18 năm và 1 ngày hay dự án “treo” và trách nhiệm “treo”
Kinh tế - Chính sách - 02/12/2022 18:23 Phạm Xuân Dũng PHẠM XUÂN DŨNG
Vì sao một dự án có nhiều hứa hẹn thay đổi dân sinh như thế lại thành nỗi ám ảnh gần 4 nhiệm kỳ của đa số cơ quan hành pháp? Xin thưa: người dân địa phương khi mới nghe có quy hoạch ga tàu cũng đã từng rất phấn khởi. Nhưng rồi, họ cứ chờ, cứ chờ, hết năm này sang năm khác. Từ chỗ hy vọng, họ chuyển sang hoài nghi và cuối cùng thì quá thất vọng. Không những thế chán ngán và bức xúc. Bởi lẽ chính vì vướng quy hoạch "treo" như vậy mà nhà cửa xuống cấp, hư hỏng cũng không được sửa sang, con cái sinh thêm, khôn lớn cũng không được cơi nới, mở rộng, các công trình dân sinh khác cũng vậy.
![]() |
Ga đường sắt mới được di chuyển lên khu vực Bà Nà - Suối Mơ (huyện Hòa Vang). Ảnh minh họa: Đoàn Nguyên (zingnews.vn). |
Đây là dự án “treo” 18 năm, thời gian đủ để một đứa trẻ từ khi lọt lòng thành một công dân 18 tuổi bước vào Đại học. Nhưng còn nhiều "dự án treo" còn dài hơn thế ở các địa phương khác trên đất nước này như một số dự án ở TP.HCM, Đồng Nai đã 20 năm hoặc dài hơn thế … Mỗi tỉnh thành bình thường có thể có hàng chục dự án “treo” còn ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM có thể lên đến hàng trăm dự án “treo”.
Tìm hiểu vấn đề này sẽ thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến dự án/quy hoạch "treo", cả chủ quan lẫn khách quan. Theo ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc TP.HCM thì: "Có ba nguyên nhân, thứ nhất là quy hoạch lập ra nhưng không xác định được nguồn lực để thực hiện. Thứ hai là chưa có chính sách hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư. Thứ ba là do chủ quan trong quá trình lập và phê duyệt quy hoạch dẫn đến tính dự báo chưa chính xác nên quy hoạch thiếu tính khả thi. Khâu khảo sát ban đầu không chặt chẽ, tài liệu khảo sát bị lạc hậu nên định hướng chưa sát khiến quy hoạch làm ra rồi “treo” đó".
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội phân tích: “Dù nhiều nguyên nhân nhưng suy cho cùng là bắt đầu từ khâu lập quy hoạch. Anh lập quy hoạch nhưng đánh giá, nghiên cứu chưa kỹ, xác định nguồn lực chưa đúng. Ví dụ như ở một khu đô thị đến lúc làm xong hết rồi tự dưng có cái nhà nằm ngang con đường không giải phóng mặt bằng được vì chưa thỏa thuận được giá đền bù. Đấy là những cái mà lúc lập quy hoạch chưa dự báo được”.
Mới đây Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc thị sát các dự án "treo" như: Cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức, Dự án mở rộng giai đoạn 2 Khu Gang thép Thái Nguyên ... và Thủ tướng đã tỏ ra bất bình trước hiện trạng này. Theo Thủ tướng, nguyên nhân là do yếu kém, sai lầm trong các khâu: lập dự án, tư vấn, thẩm định, quyết định đầu tư, tổ chức đấu thầu, đấu giá, ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện. Đặc biệt cần xử lý nghiêm trách nhiệm “treo” với những cơ quan, cá nhân liên quan...
Rõ ràng như chúng ta đã thấy, quy hoạch "treo" gây lãng phí rất lớn nguồn lực đất đai, làm chậm tốc độ phát triển xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống dân sinh và gây bức xúc trong Nhân dân.
Vấn đề là cần tiếp tục một cuộc tổng rà soát trên phạm vi toàn quốc về quy hoạch treo, chỉ ra những nguyên nhân chung và nguyên nhân cụ thể, đồng thời cũng chỉ rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân liên quan. Mặt khác đưa ra giải pháp và lộ trình thực hiện, phân công, phân cấp, phân quyền cụ thể. Nếu những dự án có dấu hiệu tham nhũng đất đai hoặc thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc những sai phạm đến mức phải xử lý mạnh tay thì đề nghị chuyển cho các thanh tra, kiểm tra, tố tụng tiếp nhận và xem xét, xử lý theo quy định.
Có như thế mới giảm thiểu tình trạng dự án "treo", đánh tan những "cục máu đông" trong cơ thể kinh tế để phát triển thông thoáng, lành mạnh và hợp pháp.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Tôi tìm ai, tôi làm gì khi mất việc dĩ nhiên là những câu hỏi của người lao động. Nhưng câu hỏi đó còn dành ... |
![]() “Không thể điều hành thị trường xăng dầu bằng biện pháp hành chính!”. Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rõ như vậy chiều qua khi ... |
![]() Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa trả lời trên Facebook cá nhân câu hỏi của nhiều người mỗi độ ... |
Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Chính sách - 25/03/2023 16:13
Dám nghĩ, dám làm nhưng ai dám chịu trách nhiệm?
Bộ Nội vụ vừa hoàn thành dự thảo nghị định quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Nếu được thông qua và sớm thực thi đây sẽ là cơ sở để những trì trệ lâu nay do sợ trách nhiệm sẽ dần được xóa bỏ. Nhưng liệu có dễ triển khai trên thực tế?

Kinh tế - Chính sách - 24/03/2023 13:08
Tiếp viên vô tình, Vietnam Airlines có vô can?
4 tiếp viên Vietnam Airlines nhận vận chuyển hàng hóa mà trong đó là hơn 11kg ma túy đã được trả tự do vì chưa đủ cơ sở xử lý hình sự, vụ án chấn động này đã được khởi tố và chắc chắn chưa kết thúc. Các cô “vô tình” nhưng liệu Vietnam Airlines có vô can khi tiếp viên, phi công của họ nhiều lần vi phạm cả quy định ngành lẫn luật pháp sở tại?

Kinh tế - Chính sách - 13/03/2023 12:08
Rút bảo hiểm xã hội một lần - đóng chặt, mở toang hay he hé?
Trong khi các cơ quan quản lý đang lo ngại và tìm cách hạn chế người lao động nghỉ việc rút bảo hiểm xã hội một lần vì e ngại tương lai thì người lao động khó khăn lại mong rút càng nhiều, càng nhanh, càng dễ càng tốt! Dường như nghịch lý này sớm cần một điểm chung để “gặp” nhau nhằm đảm bảo quyền lợi hài hòa, nghĩa vụ sẻ chia cho tất cả các bên.

Kinh tế - Chính sách - 11/03/2023 15:03
Một biện pháp tình thế kịp thời và cấp thiết
Đó là nhận định chung của nhiều chuyên gia trước kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải đề nghị lực lượng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hỗ trợ cho công tác đăng kiểm, giúp giảm áp lực cho ngành Đăng kiểm vào thời điểm hiện tại.

Kinh tế - Chính sách - 10/03/2023 13:02
Ai mới cần giải cứu?
Sau bất động sản, ngành Ô tô lại đề xuất Chính phủ gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm 50% lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước để kích cầu! Nhưng đâu mới là nơi cần giải cứu cấp bách nhất để bớt dần những tiếng kêu tương tự?

Kinh tế - Chính sách - 06/03/2023 14:29
Thuốc mới cho ngành Y, chữa chạy tạm thời cho bất động sản
Nghị định mới tháo gỡ khó khăn cho ngành Y và đồng ý nhiều phương thức giãn nợ trái phiếu cho các doanh nghiệp bất động sản từ cấp điều hành cao nhất đang khiến tuần mới có nhiều hi vọng tốt lành hơn. Nhưng chính sách có thông thoáng hơn hay cởi mở thế nào thì con người thực thi cùng phù hợp với thực tế mới có thể giúp mọi thứ tiến triển như mong đợi.
Văn hóa - Xã hội

Sướng trên mạng, khổ ngoài đời

Thua 2 trận, âm 7 bàn và cái khó của huấn luyện viên Troussier

Sim rác tràn lan, nhà mạng không thể vô can

Những bằng đại học vô dụng
Môi trường - Sức khỏe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý

“Cấp cứu trong cấp cứu” cùng lời chúc ngày 27/2

Nữ nhân viên công chứng bị đánh: Cú đạp của sự bất lực!

Bệnh viện kêu cứu và an toàn của bệnh nhân

Công lý cần được thực thi một cách trọn vẹn
Tin nổi bật LAODONGCONGDOAN.VN

Kinh tế - Chính sách - 15/03/2023 14:52
Nghị quyết 30 của Chính phủ về đấu thầu y tế: mừng nhưng vẫn lo

Kinh tế - Chính sách - 13/03/2023 12:08