Thu hút thợ hồ, hớt tóc vào tổ chức Công đoàn
Công đoàn - 10/11/2024 16:33 TRẦN LƯU
Cô bảo mẫu vượt khó nhờ sự bảo vệ và chăm lo của công đoàn |
Khó đòi quyền lợi khi gặp sự cố
Sau nhiều vụ nuôi tôm thua lỗ, năm 2019, anh Võ Đức Quang (quê ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) đã phải lên Bình Dương thuê trọ làm nghề thợ hồ kiếm sống. Đến nay, dù đã lên hàng thợ cứng tay nghề, với mức thu nhập 400.000 đồng/ngày (tương đương 12 triệu đồng/tháng) nhưng anh vẫn không được ký kết hợp đồng lao động, không tham gia bảo hiểm xã hội…
Anh kể, những ngày đầu mới lên Bình Dương, anh chỉ là thợ phụ, phải làm đủ các việc như: trộn hồ, khuân vữa, vác xi-măng... “Nghề thợ hồ phải lang bạt khắp nơi theo các công trình. Làm nghề này trèo cao, vác nặng, “đội nắng, đội mưa” và đối mặt với rất nhiều nguy hiểm. Trong suốt 5 năm theo nghề, tôi đã gặp không ít tai nạn, có lần bị trượt té từ giàn giáo, gãy chân, nằm ở nhà cả tháng”, anh chia sẻ.
Thợ hồ làm việc tại một công trình xây dựng dân dụng ở Bình Dương. Ảnh: N.T |
Do không có hợp đồng lao động, không tham gia bảo hiểm nên mọi chi phí điều trị anh Quang phải tự chịu. “Lần đó cũng may nhà thầu có đến thăm, gửi cho ít tiền nên cũng đỡ”, anh nói.
Những năm qua, vùng tứ giác công nghiệp miền Đông Nam bộ, bao gồm: TP. HCM, Bình Dương, Biên Hòa (Đồng Nai), Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở thành “miền đất hứa” thu hút đông đảo người lao động nhập cư.
Chỉ riêng tại Bình Dương, hiện đã có khoảng 1,2 triệu lao động nhập cư, trong đó có khoảng 80% là công nhân lao động trực tiếp sản xuất tại các nhà máy, doanh nghiệp; còn lại là những lao động tự do, làm đủ các ngành nghề khác nhau, như: đánh giày, phụ hồ, xe ôm… Và anh Quang là một trong số đó.
Hầu hết lao động tự do hiện nay đối diện với nhiều khó khăn. Họ có thu nhập thấp và ít quyền lợi cũng như lựa chọn trong quá trình thương lượng về điều kiện làm việc. An toàn trong lao động cũng không được đảm bảo.
Đặc biệt, với việc không tham gia bảo hiểm xã hội, nhiều người không may bị tại nạn lao động thì trở thành gánh nặng cho gia đình. Các chính sách, mạng lưới an sinh xã hội vẫn chưa bao phủ được hết nhóm người thuộc khu vực này.
Những người thợ làm việc ở trên cao đối mặt với nhiều nguy hiểm. Ảnh: Tr.L. |
Hồi cuối tháng 7 vừa qua, thông tin đôi vợ chồng công nhân làm việc ở Bình Dương phải bồng theo con thơ để đi bộ từ Bình Dương về quê hương ở tỉnh Tuyên Quang do bị chủ "giam lương" thu hút sự quan tâm của dư luận.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều lao động nhập cư làm các ngành nghề tự do, khi đến Bình Dương chỉ đăng ký thông tin tạm trú rất sơ sài. Có người vì nhiều lý do, thậm chí còn không đăng ký tạm trú. Họ theo bạn bè giới thiệu hoặc thông tin tuyển dụng trên mạng đến làm việc tại các công trình xây dựng, đến tối thì ngủ lại công trường. Đến khi xảy ra sự cố bị quỵt lương hay tranh chấp lao động, nên dù rất muốn; cơ quan chức năng vẫn rất khó để hỗ trợ họ…
Công đoàn sẵn sàng chào đón
Xác định lao động tự do là lực lượng lao động dễ bị tổn thương và gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách về an sinh xã hội, các dịch vụ cơ bản tại nơi tạm trú, những năm qua, các cấp Công đoàn Bình Dương đã dành nhiều nguồn lực chăm lo hỗ trợ nhóm đối tượng này.
Ngoài việc thăm hỏi, tặng quà, các cấp công đoàn Bình Dương đã đẩy mạnh công tác thành lập nghiệp đoàn. Tham gia các nghiệp đoàn, người lao động được bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng, đồng thời phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn…
Ngày 11/8 vừa qua, LĐLĐ TP. Thủ Dầu Một đã tổ chức lễ ra mắt nghiệp đoàn xe ôm, nghiệp đoàn thợ xây và nghiệp đoàn thẩm mỹ với tổng cộng 214 thành viên.
Anh Phạm Bá Như, thợ xây ở phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, cho biết: “Trong quá trình làm việc, anh em thường gặp một số khó khăn khi thi công, vậy là đăng lên nhóm Zalo “cầu cứu”. Từ khi có nghiệp đoàn, có chuyện vui, chuyện buồn gì cùng chia sẻ qua nhóm như đại gia đình. Hôm nào thất nghiệp, công trình hết việc cũng lên nhóm nhờ giúp đỡ, nhờ đó mà công việc đều hơn trước, thu nhập cũng cao hơn”.
Lễ ra mắt Nghiệp đoàn xe ôm, Nghiệp đoàn Thợ xây và Nghiệp đoàn Thẩm mỹ tại TP. Thủ Dầu Một. Ảnh: CĐCC. |
Trước đó, ngày 30/05/2024, LĐLĐ thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ công bố quyết định kết nạp đoàn viên và ra mắt Nghiệp đoàn Vé số phường Mỹ Phước. Động thái này diễn ra sau thời khảo sát, nắm tình hình, số lượng lao động tự do bán vé số kiến thiết trên địa bàn.
Theo LĐLĐ tỉnh Bình Dương, Nghiệp đoàn là một trong những loại hình công đoàn cơ sở đã được quy định trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam; tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, theo địa bàn hoặc theo đơn vị sử dụng lao động.
Sau khi tham gia vào nghiệp đoàn, tổ chức Công đoàn sẽ giúp các đoàn viên có thể tiếp cận các chiều an sinh xã hội, sẽ có những hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp; là cầu nối để có những đề xuất với doanh nghiệp xem xét, hỗ trợ kịp thời cho người lao động - nhất là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồng thời, nơi đây người lao động có sinh hoạt trao đổi với nhau, hỗ trợ nhau trong công việc, cuộc sống.
Đồng chí Nguyễn Kim Loan – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, cho biết: Hiện nay tại địa phương có một lực lượng lớn lao động tại khu vực phi chính thức, lực lượng này rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế.
Việc thành lập nghiệp đoàn cơ sở, kết nạp đoàn viên, trước hết là để phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau về nghề nghiệp, khi gặp khó khăn, hoạn nạn; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và giúp người lao động có chỗ dựa, từng bước tham gia vào các hoạt động có tổ chức.
“Bình Dương hiện có hơn 1 triệu lao động nhập cư. Với đặc thù là tỉnh công nghiệp, Bình Dương luôn xem công nhân lao động là chủ thể, trung tâm trong định hướng phát triển. Thời gian qua, LĐLĐ tỉnh đã huy động và dành rất nhiều nguồn lực để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân lao động (nhất là lao động nhập cư) để giữ chân họ, tiếp tục gắn bó, đóng góp cho sự phát triển của tỉnh. Trong mọi nỗ lực, chúng tôi sẽ không để công nhân lao động nào lâm vào cảnh túng quẫn”, đồng chí Nguyễn Kim Loan nói.
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương nhấn mạnh: “Bình Dương luôn chào đón và tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động nhập cư đến làm việc. Để đảm quyền lợi tốt nhất của mình, chúng tôi kêu gọi và mong muốn người lao động nhập cư khi đến Bình Dương làm việc hãy liên hệ với tổ chức Công đoàn thông qua đường dây nóng: 088 9287287; hoặc kênh Fanpage của công đoàn Bình Dương để được hỗ trợ mỗi khi có sự cố xảy ra”.
Trong thời gian tới LĐLĐ tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, tuyên truyền, vận động người lao động tại khu vực phi chính thức tham gia nghiệp đoàn cơ sở với phương châm "Nơi đâu có người lao động, ở đó có tổ chức Công đoàn".
Cần quy định rõ công đoàn là ủy quyền đương nhiên bảo vệ người lao động trước tòa Luật Công đoàn cần quy định rõ, công đoàn là đại diện đương nhiên đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động trước ... |
Bảo vệ sơn ô tô với phim 3M PPF: Xu hướng hay lựa chọn thông minh? Với công nghệ phim bảo vệ sơn PPF từ những nhà sản xuất danh tiếng như 3M, lớp sơn xe nguyên bản có thể được ... |
Long An: Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động trong 27 vụ án Trong 10 tháng đầu năm 2024, các cấp Công đoàn tỉnh Long An tổ chức 50 cuộc tư vấn, tuyên truyền pháp luật lưu động ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 13/11/2024 07:58
Những liều thuốc tinh thần hỗ trợ bệnh nhân ung thư
Tôi là đoàn viên Công đoàn Ban Quản lý chợ Bến Thành (TP. Hồ Chí Minh). Cách đây 5 năm, bác sĩ kết luận tôi bị ung thư. Cuộc sống đảo lộn, sự sợ hãi, lo lắng về tinh thần và áp lực điều trị bệnh đã khiến tôi kiệt quệ. Nhưng cũng chính những ngày tháng đó, công đoàn giúp đỡ tôi từ vật chất đến tinh thần. Đặc biệt đã tổ chức những sân chơi bổ ích giúp những người mất hết niềm tin lấy lại ý nghĩa, động lực sống.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 13/11/2024 06:38
6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc hưởng BHXH một lần từ tháng 7/2025
Theo Luật BHXH năm 2024, có 6 trường hợp người lao động vừa đủ điều kiện hưởng lương hưu vừa đủ điều kiện hưởng BHXH một lần thì sẽ được phép lựa chọn.
Hoạt động Công đoàn - 12/11/2024 13:02
Sỹ quan trẻ có nhiều sáng kiến góp phần cải thiện kỹ thuật nhà máy
Người sỹ quan trẻ Trần Văn Huỳnh- Phòng Kỹ thuật Công nghệ, Nhà máy Z151 (Sơn Tây, Hà Nội) là cán bộ nhiệt huyết với nghề. Bằng nỗ lực của mình, anh có nhiều sáng kiến được áp dụng vào thực tiễn, góp phần cải thiện kỹ thuật nhà máy.
Hoạt động Công đoàn - 12/11/2024 07:43
Công đoàn như người thân giúp cô giáo vượt qua nghịch cảnh
Cô Nguyễn Trần Hoàng Kim - giáo viên môn Ngữ văn Trường THCS Nguyễn Vĩnh Nghiệp (phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP. Hồ Chí Minh) là người có cuộc đời không suôn sẻ. Nỗi đau mất chồng chưa nguôi ngoai thì cô nhận được tin mình bị ung thư. Trong thời gian này, cô nhận được sự yêu thương, đùm bọc như người thân của tổ chức Công đoàn, điều đó như liều thuốc tinh thần để cô vượt qua bạo bệnh.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 12/11/2024 06:31
Năm 2025, lao động nào thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn?
Ngày 19/9/2024, Tổng Liên đoàn Lao động có Quyết định 1754/QĐ-TLĐ ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2025 hướng dẫn thu chi kinh phí công đoàn cơ sở 2025, trong đó có hướng dẫn thu chi kinh phí công đoàn (KPCĐ) cơ sở năm 2025.
Hoạt động Công đoàn - 11/11/2024 15:51
Vượt lên từ số phận không may mắn, quyết tâm hoạt động thiện nguyện để sống ý nghĩa hơn
Chị Bế Thị Thắm - đoàn viên Công đoàn Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH, THCS Khánh Long (Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) có số phận không may mắn. Nhưng bằng nghị lực của mình và sự hỗ trợ từ những tổ chức công đoàn, chị đã vượt qua khó khăn, sống một cuộc sống ý nghĩa.
- Những liều thuốc tinh thần hỗ trợ bệnh nhân ung thư
- Độ nóng bất ngờ của căn 3 ngủ tại Hanoi Melody Residences
- 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc hưởng BHXH một lần từ tháng 7/2025
- Dobinsons đồng hành cùng PVOIL VOC 2024
- Long An: Hơn 5 tỷ đồng tổ chức bữa cơm công đoàn chăm lo cho đoàn viên, NLĐ