Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Pháp luật

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Văn Quân
Tác giả: Văn Quân
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Thạc sĩ, luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Công ty Luật TNHH Đức An

Về vấn đề này Thạc sĩ, luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Công ty Luật TNHH Đức An cho biết:

Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động thì việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

1. Người nào vi phạm, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Ảnh minh hoạ

3. Người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

4. Hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo Điều 21 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động như sau:

(1) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

(2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

– Không xây dựng, ban hành hoặc không tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc khi xây dựng không lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở;

– Không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác y tế hoặc không ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định hoặc bố trí người làm công tác y tế nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

– Không bố trí đủ lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định;

– Không tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc hoặc tổ chức huấn luyện nhưng không đảm bảo theo quy định.

(3) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

– Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định;

– Không trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định;

– Không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc;

– Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

– Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;

– Không bảo đảm đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;

– Không trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng hoặc gây tai nạn lao động.

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động? Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Quyền về an toàn, vệ sinh lao động với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm ...

Tin mới hơn

Dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy từ 1/6: làm gì để không gián đoạn khám chữa bệnh?

Dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy từ 1/6: làm gì để không gián đoạn khám chữa bệnh?

Từ ngày 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ không cấp thẻ bảo hiểm y tế bản giấy cho người tham gia. Thay vào đó, người dân sẽ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử trên ứng dụng VssID hoặc VNeID khi đi khám, chữa bệnh.
Vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A: Chế tài pháp lý đối với doanh nghiệp dùng lao động dưới 18 tuổi?

Vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A: Chế tài pháp lý đối với doanh nghiệp dùng lao động dưới 18 tuổi?

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, tỉnh Lai Châu không chỉ cướp đi sinh mạng của nhiều công nhân, trong đó có cả lao động chưa thành niên, mà còn để lại những câu hỏi về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.
Thắng kiện, người lao động còn được bồi thường tăng thêm 550 triệu đồng

Thắng kiện, người lao động còn được bồi thường tăng thêm 550 triệu đồng

Nhờ hỗ trợ của công đoàn, một người lao động ở Bà Rịa – Vũng Tàu khởi kiện ra tòa và thắng kiện, được doanh nghiệp bồi thường hơn 1,24 tỷ đồng; tại phiên tòa phúc thẩm, hai bên còn đạt thỏa thuận doanh nghiệp bồi thường tăng thêm cho người lao động 550 triệu đồng.

Tin tức khác

Thắng kiện 750 triệu đồng: Một vụ việc, nhiều tiếng nói

Thắng kiện 750 triệu đồng: Một vụ việc, nhiều tiếng nói

Vụ thắng kiện hơn 750 triệu đồng của ông Lê Quang Trung chỉ là một trong hàng ngàn trường hợp mà tổ chức Công đoàn tỉnh Đồng Nai đã âm thầm sát cánh, hỗ trợ người lao động đòi lại công bằng trong những năm qua.
Vụ người lao động yêu cầu bồi thường gần 1 tỷ đồng: Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm

Vụ người lao động yêu cầu bồi thường gần 1 tỷ đồng: Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm

Vừa qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đăng bài “Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng”. Phiên tòa phúc thẩm được Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mở vào chiều 29/4, tuy nhiên tại đây, hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định tạm ngừng phiên tòa 15 ngày.
Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng

Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng

Nhận thấy phán quyết của Tòa án sơ thẩm là chưa thỏa đáng, Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có văn bản gửi Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm vụ án lao động về “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” nêu quan điểm rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Lúng túng trong thực hiện chính sách cho giáo viên ở Lâm Đồng

Lúng túng trong thực hiện chính sách cho giáo viên ở Lâm Đồng

Nhiều giáo viên tại xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng băn khoăn vì cùng một địa bàn nhưng mỗi trường thực hiện chính sách theo Nghị định 76 lại khác nhau.
Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024

Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024

Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ XV gồm 6 chương, 37 Điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Xem thêm