Thứ bảy 11/05/2024 19:35

Viên chức dân số nói về bất cập khi chuyển đổi chức danh nghề

Đời sống - TRẦN LƯU

Cán bộ dân số cho rằng: “Nghị định số 05 đã nói rõ, những viên chức thường xuyên trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng sẽ được hưởng 100% phụ cấp. Vậy tại sao viên chức dân số làm những việc đó mỗi ngày lại không được hưởng?”.

Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã thông tin, ngày 6/8 vừa qua, Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức Chương trình “Cử tri hỏi, đại biểu Quốc hội trả lời” xoay quanh nội dung Nghị định số 05 và những bất cập trong phụ cấp ưu đãi cho cán bộ dân số.

Tại Chương trình, bà Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: Nghị định số 05 là phụ cấp ưu đãi nghề và phải gắn với chức năng nghề. Hiện nay, cán bộ dân số phải làm rất nhiều công việc khác, như: tiêm chủng, dinh dưỡng học đường, truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng… nhưng lại không được hưởng phụ cấp nghề. Lý do là họ không được bổ nhiệm chức danh nghề y tế, mặc dù làm nhiệm vụ chuyên môn y tế. Từ việc bổ nhiệm không đúng chức danh nghề, dẫn đến không được hưởng phụ cấp đúng theo công việc thực tế họ đang làm. Ở đây, các cơ sở y tế đã xem xét phân công và sắp xếp vị trí việc làm chưa đúng với công việc của cán bộ dân số.

Viên chức dân số nói về bất cập khi chuyển đổi chức danh nghề

Cán bộ dân số xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang tuyên truyền chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Ảnh: Tr.L.

Theo bà Hương, các địa phương cần phải khẩn trương làm ngay những việc sau:

Thứ nhất, nếu cán bộ dân số có trình độ chuyên môn y tế, do yêu cầu nhiệm vụ được bố trí các công việc về chuyên môn y tế (chẳng hạn như y tế dự phòng) thì phải khẩn trương xem xét bổ nhiệm chức danh nghề cho họ; để từ đó, giúp họ được hưởng phụ cấp chức danh nghề từ 40% trở lên. Và khi đó trở thành những đối tượng thuộc Nghị định số 05.

Thứ hai, đối với viên chức dân số không có trình độ chuyên môn y tế, nhưng do điều kiện thiếu nguồn nhân lực để bố trí việc làm tại y tế cơ sở thì phải cho họ đi đào tạo nghề chuyên môn. Khi đã được đào tạo thì phải bổ nhiệm chức danh nghề chuyên môn y tế để được hưởng phụ cấp của Nghị định số 05. Tất cả vướng mắc đều nằm ở đó. Phải nói rõ: Nghị định số 05 là phụ cấp ưu đãi nghề chứ không phải phụ cấp phòng chống dịch.

Viên chức dân số nói về bất cập khi chuyển đổi chức danh nghề
Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế trả lời câu hỏi của cử tri về Nghị định số 05 trên Truyền hình Quốc hội. Ảnh: Truyền hình Quốc hội.

Trước trả lời của Thứ trưởng Bộ Y tế, nhiều cán bộ dân số đã bày tỏ sự không đồng tình. Họ nói vấn đề không đơn giản như trả lời của Bộ Y tế và còn rất nhiều bất cập liên quan đến cái gọi là “chức danh nghề”.

Bạn Nguyễn Thị Bích Tuyền (SN 1987) hiện là viên chức dân số hạng 3, Trạm Y tế xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Với mong muốn được gắn bó lâu dài với ngành Y tế để cống hiến, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; năm 2017, Tuyền đã tự bỏ ra kinh phí hơn 50 triệu đồng để học Y sĩ Đa khoa (tại Trường Cao đẳng Y tế An Giang). Sau khi tốt nghiệp (năm 2019), ngoài công tác dân số, mỗi ngày Tuyền còn tham gia vào các công việc chuyên môn y tế như: trực trạm, tham gia khám chữa bệnh tại trạm, tham gia vào công tác phòng chống dịch, hỗ trợ công tác truyền thông tại địa bàn... Cô chấp hành mọi sự phân công điều động của Trưởng trạm y tế xã và luôn cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

“Từ năm 2020 khi dân số và y tế sáp nhập thì đã là một nhà, nên không thể có chuyện, trong một nhà, 7 - 8 người cùng làm việc, chỉ có mình là ở không. Tụi em không tính toán những gì đã cống hiến, nhưng chỉ mong mọi người được hưởng những quyền lợi chính đáng như nhau”.

Tuyền nói và cho biết thêm: “Bây giờ nếu chuyển chức danh nghề y tế thì hồ sơ gồm những giấy tờ gì và nộp đến cơ quan nào? Hơn nữa, như em hiện là dân số viên hạng 3, hưởng mức lương đại học. Nếu chuyển chức danh nghề y tế thì liệu mức lương này có được giữ nguyên hay phải thay đổi”.

Còn chị Ngọc (viên chức dân số ở TP Cần Thơ) phân tích: "Lấy ví dụ mỗi trạm y tế có chỉ tiêu là 6 viên chức y tế và 1 viên chức dân số; và chỉ tiêu đó đã phân bổ đầy đủ hết rồi. Vậy bây giờ, viên chức dân số chuyển chức danh nghề qua viên chức y tế thì liệu có nhận được sự đồng ý, bởi nhân sự đã được sắp xếp đâu vào đấy, họ sẽ làm việc ở đâu sau khi chuyển.

Viên chức dân số nói về bất cập khi chuyển đổi chức danh nghề
Cán bộ dân số An Giang tham gia chương trình truyền thông sức khỏe trong trường học. Ảnh: Tr.L.

Bên cạnh đó, nếu cho viên chức dân số (chưa có chuyên môn y tế) đi học, đào tạo; thì ai là cấp có thẩm quyền xét duyệt cho họ đi học? Trong thời gian họ đi học ai sẽ làm việc thay và kinh phí đi học, đào tạo sẽ do ai lo. Bởi hiện nay, viên chức dân số đều có cuộc sống khó khăn với nguồn thu nhập ít ỏi".

Trưởng phòng Dân số, thuộc Trung tâm Y tế tại một huyện ở tỉnh An Giang nêu thực trạng: “Trước đây, tôi công tác bên y tế dự phòng, bằng cấp là Bác sĩ chuyên khoa I, được hưởng phụ cấp ưu đãi 40% theo chức danh nghề viên chức y tế. Cho tới 4 năm trước, tôi được điều động về làm Trưởng Phòng Dân số. Trong suốt thời gian này, từ bằng cấp đến chức danh nghề của tôi vẫn giữ nguyên. Chỉ có khác một điều là từ công việc chuyên môn y tế đã chuyển sang làm công tác dân số. Và đến nay, tôi vẫn không được hưởng phụ cấp của Nghị định số 05. Như vậy, nếu nói có chức danh nghề chuyên môn y tế thì sẽ được hưởng phụ cấp Nghị định số 05 là chưa thỏa đáng. Như tôi, đã có chức danh nghề y tế, nhưng do làm công việc dân số nên họ vẫn tính như viên chức dân số, có được hưởng đâu”.

Đặc biệt, trong Nghị định số 05 có nêu rõ: “Mức phụ cấp 100% áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới); làm chuyên môn y tế tại trạm y tế xã, phường, thị trấn, phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh, trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương”.

“Như vậy, đã nói rõ những viên chức thường xuyên trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng sẽ được hưởng 100% phụ cấp. Vậy tại sao viên chức dân số làm những việc đó mỗi ngày lại không được hưởng”, vị Trưởng phòng đặt vấn đề.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Đảnh, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ TP Cần Thơ cho biết: "Trên thực tế, cán bộ dân số mỗi ngày đều làm công việc kiêm nhiệm bên y tế dự phòng và y tế cơ sở, nên việc xét hưởng phụ cấp phải tính từ thực tế chứ không thể “trên giấy tờ”. Bây giờ, cán bộ dân số không có bằng chuyên môn y tế thì lấy gì mà chuyển đổi. Nếu đi học, đào tạo sẽ rất mất thời gian, với bao nhiêu tốn kém. Hơn nữa, nếu vì được hưởng phụ cấp từ Nghị định số 05 mà tất cả viên chức dân số đều đi học để chuyển đổi chức danh nghề; vậy ai sẽ làm công tác dân số, chưa kể lúc đó, lực lượng chuyên môn y tế sẽ lại dư thừa".

Tạp chí Lao động và Công đoàn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về nội dung này.

“Cần đề xuất từ Bộ Y tế để viên chức dân số không tủi thân và được ghi nhận công bằng” “Cần đề xuất từ Bộ Y tế để viên chức dân số không tủi thân và được ghi nhận công bằng”

Liên quan đến những ý kiến, đề xuất cần thiết điều chỉnh, bổ sung đối tượng được hưởng nâng phụ cấp ưu đãi nghề trong ...

Bộ Nội vụ nói gì về Nghị định 05/2023/NĐ-CP? Bộ Nội vụ nói gì về Nghị định 05/2023/NĐ-CP?

Nghị định 05/2023/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở ...

Viên chức dân số: Viên chức dân số: "Phụ cấp ưu đãi nghề phải 100% mới xứng đáng!"

"Lúc đi chống dịch không ai bảo chúng tôi làm ít đi, bây giờ nếu chúng tôi được bổ sung vào Nghị định 05 thì ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Đời sống -

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Thời gian qua, Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) luôn đồng hành cùng với Ban Giám hiệu và tập thể nhà trường trong mọi hoạt động; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn.

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Đời sống -

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Với vai trò là người đứng đầu của tổ chức đại diện cho công chức, viên chức, lao động ngành Y tế của tỉnh Quảng Trị, đồng chí Nguyễn Thị Minh Tuyết - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế luôn hành động vì mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Đặc biệt, mỗi việc làm đều thể hiện sự quan tâm, chăm lo đoàn viên, người lao động vào những thời khắc cam go, khắc nghiệt nhất đã không ngừng khẳng định tinh thần đồng đội, tình thân thiết của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn.

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Đời sống -

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Lễ cưới tập thể cho 7 cặp đôi cô dâu chú rể là công nhân lần đầu tiên được Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 5/5 trong bầu không khí ấm áp, xúc động và hạnh phúc ngập tràn.

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Đời sống -

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Sẽ không có gì bù đắp được những nỗi đau tận cùng khi nhiều gia đình mãi mãi mất đi người thân sau tai nạn lao động.

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Đời sống -

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ về ngôi nhà riêng cho gia đình nhỏ của mình.

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Đời sống -

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Song hành với việc vận động học sinh đến trường, học sinh có nguy cơ bỏ học, bằng sự quan tâm cả vật chất và tinh thần, đoàn viên, nhân viên Trường THCS Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) cũng thường xuyên tổ chức các lớp phụ đạo để bổ trợ kiến thức cho các em học sinh người dân tộc thiểu số. “Chúng tôi sẽ không bỏ rơi học sinh nào lại phía sau”, thầy Trần Ngọc Định - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường quả quyết.

Bản tin Công nhân ngày 10/5/2024 Bản tin công nhân

Bản tin Công nhân ngày 10/5/2024

Bản tin công nhân ngày 9/5 gồm những nội dung: Công ty mất hàng, hơn 100 công nhân bị trừ lương. Cảnh báo mạo danh BHXH để thu thập thông tin cá nhân. Rút bảo hiểm một lần vẫn là lựa chọn của người lao động khi mất việc, thôi việc. Cảnh báo giả mạo môi giới việc làm kiểu việc nhẹ lương cao để khống chế, đòi tiền chuộc.

Quy định chấm công và thời giờ làm việc của người lao động Tôi công nhân

Quy định chấm công và thời giờ làm việc của người lao động

Doanh nghiệp quy định về việc chấm công đối với người lao động của doanh nghiệp mình. Thông thường, việc chấm công thường sẽ được thực hiện tại hai thời điểm trong một ngày bao gồm: giờ đi làm và giờ tan ca.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

4 bước để thi trắc nghiệm tìm hiểu "Nghị quyết Đại hội Công đoàn" Infographic

4 bước để thi trắc nghiệm tìm hiểu "Nghị quyết Đại hội Công đoàn"

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động” như sau:
Bản tin công nhân: Đi xuất khẩu lao động 10 năm chưa muốn về, sợ gia đình giục lấy chồng Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đi xuất khẩu lao động 10 năm chưa muốn về, sợ gia đình giục lấy chồng

Bản tin công nhân ngày 9/5 gồm những nội dung: Đi xuất khẩu lao động 10 năm chưa muốn về, sợ gia đình giục lấy chồng; Hơn 3.000 lao động Việt Nam mất tiền ký quỹ do ở lại Hàn Quốc trái phép; Người trẻ nhảy việc: Phải biết lượng sức; 6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu ; từ 1/7/2024...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Người lao động -

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đời sống -

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Gác lại kỳ nghỉ 30/4-1/5, hàng ngàn kỹ sư, công nhân đang miệt mài lao động trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Đời sống -

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 tháng, nữ công nhân chỉ biết than trời.

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Đời sống -

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Khối lượng công việc tương đương ngày thường trong khi tiền lương được chi trả lại cao hơn là lý do khiến nhiều công nhân hăng hái đăng ký đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Người lao động -

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, kéo dài trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những kinh nghiệm khi đi du lịch dưới đây để được an toàn và khỏe mạnh.

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Đời sống -

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Hướng tới mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh, đồng thời góp phần vào mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, một vấn đề quan trọng cần thực hiện đó là chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong những năm qua, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ quá trình này cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi phải có những định hướng giải pháp nhằm giải quyết rốt ráo để công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đời sống -

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đến với miền núi phía Tây huyện hướng Hóa, dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, có một ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Hướng Phùng. Ở nơi đó, có những người thầy, người cô dành trọn cả thanh xuân của mình cho học sinh thân yêu. Khi bước chân đến ngôi trường này, người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cũng như sự ngưỡng mộ trong mỗi chúng ta là một nữ Phó Hiệu trưởng trẻ trung, thân thiện với khuôn mặt phúc hậu, tác phong nhanh nhẹn và đặc biệt là phong cách giao tiếp hết sức chân tình, cởi mở với mọi người.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Đời sống -

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Đời sống -

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu (CPTM&XNK) Việt Hồng Chinh có trụ sở tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị luôn đặt lợi ích của người lao động (NLĐ) lên trên hết.