agribank-plus-4112024-522025

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng thường xuyên phối hợp cùng các ngành, đơn vị xây dựng quan hệ lao động hài hòa. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại khi nào?

Trước hết, các bên trong quan hệ lao động gồm người sử dụng lao động, người lao động và tổ chức đại diện người lao động cần hiểu đúng về đối thoại tại nơi làm việc.

Vấn đề này được quy định tại Điều 63 Bộ luật Lao động. Cụ thể, đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động. Nội dung đối thoại là những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc. Với mục đích nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

Bộ luật Lao động cũng quy định người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong các trường hợp gồm: Đối thoại định kỳ ít nhất 01 năm một lần; đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên; và đối thoại khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật Lao động.

Cùng với đó, khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định nêu trên.

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Các trường hợp người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại

Nội dung đối thoại tại nơi làm việc là gì?

Về nội dung đối thoại được quy định tại Điều 64 Bộ luật Lao động. Cụ thể là, ngoài nội dung đối thoại khi có vụ việc nêu trên, các bên lựa chọn để tiến hành đối thoại một hoặc một số nội dung về tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.

Đối thoại về điều kiện làm việc; yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động; yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động và nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc

Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc được quy định tại Điều 37 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Cụ thể là, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.

Trong trường hợp ở nơi làm việc có người lao động không tham gia là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để những người lao động này tự lựa chọn thành viên đại diện cho để tham gia đối thoại với người sử dụng lao động.

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng thường xuyên phối hợp cùng các ngành, đơn vị tổ chức đối thoại, phổ biến pháp luật lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Số lượng, thành phần tham gia đối thoại

Số lượng, thành phần tham gia đối thoại của mỗi bên được quy định tại Điều 37 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Cụ thể là, người sử dụng lao động quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại. Tuy nhiên phải bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và phải được quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Còn với bên người lao động, do tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại.

Đồng thời phải bảo đảm ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động; ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động; ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động.

Và ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động; ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động; ít nhất 24 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.

Mặt khác, việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và bên người lao động được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm một lần và công bố công khai tại nơi làm việc. Đồng thời, nếu có thành viên đại diện không thể tiếp tục tham gia thì người sử dụng lao động hoặc từng tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động xem xét, quyết định bổ sung thành viên thay thế của tổ chức, nhóm mình và công bố công khai tại nơi làm việc.

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Đồng chí Trần Đức Trung, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Lâm Đồng (bìa phải) biểu dương “Người lao động tiêu biểu vì doanh nghiệp”năm 2024. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Quy trình tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được quy định tại Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tổ chức đối thoại định kỳ.

Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức đối thoại định kỳ do hai bên sắp xếp phù hợp với điều kiện thực tế và theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Tuy nhiên, Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ, các bên có trách nhiệm gửi nội dung đối thoại cho bên tham gia đối thoại.

Mặt khác, đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi bên người sử dụng lao động có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền. Cùng với đó, bên người lao động có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện quy định.

Pháp luật cũng quy định, diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền; cùng chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động.

Đồng thời, chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động.

Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên

Việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên được quy định tại Điều 40 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Cụ thể, đối với bên người sử dụng lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động.

Còn đối với bên người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại.

Mặt khác, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại.

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội ...

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu: Đồng chí Ngọ Duy Hiểu: "Công nhân đang “khát” về văn hóa trong khi nhà văn hóa để không..."

Làm sao để nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động, phát huy hiệu quả của các thiết chế văn hóa... là ...

Dự thảo Luật Công đoàn: “Tháo điểm nghẽn Dự thảo Luật Công đoàn: “Tháo điểm nghẽn" để chăm lo tốt hơn cho người lao động

Dự thảo Luật Công đoàn sau khi được thông qua sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn, giúp cho tổ chức Công đoàn thực hiện tốt ...

Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm

Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm

Gần đây, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục, do có hiệu lực chưa đủ 45 ngày sau khi ban hành". Tuy nhiên, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an khẳng định đây là nhận định thiếu chính xác.
Ứng lương nghỉ Tết: Thủ tục, thời hạn và những lưu ý quan trọng

Ứng lương nghỉ Tết: Thủ tục, thời hạn và những lưu ý quan trọng

Ứng lương nghỉ Tết đang là nội dung được nhiều người lao động quan tâm.
Những chế độ với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

Những chế độ với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định, CBCCVC tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã được trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.
Chính sách dành cho công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy

Chính sách dành cho công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy

Chính sách, chế độ với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi tinh gọn bộ máy được nêu rõ tại Nghị định số 178 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Viên chức, người lao động thôi việc khi tinh gọn bộ máy được trợ cấp ra sao?

Viên chức, người lao động thôi việc khi tinh gọn bộ máy được trợ cấp ra sao?

Theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành, viên chức và người lao động nghỉ thôi việc khi tinh gọn bộ máy sẽ được hưởng nhiều chính sách trợ cấp.
Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?

Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?

Trường hợp người lao động vẫn không chịu bồi thường, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động.
Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?

Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc thì khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?
Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.