UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động cho thuê lại lao động
Pháp luật lao động - 12/11/2023 19:20 NHÓM PV
Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Trắng trợn hành vi làm giả giấy tờ Phản hồi của Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh không đúng sự thật |
Công văn số 4018/UBND-KGVX do ông Vương Quốc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ký ngày 10/11/2023, nêu rõ, thời gian qua địa phương có nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và các doanh nghiệp có nhu cầu thuê lại lao động có xu hướng gia tăng.
Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện những phản ánh về việc tồn tại một số hành vi chưa đúng với quy định của pháp luật cho thuê lại lao động nói riêng, pháp luật lao động nói chung, gây ảnh hưởng đến quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của lao động thuê lại.
Công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đến các sở, ban, ngành, địa phương, các doanh nghiệp nhằm đảm bảo thị trường lao động linh hoạt đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, đặc biệt là người lao động thuê lại.
Lao động chưa thành niên (áo trắng) làm việc tại Công ty HY Tech Vina (KCN Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), tháng 9/2023. Ảnh: LĐ&CĐ. |
Xử lý nghiêm các sai phạm
UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lao động, cho thuê lại lao động.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên đề đối với các doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động và doanh nghiệp thuê lại lao động; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động, cho thuê lại lao động, đảm bảo quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của lao động thuê lại.
UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh tăng cường phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người sử dụng lao động, người lao động, để đảm bảo tất cả người lao động đều được chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng.
Cùng với đó, chỉ đạo hệ thống công đoàn các cấp tăng cường giám sát và nắm bắt việc sử dụng lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; kịp thời thông báo và phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật lao động (nếu có).
Một lao động chưa thành niên làm việc tại KCN VSIP Bắc Ninh - Ảnh: LĐ & CĐ |
Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn; phối hợp thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp cho thuê và doanh nghiệp thuê lại lao động tại các khu công nghiệp.
Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh theo chức năng nhiệm vụ của ngành, tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đặc biệt là doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan trong việc quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động; thường xuyên chia sẻ thông tin liên quan đến doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực hoạt động cho thuê lại lao động, dịch vụ việc làm; xử lý kịp thời đối với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại khi chưa được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của lao động thuê lại.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường giám sát và nắm bắt việc sử dụng lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; kiểm tra, rà soát các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn; kịp thời phát hiện các sai phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Kịp thời thông tin và phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý Nhà nước về hoạt động cho thuê lại lao động.
Tuân thủ quy định về người lao động thuê lại
UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị các doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn phải ký quỹ và được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tuân thủ các nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động được quy định Điều 53, Bộ luật Lao động năm 2019.
Chỉ được cho thuê lại lao động làm các công việc theo danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động quy định tại Phụ lục II, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.
Giao kết hợp đồng cho thuê lại lao động đảm bảo đúng quy định tại Điều 55, Bộ luật Lao động năm 2019.
Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau. Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ cho người lao động, đặc biệt là lao động thuê lại.
Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.
Tuân thủ quy định về người lao động thuê lại được quy định tại Điều 14, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ: “Người lao động thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được doanh nghiệp cho thuê lại tuyển dụng và giao kết hợp đồng lao động, sau đó chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lại lao động” (là người thành niên, từ đủ 18 tuổi trở lên).
Báo cáo kịp thời những trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến hoạt động thuê lại lao động cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động.
Kiểm soát chặt chẽ hồ sơ lao động
UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị các doanh nghiệp thuê lại lao động chỉ được thuê lại lao động từ các doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật. Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động được quy định tại Điều 53, Bộ luật Lao động năm 2019.
Đảm bảo đầy đủ các chế độ cho người lao động thuê lại theo đúng quy định. Sử dụng lao động thuê lại đúng độ tuổi theo quy định, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ lao động mà mình thuê lại. Nghiêm cấm thuê lại lao động chưa thành niên (lao động chưa đủ 18 tuổi) làm một số công việc, tại các nơi làm việc trái quy định tại Điều 147 Bộ luật Lao động năm 2019 và Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ngoài ra, doanh nghiệp cho thuê lại lao động và doanh nghiệp thuê lại lao động phải thực hiện nghiêm các quy định khác về pháp luật cho thuê lại lao động nói riêng và pháp luật lao động nói chung, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật.
Trong công văn này, UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp các nội dung chỉ đạo trên, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền để kịp thời tháo gỡ, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng tải loạt phóng sự điều tra 5 kỳ “Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên”. Loạt bài viết phản ánh thực trạng nhiều trẻ em, người chưa thành niên được một số doanh nghiệp cho thuê lại lao động đưa vào làm công nhân thời vụ tại nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh bằng các thủ đoạn gian dối, vi phạm pháp luật. Các em phải tăng ca, làm đêm triền miên, ảnh hưởng tới sức khoẻ và bị trục lợi sức lao động.
Sau loạt phóng sự, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh có công văn hoả tốc gửi Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh và các doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn tỉnh về việc rà soát, chấn chỉnh hoạt động thuê lại lao động.
Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ" thu hút đầu tư Rất nhiều đơn vị cung ứng đưa lao động trẻ em vào nhà máy làm công nhân sản xuất với thù lao giá rẻ. Và ... |
Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn Để đáp ứng đơn hàng cho đối tác là doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị cung ứng lao động bằng mọi cách tuyển dụng ... |
Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm… Các đơn vị cung ứng và nhân viên môi giới tìm mọi cách giữ chân lao động chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em. ... |
Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng? Pháp luật quy định rất chặt chẽ về việc sử dụng lao động trẻ em, chưa thành niên. Nhưng tại sao lại có một khoảng ... |
Kỳ 5: Làm gì với hậu quả vấn nạn lao động trẻ em, chưa thành niên? Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa lao động trẻ em là “công việc tước đi tuổi thơ, tiềm năng và phẩm giá ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 29/11/2024 18:47
Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi
Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Pháp luật lao động - 29/11/2024 10:15
Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?
Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?
Pháp luật lao động - 27/11/2024 05:50
Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
- Đừng sợ Lý Thông nợ lương! Thạch Sanh đã có lời giải
- Người “truyền lửa” nhiệt huyết cho Công đoàn BIDV Hồng Hà
- Công đoàn quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác
- Tỷ lệ nội địa hoá xe VinFast đạt hơn 60%, hướng tới 84% vào năm 2026
- Lượng bán xe VinFast tháng 11/2024 đạt mức kỷ lục