Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Nỗi lo còn đó

Pháp luật lao động - ĐỖ LÂM

Với sự hỗ trợ, động viên của Công đoàn và chính quyền địa phương, những người lao động thi công đường Kim Đồng (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) vừa có một cái Tết ấm áp hơn, song họ vẫn còn đó nỗi niềm canh cánh khi chưa biết ngày nào được trả nợ lương.

Liên quan vụ việc nợ lương người lao động đã được Tạp chí Lao động và Công đoàn phản ánh, giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất Đà Lạt (Ban Quản lý dự án Đà Lạt) thanh toán số tiền khối lượng công trình đợt cuối cho nhà thầu, nhưng số tiền đến tay người lao động chỉ vỏn vẹn 400.000 đồng mỗi người để ăn Tết.

Trong khi đó nhà thầu đang nợ lương của hơn 30 người lao động từ tháng 8/2023 với số tiền gần 580 triệu đồng.

Nỗi niềm ngày Tết nơi lán trại xa nhà

Phần lớn người lao động xoay xở mọi cách để về quê sum họp cùng gia đình trong dịp Tết. Còn lại 8 người lao động gặp khó khăn, không có điều kiện về quê, phải ở lại lán trại của công trình.

Vụ nợ lương ở Lâm Đồng: Nỗi niềm người lao động
Vợ chồng anh Hoàng Văn Bình - người lao động bị nợ lương ở lại lán trại dịp Tết chỉ biết liên hệ với người thân qua điện thoại. Ảnh: ĐL

Ngồi trong lán trại, anh Tạ Viết Phong (quê huyện Chương Mỹ, Hà Nội) nói phải xa vợ và các con nhỏ để vào Đà Lạt theo công trình này từ đầu năm 2023, hy vọng tích cóp để cuối năm về quê lo công việc lớn của gia đình.

Tại công trình đường Kim Đồng, anh Phong làm Tổ trưởng cốp pha và bê tông. Ngày cao điểm, tổ của anh có hơn chục người lao động làm việc, bởi vậy số tiền mà nhà thầu nợ người lao động thuộc tổ này lên đến hơn 330 triệu đồng.

“Thấy anh chị em lao động bị nợ lương khó khăn quá, trước Tết tôi phải vay mượn khắp nơi, tạm ứng một ít để những người có cha già, mẹ yếu hay con nhỏ được về quê sum họp cùng gia đình. Anh em ở lại cùng cảnh xa nhà thì san sẻ, đùm bọc lẫn nhau vậy”, anh Tạ Viết Phong bày tỏ.

Vụ nợ lương ở Lâm Đồng: Nỗi niềm người lao động
Đường Kim Đồng đã hoàn thành từ lâu, nhưng người lao động vẫn chưa được chủ thầu trả lương. Ảnh: ĐL

Cùng ở trong lán trại còn có vợ chồng anh Hoàng Văn Bình - quê ở Cao Bằng. Họ cho biết làm việc ở công trình đường Kim Đồng từ ngày khởi công đến khi hoàn thành. Số tiền công còn lại của hai vợ chồng anh Bình trên 50 triệu đồng nhưng chưa lấy được nên không có tiền về quê ăn Tết. Những ngày Tết ở lại lán trại, vợ chồng anh Bình chỉ biết trò chuyện với 2 con nhỏ và cha mẹ già yếu ở quê nhà qua điện thoại.

“Vừa qua, cán bộ Liên đoàn Lao động thành phố Đà Lạt đã đến đây thăm hỏi, động viên, tặng quà. Công đoàn còn vận động chính quyền, các đoàn thể và nhà hảo tâm tặng quà Tết cho chúng tôi, mỗi người được tặng 2,4 triệu đồng và nhu yếu phẩm. Tôi gửi hết tiền về quê để cha mẹ lo cho con cái, vợ chồng ở lại tằn tiện cho qua Tết”, chị Kiều - vợ anh Bình, cho biết.

Còn anh Trần Đình Chiến (quê Thanh Hóa) thở dài nói: “Chỉ mong thời gian trôi nhanh, hết Tết tìm xem có việc gì làm kiếm đồng tiền công mà đi thuê nhà trọ. Lán trại này cũng phải tháo dỡ vì công trình đã xong. Đáng ra sẽ tháo dỡ trước Tết nhưng anh em tôi trình bày nên chính quyền cũng thương tình cho gia hạn đến ngày 10 tháng Giêng này”.

Vụ nợ lương ở Lâm Đồng: Nỗi niềm người lao động
Đồng chí Đinh Thị Thùy Dương - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Đà Lạt thăm, tặng quà người lao động ở lại lán trại trong những ngày Tết. Ảnh: ĐL

Và nỗi lo còn đó

Đại diện người lao động, anh Đinh Hải Minh chia sẻ rằng, anh em lao động rất biết ơn công đoàn đã quan tâm, theo sát vụ việc, hỗ trợ người lao động đòi tiền công. Dù họ là lao động tự do nhưng Liên đoàn Lao động thành phố Đà Lạt cũng quan tâm, thăm hỏi, tặng quà Tết.

Anh Minh mong rằng trong thời gian tới công đoàn tiếp tục đồng hành cùng người lao động. Đặc biệt là hỗ trợ giải quyết số tiền 209 triệu đồng bảo hành công trình khi hết thời gian bảo hành, Ban Quản lý dự án Đà Lạt thanh toán cho nhà thầu, số tiền này sẽ đến được tay người lao động như cam kết của Công ty Bắc Hà Đông qua các buổi làm việc.

Qua đây, anh Đinh Hải Minh cũng bày tỏ mong muốn các đơn vị chủ đầu tư cần rà soát kỹ về năng lực của nhà thầu trước khi ký kết hợp đồng thi công. Anh Minh cho rằng nếu để những nhà thầu không đảm bảo năng lực tài chính thi công sẽ ảnh hưởng đến tiền công của người lao động như vụ việc vừa qua.

“Công ty Bắc Hà Đông đã không có khả năng thanh toán số tiền nợ lương người lao động. Chúng tôi chỉ trông chờ vào khoản tiền bảo hành công trình. Biết rằng phải chờ hơn 1 năm nữa và số tiền này cũng chỉ được một phần ba tiền nợ, nhưng lấy được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Cứ theo quy trình thanh toán như đợt vừa qua thì số tiền đó sẽ không đến được tay người lao động, vì tài khoản của Công ty Băc Hà Đông đã nợ xấu, tiền vào là ngân hàng trừ nợ ngay. Chúng tôi tha thiết đề nghị các cơ quan chức năng có hướng giải quyết để người lao động được yên tâm”, anh Đinh Hải Minh nói.

Vụ nợ lương ở Lâm Đồng: Nỗi niềm người lao động
Công văn trả lời anh Đinh Hải Minh của Ban Quản lý dự án Đà Lạt. Ảnh: NLĐ cung cấp

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Đinh Thị Thùy Dương - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Đà Lạt cho biết, dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ của Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng, đơn vị này luôn theo sát vụ việc, đồng hành với người lao động để đòi tiền công.

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Đà Lạt, qua vụ việc này, phía cơ quan quản lý nhà nước về lao động cũng cần quan tâm hơn, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn để người sử dụng lao động thực hiện đúng pháp luật lao động; nhất là trong giao kết hợp đồng lao động, trả tiền công, tiền lương… tránh để xảy ra tranh chấp lao động, khiếu nại mới hướng dẫn, tham gia giải quyết.

“Phía người lao động cũng cần tìm hiểu pháp luật lao động. Phải giao kết hợp đồng lao động trước khi làm việc để đảm bảo quyền lợi của mình, nhất là trong trường hợp có tranh chấp lao động xảy ra.

Theo pháp luật, với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động kèm theo danh sách của từng người lao động”, đồng chí Đinh Thị Thùy Dương nhấn mạnh.

Voice: Anh Đinh Hải Minh – đại diện các tổ, đội thi công công trình đường Kim Đồng.

Thầy cô bị nợ lương và dấu hỏi về công tác quản lý Thầy cô bị nợ lương và dấu hỏi về công tác quản lý

Hàng trăm giảng viên, người lao động tại các trường địa phương đang phải sống trong tình trạng nợ lương tới hơn nửa năm. Có ...

Trường Đại học Quảng Bình nợ lương: giải pháp tháo gỡ khó khăn trước mắt Trường Đại học Quảng Bình nợ lương: giải pháp tháo gỡ khó khăn trước mắt

Liên quan đến vụ hàng trăm viên chức, giảng viên, người lao động (NLĐ) tại Trường Đại học Quảng Bình bị nợ lương, UBND tỉnh ...

Vụ nợ lương ở Lâm Đồng: Mỗi lao động chỉ nhận 400.000 đồng ăn Tết Vụ nợ lương ở Lâm Đồng: Mỗi lao động chỉ nhận 400.000 đồng ăn Tết

Chủ đầu tư vừa thanh toán cho đơn vị thầu thi công gần 290 triệu đồng nhưng mỗi người lao động cũng chỉ được nhận ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Sa thải NLĐ sai căn cứ hoặc trình tự, thủ tục: Phạt lên đến 40 triệu đồng, trả thêm tiền cho NLĐ

Pháp luật lao động -

Sa thải NLĐ sai căn cứ hoặc trình tự, thủ tục: Phạt lên đến 40 triệu đồng, trả thêm tiền cho NLĐ

Việc sa thải NLĐ sai căn cứ hoặc trình tự, thủ tục đều xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.

Người giao hàng, tài xế công nghệ đang chịu thiệt thòi như thế nào khi hành nghề?

Pháp luật lao động -

Người giao hàng, tài xế công nghệ đang chịu thiệt thòi như thế nào khi hành nghề?

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global, hiện nay tài xế công nghệ (vận chuyển Grab, giao hàng tiết kiệm...) chưa có các quyền của người lao động; có rất nhiều ý kiến về việc cần phải bảo vệ quyền lợi của đội ngũ tài xế công nghệ, bởi họ đang là một đội ngũ lực lượng lao động chiếm số lượng rất lớn trong xã hội.

Công ty có được kỷ luật NLĐ khi vi phạm không xảy ra tại nơi làm việc không?

Pháp luật lao động -

Công ty có được kỷ luật NLĐ khi vi phạm không xảy ra tại nơi làm việc không?

Khi áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải NLĐ chỉ áp dụng cho một số trường hợp nhất định, trong đó có những trường hợp hành vi vi phạm được quy định phải xảy ra tại nơi làm việc.

NLĐ, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động nào không được đình công?

Sổ tay pháp luật -

NLĐ, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động nào không được đình công?

Pháp luật quy định những đối tượng nào không được đình công?

Quyền và trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công

Sổ tay pháp luật -

Quyền và trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công

Điều 113 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định rất rõ về quyền và trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công

Ngừng việc do tăng lương: Doanh nghiệp cần chủ động để tránh thiệt thòi

Pháp luật lao động -

Ngừng việc do tăng lương: Doanh nghiệp cần chủ động để tránh thiệt thòi

Một số vụ ngừng việc tập thể gần đây của người lao động đã đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh tăng lương cho công nhân lao động và phải có sớm có thông báo rõ ràng, cụ thể để người lao động yên tâm làm việc…

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì? Tôi công nhân

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì?

Trường hợp bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật không đúng quy định nêu trên, người lao động có thể tự đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình bằng việc khiếu nại, hòa giải, khởi kiện tòa án, thậm chí có thể tố giác tới cơ quan công an.

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì? Tôi công nhân

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì?

Trường hợp bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật không đúng quy định nêu trên, người lao động có thể tự đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình bằng việc khiếu nại, hòa giải, khởi kiện tòa án, thậm chí có thể tố giác tới cơ quan công an.

Talk Công đoàn: Cán bộ công đoàn làm phóng viên – dễ hay khó? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Cán bộ công đoàn làm phóng viên – dễ hay khó?

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Bá Mạnh - cán bộ Ban Tuyên giáo - Nữ công, LĐLĐ tỉnh Thái Bình.

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 Infographic

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-TLĐ ngày 22/02/2024 về việc tổ chức xét chọn Giải thưởng “Nguyễn Văn Linh” lần thứ IV, năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lựa chọn 10 cán bộ công đoàn tiêu biểu để trao giải thưởng danh giá này.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Video

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Ngày 19/7, Đoàn công tác do đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Nhà tưởng niệm đồng chí tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng.

Đọc thêm

Những điều kiện cần có để người lao động sử dụng quyền đình công

Sổ tay pháp luật -

Những điều kiện cần có để người lao động sử dụng quyền đình công

Người lao động cần có những điều kiện nào để sử dụng quyền đình công?

Điều kiện người lao động khởi kiện vụ án tranh chấp lao động cá nhân

Pháp luật lao động -

Điều kiện người lao động khởi kiện vụ án tranh chấp lao động cá nhân

Để khởi kiện vụ án tranh chấp lao động thì người khởi kiện phải đáp ứng các điều kiện theo pháp luật quy định.

NLĐ muốn khởi kiện do tranh chấp khi nghỉ việc thì cần thực hiện các bước nào?

Pháp luật lao động -

NLĐ muốn khởi kiện do tranh chấp khi nghỉ việc thì cần thực hiện các bước nào?

Tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại là yếu tố quan trọng nhất trong hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp về bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động. Những tư vấn từ Luật sư Trần Thế Anh - Công ty Luật TNHH XTVN sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về vấn đề này.

Bị đánh trong thời gian làm việc có coi là tai nạn lao động không?

Pháp luật lao động -

Bị đánh trong thời gian làm việc có coi là tai nạn lao động không?

Người lao động không may gặp tai nạn lao động sẽ được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả.

Tính sai thời gian và tiền lương trợ cấp thôi việc của người lao động: Các mức xử lý

Pháp luật lao động -

Tính sai thời gian và tiền lương trợ cấp thôi việc của người lao động: Các mức xử lý

Người lao động nếu đáp ứng đủ điều kiện nhận trợ cấp thôi việc và không thuộc một trong các trường hợp không được nhận trợ cấp thôi việc, mà người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Cách tính tiền lương và trợ cấp thôi việc theo luật mới nhất

Pháp luật lao động -

Cách tính tiền lương và trợ cấp thôi việc theo luật mới nhất

Thời gian và tiền lương tính trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào là thắc mắc của nhiều người lao động.

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu: Vì sao tòa phúc thẩm tạm ngừng?

Phóng sự điều tra -

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu: Vì sao tòa phúc thẩm tạm ngừng?

Trong vụ án tranh chấp lao động mà công đoàn tham gia bảo vệ quyền lợi của người lao động tại Bà Rịa - Vũng Tàu, phiên tòa phúc thẩm ngày 19/6 tạm ngừng xét xử.

Công ty ký hợp đồng lao động dưới hình thức thông điệp dữ liệu có rủi ro không?

Pháp luật lao động -

Công ty ký hợp đồng lao động dưới hình thức thông điệp dữ liệu có rủi ro không?

Hợp đồng lao động được ký qua phương tiện thông tin điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu có đúng quy định của pháp luật?

Khi thử việc và khi ký hợp đồng chính thức là 2 công việc khác nhau, NLĐ cần làm gì?

Pháp luật lao động -

Khi thử việc và khi ký hợp đồng chính thức là 2 công việc khác nhau, NLĐ cần làm gì?

Thông tin đăng tải về yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và nội dung công việc thực tế mà người lao động (NLĐ) tham gia thử việc có thể khác nhau. Doanh nghiệp chỉ sai khi nội dung công việc theo hợp đồng lao động chính thức khác với thỏa thuận thử việc đã ký.

Phải làm gì khi làm việc chính thức nhưng không được ký hợp đồng lao động chính thức?

Pháp luật lao động -

Phải làm gì khi làm việc chính thức nhưng không được ký hợp đồng lao động chính thức?

Việc không thông báo kết quả thử việc hoặc không ký kết hợp đồng lao động chính thức với người lao động sau khi hết thời gian thử việc là trái pháp luật.