Vì sao công nhân nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?

Đời sống - TRẦN LƯU

Các ý kiến cho rằng: “Sẽ không ai muốn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”…
Loạt doanh nghiệp muốn giảm mức đóng bảo hiểm xã hội về như năm 2009 11 nội dung lớn trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) Dự thảo Luật BHXH: chốt 2 phương án về chế độ rút BHXH một lần

Không thể chờ lương hưu

Vừa qua, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã được đưa ra để lấy ý kiến trong dư luận. Vấn đề được công nhân lao động đặc biệt quan tâm là phương án rút BHXH. Theo đó, Dự thảo đưa ra 2 phương án rút BHXH một lần.

Phương án một, chỉ nhóm tham gia trước khi Luật có hiệu lực (trước 1/7/2025) mới được rút. Nhóm đóng sau thời điểm này không được rút, trừ người đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài định cư; mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Phương án hai, không phân biệt thời gian đóng, tất cả lao động đóng dưới 20 năm, sau một năm không tham gia hệ thống đều được rút nhưng không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ hưu trí, tử tuất. Số năm còn lại được bảo lưu hưởng chế độ. Phương án này không giới hạn số lần lao động được rút.

Vì sao công nhân nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
Người lao động chờ rút BHXH trên địa bàn TP Thủ Đức trong năm 2022. Ảnh: Tr.L.

Thông tin này lập tức đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều, và gây tác động lớn đến công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp. Ghi nhận tại Công ty TNHH Lạc Tỷ (quận Bình Tân, TP. HCM), doanh nghiệp này có 2.700 lao động đang làm việc. Từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay đã có 36 trường hợp nộp đơn xin nghỉ việc.

Anh Huỳnh Văn Hùng (SN 1989, quê ở Tiền Giang) làm việc tại Công ty TNHH Lạc Tỷ đã 13 năm. Vừa qua, anh Hùng nộp đơn xin nghỉ việc vì lo sợ phương án 1, Luật BHXH (sửa đổi) được thông qua, anh sẽ không thể rút được BHXH một lần.

Vợ chồng anh Hùng đều làm ở Công ty Lạc Tỷ, có với nhau một đứa con nhỏ đang học mẫu giáo. Sau nhiều lần đắn đo, anh Hùng quyết định nộp đơn xin nghỉ việc vào ngày 1/6/2023, rồi anh dắt theo đứa con nhỏ về quê ở Tiền Giang. Hiện tại anh ở nhà phụ giúp gia đình làm vườn để sống qua ngày. Mỗi tháng anh nhận trợ cấp thất nghiệp được khoảng 3 triệu đồng để trang trải cuộc sống.

“Sau khi bàn tính, vợ tôi vẫn ở lại làm việc, vì nếu cả hai người đều nghỉ thì không còn kế sinh nhai, không biết lấy gì mà ăn”, anh Hùng nói và cho biết thêm: “Mức lương căn bản của tôi hiện nay là 9,2 triệu đồng, vừa qua, tôi nộp đơn nghỉ việc là để chờ rút BHXH. Nếu để qua năm và phương án 1 được thông qua, tôi lo sẽ không rút được nữa. Tôi chưa tính ra được số tiền mình rút được là bao nhiêu, nhưng ước chừng cũng trên dưới trăm triệu đồng. Số tiền đó, giúp tôi và gia đình giải quyết được rất nhiều việc. Tui (tôi) tham gia BHXH nhưng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện chờ lãnh lương hưu”.

Vì sao công nhân nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?
Công nhân lao động muốn rút BHXH một lần để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Ảnh: Tr.L.

Tương tự, 12 năm trước, anh Nguyễn Tấn An (SN 1987) rời quê Vĩnh Long lên TP.HCM làm việc ở Công ty Lạc Tỷ. Anh là một trong số 36 trường hợp xin nghỉ việc ở Công ty vừa qua. Như những công nhân khác, anh An cũng muốn nhận trợ cấp BHXH một lần vì lo sợ Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực và phương án 1 được chọn.

Với mức lương cơ bản hơn 8 triệu đồng, thâm niên làm việc 12 năm, anh An nhẩm tính nếu rút BHXH một lần, số tiền anh nhận được sẽ hơn 100 triệu đồng. Theo anh An, anh chọn phương án rút một lần vì thời gian chờ được lĩnh lương hưu quá dài. Hiện nay, đa số công nhân mất việc khi đến 40, 45 tuổi, muốn lĩnh lương hưu phải chờ thêm 15 năm với nữ, 17 năm với nam. Trong thời gian này họ không biết lấy gì để sống nếu không rút bảo hiểm.

“Nhiều người nói, công nhân nghỉ việc chờ rút BHXH là để “chạy luật”, nhưng tôi thấy không có gì sai cả, vì việc này được pháp luật cho phép. Tôi chưa biết phương án nào được chọn nhưng tôi nghĩ người lao động phải nên được rút BHXH, vì về cơ bản, đó là tiền của chính họ. Trong những trường hợp như: tai nạn, bệnh hiểm nghèo… thì số tiền đó đối với chúng tôi thật sự cấp thiết”, anh An nêu ý kiến.

Vì sao công nhân nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
Người lao động ở TP.HCM làm thủ tục rút BHXH. Ảnh: Tr.L.

"Không ai muốn rút BHXH một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ"

Một lãnh đạo Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Lạc Tỷ cho biết, trong 36 trường hợp xin nghỉ việc, đa phần là để chờ rút BHXH một lần. Họ lo sợ nếu để qua năm 2025, Luật BHXH thay đổi, công nhân không rút được số tiền đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

“Tôi làm việc ở Công ty đã 22 năm, từ lúc làm công nhân cho đến lên làm cấp quản lý, cuộc sống của người lao động rất khó khăn. Nhiều lao động làm việc ở Công ty lâu năm, nay họ nghỉ việc, Công ty rất tiếc nhưng không thể giữ họ ở lại được. Sẽ không ai muốn rút BHXH một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”, cán bộ công đoàn này nói.

Cũng theo lãnh đạo này, tình trạng công nhân nghỉ việc chờ rút BHXH đã phát sính ra tình trạng các doanh nghiệp “lách luật” để tuyển dụng lao động. Theo đó, khi công nhân nghỉ việc ở một doanh nghiệp, họ sẽ chờ một năm để được rút BHXH một lần. Trong thời gian này, họ xin việc ở một công ty khác, lúc này doanh nghiệp nhận họ vào làm với tính chất “thời vụ”, không phải đóng BHXH.

Đối với những công nhân đã làm việc lâu năm có tay nghề, họ được doanh nghiệp tính toán, quy ra số tiền đóng BHXH rồi trả thẳng vào thu nhập của công nhân. Với cách làm này, doanh nghiệp vừa có lợi vì không phải chịu gánh nặng đóng BHXH, lại tuyển được công nhân có tay nghề cao, còn người lao động vừa có việc làm, thu nhập trong thời gian chờ rút BHXH.

Vì sao công nhân nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
Đồng chí Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM. Ảnh: L.H.

Hãy đứng dưới góc nhìn của người lao động

Theo LĐLĐ TP. HCM, hiện chưa có thống kê cụ thể, nhưng từ khi xuất hiện Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi); số lượng công nhân lao động nghỉ việc rút BHXH một lần đã tăng so với trước. Đây chưa phải là một “hiện tượng phổ biến”, ồ ạt mà chỉ xuất hiện ở một số doanh nghiệp.

Đồng chí Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM, chia sẻ, thời gian qua các cấp Công đoàn TP đã tích cực tuyên truyền, giải thích để công nhân lao động hiểu rõ về những thiệt thòi hơn khi rút BHXH một lần hoặc để lại.

Trong vai trò người đứng đầu Công đoàn TP.HCM cũng là Đại biểu Quốc hội, từng lắng nghe và góp ý Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi); đồng chí Trần Thị Diệu Thúy, cho rằng: "Giữa hai phương án, nếu lựa chọn, thì phương án 1 sẽ phù hợp, được ủng hộ nhiều hơn. Vì theo phương án này, từ đây đến trước ngày (dự kiến) Dự thảo Luật có hiệu lực, người lao động vẫn được quyền rút BHXH, nghĩa là nó không gây xáo trộn, hoặc tác động tâm lý đến đoàn viên, người lao động. Họ nhận thấy rằng, bản thân mình vẫn có “quyền” được rút theo quy định.

Vừa qua, người lao động nộp đơn xin nghỉ việc, theo tính toán của họ, sẽ vừa đủ thời gian chờ một năm để rút toàn bộ tiền đã đóng. Sau đó họ vẫn kịp tham gia lại thị trường lao động trước thời điểm 2025, tức thuộc nhóm tham gia trước khi Luật có hiệu lực nên sau này vẫn được rút một lần nếu phương án 1 được chọn".

Vì sao công nhân nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?
Doanh nghiệp lo thiếu hụt lao động khi công nhân xin nghỉ việc để rút BHXH. Ảnh: Tr.L.

Theo Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM, vấn đề tuổi hưu đã được quy định tại Luật BHXH (sửa đổi) chúng ta phải chấp nhận và chia sẻ. Bởi không thể có trường hợp nghỉ việc ở năm 40 tuổi lại nhận lương hưu của tuổi 60. Vấn đề đặt ra là những nhóm đối tượng lao động vì lý do bất khả kháng phải nghỉ việc ở tuổi 40 chẳng hạn và sau đó không thể tìm được việc làm khác. Trong thời gian họ chờ tới tuổi hưu cần có những chính sách để hỗ trợ. Vừa qua, Công đoàn TP đã nhận được những ý kiến về vấn đề này và đã có những kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền.

Tại các buổi góp ý cho dự thảo BHXH sửa đổi diễn ra tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng việc thay đổi chính sách BHXH một lần đang tác động lớn đến cả doanh nghiệp và người lao động. Thời gian vừa qua, người lao động vẫn liên tục làm đơn xin nghỉ việc để hưởng BHXH một lần khiến doanh nghiệp lo lắng sẽ biến động lao động.

Mới đây, tại Công ty CP Giày Thiên Lộc (chuyên gia công giày thể thao, Quận 12, TP.HCM), khoảng 500 lao động có ý định xin nghỉ việc để rút BHXH một lần. Sau đó, Công đoàn Công ty đã tổ chức tuyên truyền về chính sách BHXH cho người lao động. Sau buổi tuyên truyền tình trạng công nhân xin nghỉ đã tạm lắng xuống.

"Cần dung hòa lợi ích giữa chính sách và nguyện vọng của người lao động"

Đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết: "Trong thực tế, người lao động luôn có cái nhìn rất thực dụng. Đối với họ tuổi hưu đủ 60 tuổi của nữ và đủ 62 tuổi đối với nam là quá dài. Họ không thể làm việc và đóng BHXH đến tuổi này. Do từ 45 tuổi trở đi, sức khỏe của họ giảm dần, độ linh hoạt và khả năng hoàn thành công việc, sản lượng sản phẩm được doanh nghiệp giao rất hạn chế. Từ đó, đa phần họ đã rời thị trường lao động công nghiệp, không tham gia tiếp tục BHXH được nữa nên nhu cầu hưởng BHXH một lần là rất lớn. Đây chính là mấu chốt của vấn đề, chúng ta cần dung hòa lợi ích giữa chính sách và nguyện vọng của người lao động".

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương cũng cho rằng, đối với 2 phương án trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), chúng ta có thể chọn nền là phương án 1, vẫn chia làm 2 nhóm, nhưng ở nhóm 2 (những người tham gia từ tháng 07/2025) khi chưa đến tuổi hưu cũng phải được hưởng BHXH một lần ở tỷ lệ nhất định.

Theo đó có thể quy định dung hòa cả 2 phương án như sau: Nhóm 1: Tham gia BHXH trước 07/2025, khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu, có dưới 20 năm tham gia BHXH, nếu có nhu cầu hưởng BHXH một lần được hưởng 70% thời gian đã tham gia tính đến thời điểm hưởng (sau 12 tháng nghỉ việc); 30% thời gian chưa hưởng có thể tích lũy cho việc hưởng hưu hoặc cộng vào đợt hưởng sau.

Nhóm 2: tham gia BHXH sau 07/2025, khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu có dưới 20 năm tham gia BHXH, nếu có nhu cầu hưởng BHXH một lần được hưởng 30% thời gian đã tham gia tính đến thời điểm hưởng (sau 12 tháng nghỉ việc); 70% thời gian chưa hưởng có thể tích lũy cho việc hưởng hưu hoặc cộng vào đợt hưởng sau.

Ngoài ra đối với cả 2 nhóm: khi đủ tuổi hưu (chưa đủ 15 năm tham gia); ra nước ngoài định cư và có bệnh nguy hiểm tính mạng sẽ được hưởng BHXH ngay khi đáp ứng một trong ba điều kiện trên (không phải chờ 12 tháng).

Vì sao công nhân nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
Đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương.

Cũng theo đồng chí Bảo Trân, việc rút BHXH một lần có nhiều hệ lụy, như khiến lưới an sinh khó có thể mở rộng nhanh; khi về già những người này có khi không kịp tham gia đủ 15 năm để có lương hưu. Thực tế đã có trường hợp nhiều công nhân nhận BHXH một lần của 05 năm, 10 năm chỉ đủ trả nợ cho 01 năm chờ hưởng (1 năm đó xem như họ tự làm thất nghiệp cho bản thân họ)….

Công đoàn tỉnh Bình Dương kêu gọi người lao động cố gắng an tâm làm việc, ổn định lâu dài để đảm bảo thu nhập. Vì chính sách BHXH không chỉ dành riêng cho vấn đề rút BHXH một lần hoặc là chế độ hưu trí mà còn nhiều chính sách khác nữa, như: bổ sung tầng trợ cấp hưu trí xã hội, hình thành hệ thống BHXH đa tầng; bổ sung đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH; bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện;...

Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục, Công đoàn tỉnh đã chủ động liên hệ với các doanh nghiệp trong tỉnh để tập hợp nhu cầu tuyển dụng, kịp thời thông tin đến các doanh nghiệp trong tỉnh và các công đoàn ngoại tỉnh khu vực Tây Nguyên, miền Tây nơi có nhiều công nhân lao động bị mất việc làm hoặc thiếu việc làm thông qua các kênh thông tin wedsite, mạng xã hội…. để giới thiệu việc làm cho số lao động này. Qua các buổi tuyên truyền, giải thích, công đoàn mong muốn người lao động tiếp tục tham gia BHXH để hưởng lương hưu khi về già.

76% người rút BHXH một lần có độ tuổi từ 20 đến 40

Ghi nhận tại tỉnh Bình Dương, giai đoạn từ năm 2018-2022, mỗi năm trên địa bàn tỉnh này có khoảng 60.000 người rút BHXH một lần, nhưng số người hưởng lương hưu chỉ có 6.738 người, chiếm 0,64% số người tham gia BHXH đến năm 2022 (6.738/1.050.380 người).

Qua phân tích các số liệu cho thấy, độ tuổi nghỉ hưởng BHXH một lần bình quân là 35,81 tuổi đối với nam và 35, 65 tuổi đối với nữ; tập trung đông nhất ở nhóm tuổi từ 20 đến đủ 40 tuổi, chiếm 76% trong tổng số người hưởng BHXH một lần.

Nhóm tuổi này rút BHXH một lần chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu trước mắt cũng như giải quyết áp lực về tài chính như: lập gia đình, nuôi con nhỏ nên muốn hưởng một lần hơn là quan tâm hưởng lương hưu khi về già.

Về tổng thời gian đóng BHXH, bình quân là khoảng 5 năm đối với nam và 6 năm đối với nữ.

Sửa đổi Luật BHXH: cần cân nhắc kỹ lưỡng, tiếp thu ý kiến các bên.
Khi luật bị Khi luật bị "chạy"

Báo chí đưa tin, manh nha một làn sóng nghỉ việc mới nhằm mục đích rút bảo hiểm xã hội một lần để “chạy luật”. ...

Sửa Luật Bảo hiểm xã hội cần đảm bảo quyền lợi của người lao động Sửa Luật Bảo hiểm xã hội cần đảm bảo quyền lợi của người lao động

Các đại biểu thảo luận về báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Bộ ...

FECON và các công ty con nợ bảo hiểm người lao động FECON và các công ty con nợ bảo hiểm người lao động

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, Công ty cổ phần FECON (mã CK: FCN) và các công ty con chậm đóng BHXH, ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát

Đời sống -

Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát

Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%

Đời sống -

Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%

Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản

Đời sống -

Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản

Nhiều người trẻ có xu hướng thay đổi công việc với những lý do như: thử sức môi trường mới, tìm chế độ tốt hơn,... Song, quá trình tìm kiếm công việc mới gặp nhiều rào cản do hầu hết các nhà tuyển dụng ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu cho các ứng viên.

Giá vàng tăng đột ngột trở lại, công nhân có nên mua vào?

Đời sống -

Giá vàng tăng đột ngột trở lại, công nhân có nên mua vào?

Trong bối cảnh giá vàng bất ngờ leo thang, giá liên tục “nhảy múa” mà thu nhập của công nhân lao động còn eo hẹp, liệu đây có còn là lựa chọn tích lũy an toàn và hiệu quả nhất?

Hoa đá Thiên Tân

Đời sống -

Hoa đá Thiên Tân

Chị là Nguyễn Thị Tuyết Vinh, Tổ trưởng Tổ sản xuất Bột đá Dolomit, Phân xưởng 1, Xí nghiệp Chế biến đá xây dựng, thuộc Công ty CP Thiên Tân, đóng ở thôn Thượng Lâm, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Gắn bó từ thuở xuân thì, đến nay chị Vinh đã có gần 30 năm làm khai thác đá, là một trong những “bông hoa đá” lung linh hương sắc giữa vườn hoa đời thường ở vùng cao Quảng Trị.

Người lao động được đá bóng, trình diễn thời trang

Đời sống -

Người lao động được đá bóng, trình diễn thời trang

Từ đầu năm đến nay, Công đoàn và Công ty HBI Huế ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và những buổi chia sẻ cân bằng cuộc sống nhằm tạo môi trường làm việc năng động, gắn kết đoàn viên và người lao động trong công ty.

Cà phê tối: Vòng nguyệt quế của thầy Video

Cà phê tối: Vòng nguyệt quế của thầy

Hay tin thầy Nguyễn Ngọc Duy chuyển công tác, hàng trăm học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Sơn Liên (tỉnh Quảng Ngãi) đã tới vây quanh thầy khóc nức nở.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đối thoại - chìa khóa giải quyết những bức xúc trong công nhân lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đối thoại - chìa khóa giải quyết những bức xúc trong công nhân lao động

Đồng chí Ngô Đức Thắng, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Bắc Giang chia sẻ trong Talk Công đoàn với chủ đề: Đối thoại - chìa khóa giải quyết những bức xúc trong công nhân lao động.

2.400 đoàn viên, người lao động được tặng vé về quê đón Tết Infographic

2.400 đoàn viên, người lao động được tặng vé về quê đón Tết

Ngoài ra, đoàn viên, người lao động đi các chuyến bay, chuyến tàu về quê đón Tết sẽ được nhận thêm các phần quà ý nghĩa.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Những suất ăn sinh viên có “dị vật” Video

Những suất ăn sinh viên có “dị vật”

Sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội đã lên tiếng tố cáo bữa ăn nhà trường trong tuần Giáo dục Quốc Phòng có dùng cơm canh thừa của người trước cho người sau. Đặc biệt, sinh viên cũng chia sẻ hình ảnh những “dị vật” xuất hiện trong các phần ăn.

Đọc thêm

Nghề giáo cần được quan tâm hơn, đề xuất có mức lương xếp cao nhất

Đời sống -

Nghề giáo cần được quan tâm hơn, đề xuất có mức lương xếp cao nhất

Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và hưởng các phụ cấp khác, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm.

Làng Nủ - “địa chỉ đỏ” tình quân dân

Đời sống -

Làng Nủ - “địa chỉ đỏ” tình quân dân

Hôm qua (25/9), các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin về cuộc chia tay giữa lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả bão số 3 với cấp ủy, chính quyền, nhân dân làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã cho thấy giá trị cao đẹp của tình quân dân cá nước và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ thời bình.

Vàng nhẫn vượt mốc 81 triệu/lượng, công nhân liệu có mua được?

Người lao động -

Vàng nhẫn vượt mốc 81 triệu/lượng, công nhân liệu có mua được?

Thời gian gần đây, giá vàng nhẫn liên tục lập đỉnh, lần đầu vượt mốc 81 triệu đồng/lượng. Với mức tăng này, liệu mức thu nhập của công nhân, người lao động có đủ khả năng để mua?

Quảng Nam: Khẩn cấp di dời, ổn định đời sống người dân hai huyện sạt lở núi

Người lao động -

Quảng Nam: Khẩn cấp di dời, ổn định đời sống người dân hai huyện sạt lở núi

Ít nhất 2 ngôi làng với 211 nhân khẩu ở hai huyện Nam Trà My, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam phải di dời khẩn cấp khỏi vùng sạt lở. Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý tình trạng sạt lở, sớm ổn định đời sống người dân.

Làng Nủ sau thảm họa: Hành trình sưởi ấm những trái tim

Đời sống -

Làng Nủ sau thảm họa: Hành trình sưởi ấm những trái tim

Đồng bào ở trong và ngoài nước đang hướng về Làng Nủ, sẻ chia mất mát với những người còn sống...

"Lá chắn thép" của người Làng Nủ

Người lao động -

"Lá chắn thép" của người Làng Nủ

Nhiều năm sau này, khi nhắc về Làng Nủ, người ta sẽ nhắc về một bản làng xinh đẹp, nhưng không may phải hứng chịu trận đại hồng thủy, cuốn trôi tất cả. Ở đó có một Làng Nủ tang thương nhưng vẫn kiên cường, trong gian khó vẫn sáng lên tình người và hy vọng về một tương lai hồi sinh.

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Người lao động -

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Đời sống -

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Đời sống -

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Người lao động -

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.