Viên chức dân số: "Phụ cấp ưu đãi nghề phải 100% mới xứng đáng!"
Đời sống - 19/07/2023 18:09 HỒNG NHUNG
Phụ cấp ưu đãi theo Nghị định 05: Tiếng lòng từ cơ sở |
Đó chính là nguyện vọng của đa số độc giả là viên chức dân số (VCDS) chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn trong tiểu mục Nhịp cầu bạn đọc.
Những ngày qua, cán bộ dân số cả nước đang "nín thở" chờ đợi một quyết định mang tính trọng đại đối với họ - đó là bổ sung họ vào đối tượng thụ hưởng của Nghị định 05. Nhưng, điều họ quan tâm nhất chưa phải là số tiền phụ cấp sẽ được hưởng nếu có tên trong danh sách nâng phụ cấp, mà cái quan trọng nhất họ cần, không gì khác ngoài sự ghi nhận và sự công bằng.
Cán bộ dân số ở An Giang làm công tác chống dịch Covid-19. Ảnh: Tr.L. |
Bổ sung vào đối tượng thụ hưởng là đã thỏa mãn mong muốn "được ghi nhận" của VCDS. Nhưng, trong trường hợp, phụ cấp chỉ được nâng lên 50% hay 70% (mà không phải 100% như cán bộ y tế khác) - theo ý kiến, đề xuất của một số chuyên gia, đại biểu Quốc hội và Sở Y tế một số địa phương thì đối với họ là chưa đảm bảo sự công bằng, thậm chí, còn là sự phân biệt nặng nề.
"Ở trạm y tế, ngoài làm công tác dân số, chúng tôi còn kiêm nhiệm các chương trình khác của trạm như các cán bộ y tế khác. Quan điểm của tôi, cùng làm như nhau phải hưởng ưu đãi như nhau, không có chuyện 30-50-70%, vì đây vẫn là phân biệt đối xử. Nếu mà số tiền chi cho VCDS quá lớn thì mong cấp trên xem xét để chi cho đúng đối tượng thụ hưởng, người tham gia trực tiếp thì không được hưởng còn những người không biết đến chống dịch ngày nào lại nghiễm nhiên hưởng. Thật sự quá bất công", độc giả Nhuận Hoàng thẳng thắn.
Phân tích kĩ hơn điều này, độc giả Thanh Huyền cho biết: "Làm cùng một trạm, khi nhận nhiệm vụ, chúng tôi không bao giờ nghĩ mình là dân số viên thì không phải làm việc của y tế cả, vì cùng ở một cơ quan, việc chia đều nhau, mỗi người phụ trách 2-3 chương trình, 2-3 tiêu chí để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng khi có chế độ đãi ngộ thì lại phân biệt dân số với y tế, nếu tăng lên 50-70% thì vẫn không đảm bảo công bằng, phải chăng nhiệm vụ của chúng tôi không quan trọng, không cần thiết, không cần "giữ chân". Thật tủi... Mong có sự thay đổi trong Nghị định 05...".
Trong rất nhiều ý kiến VCDS gửi về Toà soạn, "sự công bằng" là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất. Đơn cử như ý kiến của độc giả Việt Trung: "Đã xem xét chế độ thì cần phải công bằng, vì thực tế chúng tôi đã hưởng 30% trong khi cán bộ y tế là 40%. Cùng cơ quan với nhau, môi trường làm việc như nhau, có dịch hay không cũng làm như nhau, tại sao họ được 100% còn chúng tôi lại chỉ được xem xét mức 50% hoặc 70%? Đấy là không nói ban đầu Bộ Y tế còn gạt chúng tôi ra, không cho chúng tôi vào diện hưởng phụ cấp. Vậy chúng tôi là gì trong bộ máy y tế cơ sở? Công bằng ở đâu? Mong cấp trên xem xét để có sự công bằng cho VCDS!".
Hay như độc giả Quyên Cao bày tỏ nỗi bức xúc: "Khi dịch bùng phát. Toàn thể ngành Y tế huy động tổng lực. Chúng tôi cũng là nhân viên y tế cơ sở cùng lăn lộn và làm việc như nhau. Không có một ý kiến nào cho chúng tôi được làm ít hơn cả. Vậy tại sao bây giờ, một số ý kiến lại đề xuất cho chúng tôi được hưởng 50 hay 70%? Chúng tôi làm như tất cả mọi người, mọi người 100% thì chúng tôi cũng 100% chứ. Hãy trả cho chúng tôi sự công bằng trong thực hiện chính sách tại Nghị định 05".
"Chúng tôi đấu tranh để đòi hỏi sự công bằng từ các cấp lãnh đạo. Chúng tôi cũng có chuyên ngành y tế như các nhân viên y tế cơ sở khác; cũng phục vụ Nhân dân; vì sức khoẻ của Nhân dân. Ngay từ khi sáp nhập về trung tâm y tế đã có sự chênh lệch phụ cấp ưu đãi nghề 30% với 40% trong bao nhiêu năm qua rồi. Đó đã là một sự thiệt thòi và không công bằng trong chính sách đãi ngộ rồi. Giờ còn phân biệt ra 50 với 70% nữa!", độc giả Phạm Hường nêu quan điểm.
Hiện tại, VCDS ở các xã vùng cao, miền núi đang được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 70%, giả sử nếu được điều chỉnh nâng mức phụ cấp lên 50% hay 70% thì họ sẽ không được gì. Phản ánh thực trạng này, độc giả Thương Giao cho biết: "Điều mà dân số viên cả nước cần là sự công bằng, sự nhìn nhận của cấp trên cho công việc thực tế hàng ngày. Ở xã vùng cao, miền núi dân tộc thiểu số, truyền thông giáo dục sức khỏe đi đầu, tiêm chủng phải đến từng bản, từng nhà chứ người dân không xếp hàng đợi tiêm như ở thành thị đâu. Mình làm ở vùng cao nên mình được 70% rồi, nhưng vẫn muốn trong công việc hay đãi ngộ cũng được cấp trên nhìn nhận không phân biệt là y tế hay dân số, nếu không thì cũng mong cấp trên có công văn chỉ đạo xuống cơ sở phân công công việc rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí việc làm ở y tế cơ sở".
Vĩnh Phúc: Kiến nghị bổ sung đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 05 Trước kiến nghị của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc về việc đề nghị bổ sung đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo ... |
“Cần đề xuất từ Bộ Y tế để viên chức dân số không tủi thân và được ghi nhận công bằng” Liên quan đến những ý kiến, đề xuất cần thiết điều chỉnh, bổ sung đối tượng được hưởng nâng phụ cấp ưu đãi nghề trong ... |
"Nghị định 05 chưa đảm bảo sự công bằng, thiếu đồng thuận" Trong cuộc trò chuyện cùng Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, Phó Trưởng ban Chính sách – Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng