê Lợi đã vươn mình mạnh mẽ và ngày càng trở thành một trong những địa chỉ giáo dục bậc THPT có chất lượng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Cô Nguyễn Thị Kim Thương - giáo viên, lãnh đạo công đoàn giỏi của Trường THCS Tây Sơn

Đời sống -

Cô Nguyễn Thị Kim Thương - giáo viên, lãnh đạo công đoàn giỏi của Trường THCS Tây Sơn

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Thương, Trường THCS Tây Sơn, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng là người rất giỏi trong công tác giảng dạy và hoạt động công đoàn. Cô Thương luôn được đồng nghiệp và mọi người yêu quý như chính cái tên đặc biệt của cô.

Tấm gương người thầy giáo tận tụy, cán bộ công đoàn mẫu mực

Đời sống -

Tấm gương người thầy giáo tận tụy, cán bộ công đoàn mẫu mực

Nằm bên cạnh trục đường xuyên Á, dưới bóng hàng cây xà cừ xanh mát, duyên dáng, một ngôi trường mang tên Trường TH & THCS Cam Thủy (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) có bề dày truyền thống 50 năm. Nơi đây, bao thế hệ giáo viên ngày đêm miệt mài cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” để nền giáo dục quê hương ngày càng khởi sắc. Trong vườn hoa tri thức ấy, không thể không nhắc đến thầy giáo Bùi Đức Hạnh - Chủ tịch Công đoàn nhà trường, một tấm gương giáo viên, cán bộ công đoàn mẫu mực được học sinh tin yêu, đồng nghiệp trân quý và phụ huynh tôn trọng.

Ngân lên những nốt nhạc từ một trái tim nhiệt huyết và đam mê

Đời sống -

Ngân lên những nốt nhạc từ một trái tim nhiệt huyết và đam mê

Trong năm 2023, chỉ sau 5 tháng phát động, cuộc thi sáng tác ca khúc chủ đề “Quảng Trị - Niềm tin và khát vọng” đã thu hút nhiều tác giả trong cả nước tham gia. Qua cuộc thi đã chọn được 12 ca khúc viết về Quảng Trị xuất sắc nhất. Trong đó, có ca khúc “Quảng Trị ngày mai sáng tươi” của thầy giáo Trần Minh Hải, giáo viên Trường THCS Thanh (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã đoạt giải Ba.

Hơn cả “một ngày đến trường là một ngày vui”

Đời sống -

Hơn cả “một ngày đến trường là một ngày vui”

Khẩu hiệu ở mỗi cơ quan, đơn vị trường học hay bất kì ở đâu cũng là điều lí tưởng để động viên, khích lệ tinh thần của tập thể hướng đến. Trường Mầm non A Túc ở xã Lìa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã đề ra khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui - no - sạch”, nhà trường đã biến câu khẩu hiệu thành hiện thực, thậm chí vượt xa khỏi khẩu hiệu đó.

"Con ong" cần mẫn vận động hiến máu cứu người ở Đà Nẵng

Đời sống -

"Con ong" cần mẫn vận động hiến máu cứu người ở Đà Nẵng

Anh Đoàn Văn Hòa – Phó trưởng Ban Tuyên truyền Hội Chữ thập đỏ TP. Đà Nẵng là người có hơn 30 lần hiến máu, đặc biệt có công rất lớn trong việc xây dựng các câu lạc bộ (CLB) máu nóng, vận động hiến máu tình nguyện trên toàn thành phố. Mỗi khi gặp anh, mọi người đều cảm thấy một năng lượng tích cực mạnh mẽ, ví anh như "con ong" chăm chỉ vì cộng đồng mà không bao giờ thấy mệt mỏi.