Cán bộ công đoàn góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội
Hoạt động Công đoàn - 30/03/2024 07:47 TRẦN LƯU
Đề xuất Công đoàn có thể khởi kiện doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội |
Hội thảo “Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội tiếp cận dưới góc độ quyền của lao động nữ” diễn ra ngày 29/3 tại TP. HCM, dưới sự chủ trì của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Tr.L. |
Cần tăng quyền lợi về thai sản cho lao động nữ
Đồng chí Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TKG Taekwang Vina (Đồng Nai) cho biết, doanh nghiệp hiện có hơn 33.000 công nhân lao động, trong đó hơn 85% là lao động nữ.
Đồng chí Phúc dẫn quy định hiện nay: "lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội đủ từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi” thì được hưởng chế độ thai sản. Trong khi đó, có rất nhiều lao động nữ mang thai nhưng chỉ đóng bảo hiểm xã hội 5 tháng, dẫn đến nhiều bất cập. Do đó, cần xem xét cho lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo tỉ lệ phần trăm số tháng họ đã tham gia bảo hiểm xã hội.
Đồng chí Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TKG Taekwang Vina phát biểu ý kiến. Ảnh: Tr.L. |
Theo đồng chí Đinh Sỹ Phúc, Điều 49 Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định, trong 1 kỳ thai sản người lao động chỉ được nghỉ việc đi khám thai 05 lần. Tuy nhiên trên thực tế, đối với những thai nhi bình thường, bác sĩ thường hẹn 30 ngày tái khám một lần, đó là chưa kể trường hợp thai nhi có vấn đề.
Đồng chí Phúc nói thêm rằng, có những lao động nữ làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy cơ ảnh hưởng về sức khỏe, khả năng mang thai thấp hơn người bình thường. Không ít trường hợp phải cần đến sự hỗ trợ từ thụ tinh nhân tạo, hoặc những thủ thuật y khoa khác… Họ cần thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Do đó, cần bổ sung, tăng thời gian nghỉ việc đi khám thai trong 1 chu kỳ thai sản cho lao động nữ, để tạo điều kiện cho họ nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội, cho rằng: Lao động nữ trong các khu công nghiệp đóng góp rất nhiều cho phát triển kinh tế nhưng mức độ bảo vệ của họ rất thấp.
Theo vị chuyên gia, hạn chế lớn nhất của chế độ thai sản theo quy định của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội là chỉ có người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mới được hưởng chế độ thai sản; trong khi hiện tại, tỷ lệ bao phủ của chính sách này rất thấp, chỉ 30% phụ nữ đang làm việc được hưởng chế độ thai sản.
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương cũng cho rằng quy định chế độ đi khám thai (5 lần) là quá ít, cần phải bảo đảm khám thai cho cả thai kỳ, ít nhất là 9 lần.
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Tr.L. |
“Nóng” chuyện rút bảo hiểm xã hội một lần
Đồng chí Trần Văn Triều - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP. HCM cho biết, theo dự thảo luật Bảo hiểm xã hội, những hộ có đăng ký kinh doanh thì chủ hộ sẽ là người tham gia đóng bảo hiểm. Trên thực tế tại TP. HCM có rất nhiều hộ gia đình mà chủ đứng tên trong giấy phép kinh doanh là chồng, nhưng việc mua bán lại do người vợ quán xuyến. Do đó, chỉ có người chồng tham gia bảo hiểm xã hội còn vợ thì không.
Tại TP. HCM đã xảy ra trường hợp hai vợ chồng ly dị, khi tiến hành phân chia tài sản, tòa án đã không thể phân chia được sổ hưu trí của người chồng, trong khi trong cuộc sống hằng ngày, vợ lại là người lo toan hết mọi thứ. Theo đồng chí Trần Văn Triều, đây là một bất cập cần được xem xét.
Bên cạnh đó, thời gian qua có rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, nợ đóng bảo hiểm xã hội. Khi cơ quan chức năng đến làm việc, các doanh nghiệp này cho biết "không còn khả năng chi trả”. Do đó, theo đồng chí Triều, dự thảo luật cần đưa ra một một hướng giải quyết vấn đề này.
“Từ khoảng cuối năm 2023, có rất nhiều doanh nghiệp tìm đến chúng tôi để cầu cứu, nhờ vận động công nhân không rút bảo hiểm xã hội một lần. Đã có doanh nghiệp một tháng có tới 500 công nhân xin nghỉ việc chỉ để chạy luật rút bảo hiểm xã hội một lần. Chúng tôi đã đến tìm hiểu, công nhân nói rằng nếu bây giờ không rút thì liệu sau này luật có còn tiếp tục thay đổi nữa hay không, rồi quyền lợi của họ sẽ như thế nào? Có người làm việc 19 năm vẫn nghỉ việc để rút. Thậm chí, có người không có nhu cầu vẫn rút. Khi hỏi rút để làm gì, bản thân họ cũng không biết mục đích, họ chỉ trả lời vu vơ là rút để mua điện thoại, sắm xe… rồi tính tiếp”, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP. HCM nói.
Đồng chí Trần Văn Triều - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP. HCM. Ảnh: Tr.L |
Đồng chí Trần Văn Triều dẫn chứng thực trạng và cho biết thêm, trước năm 1995, ở TP. HCM có bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm này để về già mới rút. Do đó, khi người dân làm việc, họ không bận bịu suy nghĩ về chuyện rút hay không. Từ khi có Luật Bảo hiểm xã hội thì việc này bắt đầu thay đổi. Cả hai phương án đều có ưu và nhược điểm khác nhau nên việc chọn phương án nào cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng tham gia đóng góp nhiều ý kiến quan trọng về chế độ chăm sóc con ốm, thủ tục, hồ sơ đề nghị hưởng chế độ cho lao động nữ; tăng thời gian nghỉ của lao động nam khi vợ sinh con; tăng thời gian nghỉ thai sản cho người mẹ mang thai hộ; đảm bảo quyền lợi nghỉ thai sản cho người nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi khi không nghỉ việc.
Bên cạnh đó là các chế độ thai sản dành cho đối tượng đóng bảo hiểm tự nguyện; khoảng cách giới trong thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và cần có những chính sách khác biệt gì để tạo điều kiện hỗ trợ nữ giới, nhằm rút ngắn khoảng cách trong thụ hưởng bảo hiểm xã hội giữa phụ nữ và nam giới?...
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện lần này, và cho biết đất nước chúng ta đang phát triển thì các Luật được xây dựng cũng phải cũng phải tiến bộ, hiện đại để phù hợp với tình hình mới, với phương châm “không đối tượng nào bị bỏ lại phía sau”.
Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, ngoài những nội dung chung, những quy định đặc thù cho nữ, bảo vệ nữ, đảm bảo bình đẳng giới là rất quan trọng, nhất là vấn đề về thai sản, nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần.
Hội thảo lần này, các đại biểu đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, giá trị từ thực tiễn; qua đó góp phần đưa ra những đề xuất hoàn thiện dự thảo luật, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
Công nhân xử lý rác ở Huế vừa nhận quyền lợi bảo hiểm xã hội sau nhiều năm bị "treo" Sau nhiều năm bị thiệt thòi quyền lợi vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, đến nay toàn bộ công nhân lao động của ... |
Góp ý về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội để tăng quyền lợi cho lao động nữ Những ý kiến của công đoàn nhằm đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội phù ... |
Đà Nẵng: Hàng trăm lao động được công đoàn tư vấn pháp luật Khoảng 400 đoàn viên, người lao động tham gia buổi đối thoại, tư vấn pháp luật do LĐLĐ TP Đà Nẵng tổ chức ngày 28/3. |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 11/12/2024 16:08
Những chuyến xe nghĩa tình của Công đoàn May 10
Để tạo điều kiện cho đoàn viên khó khăn về quê ăn Tết, những chuyến xe nghĩa tình ấm áp của Tổng Công ty May 10 đã trở thành một chương trình ấn tượng, ý nghĩa.
Hoạt động Công đoàn - 11/12/2024 07:53
Nữ thủ lĩnh công đoàn tận tâm vì người lao động
“Hạnh phúc là được mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người lao động” là phương châm của chị Phạm Thị Minh Nguyệt - Chủ tịch Công đoàn Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn).
Hoạt động Công đoàn - 10/12/2024 16:30
Thừa Thiên Huế: Hơn 18.000 lượt đoàn viên được chăm lo, hỗ trợ năm 2024
Năm 2024, các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chăm lo, hỗ trợ hơn 18.000 lượt đoàn viên, người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn, với số tiền hơn 11 tỉ đồng; hàng chục ngàn lượt đoàn viên, NLĐ được hưởng lợi từ các chương trình phúc lợi, ưu đãi, giảm giá...
Hoạt động Công đoàn - 10/12/2024 15:50
Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
Tuy chỉ chiếm khoảng 14% dân số, 27% lực lượng lao động nhưng lực lượng công nhân cùng với người sử dụng lao động đóng góp trực tiếp khoảng trên 50,34% giá trị tăng thêm cả nước.
Hoạt động Công đoàn - 10/12/2024 14:15
Công đoàn Vietinbank Đắk Lắk: Chắp cánh cho tinh thần đoàn kết và nhân văn
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh Đắk Lắk không chỉ là một tổ chức kinh doanh tài chính hàng đầu mà còn là ngôi nhà thứ hai của hàng trăm cán bộ nhân viên (CBNV).
Công đoàn - 09/12/2024 20:29
Những “giọt nước mắt hạnh phúc” của cô giáo đang điều trị ung thư
“Nghĩ về công đoàn, nước mắt tôi lại một lần nữa rơi xuống - giọt nước mắt hạnh phúc”. Đó là tâm sự của cô giáo Đỗ Thị Lý, giáo viên Trường Tiểu học thị Trấn Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa), người đang chống chọi với căn bệnh ung thư và luôn nhận được tình thương yêu, đùm bộc từ tổ chức Công đoàn.
- Ngoài lương hưu, trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ từ 1/7/2025
- Ngân hàng số VietinBank iPay "làm mới" trải nghiệm người dùng
- Chọn bất động sản xanh tại nội đô: Dự án đáng sống nhất Tây Nam Linh Đàm
- Tinh gọn bộ máy – một cuộc cách mạng để đất nước vươn mình
- Những chuyến xe nghĩa tình của Công đoàn May 10