Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32 PHƯƠNG NAM
Sau phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, người lao động được hưởng quyền lợi thai sản bị “treo” |
Không hợp đồng thử việc, bất ngờ bị nghỉ việc
Vừa qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn nhận được phản ánh của anh N.C.T (29 tuổi, Thanh Oai, Hà Nội) về việc bị công ty I. nợ lương thử việc.
Anh T. cho biết đầu tháng 8/2024 nhận được thông tin Công ty I. (chuyên cung cấp vali các loại, hộp rượu vang tại KCN Thanh Oai, Hà Nội) có nhu cầu tuyển lao động. Anh T. đến phỏng vấn và được nhận vào làm việc tại kho, có nhiệm vụ kiểm kê và bốc hàng.
Điều đáng nói, khi vào làm việc, giữa anh T. và Công ty I. không có bất kỳ giao kết lao động nào bằng văn bản như hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận lao động,...
Công việc của anh T. bắt đầu từ ngày 9/8/2024, chấm công bằng hình thức xác minh khuôn mặt. Mọi liên hệ về công việc đều chỉ trao đổi qua tin nhắn với quản lý.
Sau 19 ngày làm việc, anh T. được Công ty cho thôi việc với lý do doanh nghiệp gặp khó khăn. Anh kết thúc công việc vào ngày 30/8/2024. Tuy nhiên, anh T. không nhận được bất kỳ lịch hẹn nào về việc trả lương.
Bảng lương anh T. nhận được sau thời gian nghỉ việc. |
Theo bảng lương anh T. cung cấp, tổng thu nhập anh được thực nhận là 5.383.000 đồng. Tuy nhiên, đến ngày 5/11/2024 anh T. vẫn chưa nhận được tiền lương, dù đã nhiều lần đến công ty để hỏi về việc này, nhưng không có phản hồi tích cực.
Anh T. sau đó phản ánh tới Tạp chí Lao động và Công đoàn về vụ việc của mình. “Khi nhận lời đề nghị dừng làm việc, tôi khá bất ngờ, nhưng nghĩ công ty khó khăn nên hết sức thông cảm. Tuy nhiên, không thấy ai nói gì về lương của tôi. Mất việc, không có lương, con thì ốm, tôi đã phải đi vay lãi ngày để có tiền lo thuốc cho con”, anh T. cho biết.
I. hiện là một trong những công ty phân phối vali, balo lớn tại Việt Nam. |
Sau khi được hướng dẫn, ngày 6/11/2024, anh T. tiếp tục quay trở lại công ty để hỏi về vấn đề giải quyết tiền lương. Lần này, anh được phía công ty hẹn sẽ trả lương trong vòng 1-2 ngày tới. Đến sáng ngày 7/11/2024, anh T. đã được Công ty I. thanh toán đủ số tiền 5.383.000 đồng bằng hình thức chuyển khoản.
Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, phía Công ty I. xác nhận đã thanh toán đầy đủ lương cho nhân viên T. và sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của anh T. khi anh yêu cầu trong thời gian tới.
Lời chia sẻ của anh T. trước và sau khi được thanh toán khoản lương thử việc.
Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”.
Tuy nhiên pháp luật không có quy định cụ thể nào về hình thức của hợp đồng thử việc mà chỉ quy định về hình thức của hợp đồng lao động. Căn cứ vào Điều 14 Bộ luật Lao động 2019, nếu hai bên lựa chọn thỏa thuận thử việc tại hợp đồng lao động thì sẽ phải tiến hành giao kết hợp đồng bằng văn bản hoặc thông qua dữ liệu điện tử. Nếu giao kết hợp đồng thử việc, các bên được tùy chọn hình thức của hợp đồng.
Mặt khác: “Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a Khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này”.
Trong trường hợp của anh T., cả anh và Công ty I. đều không nhắc đến hợp đồng hay thỏa ước bằng văn bản hoặc điện tử về thử việc và các chính sách liên quan. Điều này dẫn đến khi xảy ra tình trạng bị nợ lương, anh T. gặp khó trong quá trình đòi quyền lợi cho mình.
Người lao động cần làm gì?
Luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn (LĐLĐ tỉnh Đồng Nai) cho biết, nếu rơi vào trường hợp như anh T. người lao động cần chứng minh được hai điều, gồm: bằng chứng về việc có xảy ra quan hệ lao động và bằng chứng mình bị nợ lương.
Luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn (LĐLĐ tỉnh Đồng Nai). |
Để chứng minh mối quan hệ sử dụng lao động, cần có một số giấy tờ phục vụ làm việc, chẳng hạn: thẻ nhân viên, phiếu lương, hình ảnh chứng minh làm việc,... Với những văn bản, phải là bản gốc, có chữ ký hai bên và dấu đỏ của tổ chức, mới được tính là có giá trị.
Trường hợp của anh T., tin nhắn giao dịch làm việc giữa anh và lãnh đạo công ty cần được văn phòng thừa phát lại chứng nhận là đoạn tin nhắn giữa hai số điện thoại chính chủ, đúng người, cũng mới có thể sử dụng được.
Tương tự, khi bị nợ lương, người lao động cần làm đơn đề nghị thanh toán lương gửi về công ty mình làm việc. Kèm theo đó là những dẫn chứng bằng tin nhắn, âm thanh,... cho thấy đơn vị sử dụng lao động đang cố tình né tránh việc trả lương hay có lý do nào đó khiến việc này bị chậm trễ.
Khi có đủ các bằng chứng mà phía công ty vẫn không trả lương và có giải thích xác đáng, lúc này người lao động có thể khởi kiện. “Qua sự việc lần này, người lao động cần có cho mình kỹ năng thu thập các chứng cứ để chứng minh có làm việc và có xảy ra quan hệ lao động, đó sẽ là cơ sở vững chắc để họ có thể đòi được quyền lợi cho mình khi xảy ra tranh chấp”, luật sư Hà cho biết.
Luật sư Vũ Ngọc Hà đưa ra lời khuyên với người lao động khi không được ký giao kết làm việc.
Thực tế, đã xảy ra nhiều trường hợp một số doanh nghiệp không đủ ngân sách để trả cho nhân viên nghỉ trong và khi hết thời gian nghỉ việc. Tuy nhiên, việc này chỉ thường xuyên xảy ra ở các cấp quản lý thiếu chuyên nghiệp và tự quyết định việc trả lương cho ai chứ không xuất phát từ người đại diện pháp lý của công ty. Đặc điểm chung của những công ty này là họ thường cố gắng không ký hợp đồng với ứng viên thử việc, chỉ thỏa thuận miệng và thậm chí không trao đổi nội dung hợp đồng, chế độ lương thưởng qua email.
Để xảy ra tình trạng này, một phần nguyên nhân cũng đến từ phía các ứng viên khi tham gia làm việc, không nắm rõ các quy định về Luật Lao động, các quyền của người lao động trong quá trình thử việc.
Luật sư khuyến cáo rằng, việc các doanh nghiệp, công ty và quản lý theo kiểu lợi dụng nhân viên thử việc vẫn đang tồn tại. Do đó, mỗi người lao động cần tự chuẩn bị những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ chính mình, đặc biệt là hiểu và nắm rõ luật cơ bản. Khi người lao động tự ý thức được nghĩa vụ và quyền lợi chính đáng của mình, thì các doanh nghiệp sẽ học được cách tôn trọng người lao động trong mọi hoàn cảnh.
Bị nợ lương thưởng 2 năm, vẫn liên tiếp vô địch Các cầu thủ của CLB Thanh Hóa đồng loạt ký đơn cầu cứu gửi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF); tỉnh Thanh Hóa cùng ... |
Người lao động phấn khởi trước tin Công đoàn thắng kiện Người lao động phấn khởi khi được Công đoàn thông tin thắng kiện trong vụ án tranh chấp lao động xảy ra tại Công ty ... |
Sau phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, người lao động được hưởng quyền lợi thai sản bị “treo” Cuối tháng 8/2024, Tạp chí Lao động và Công đoàn có đăng tải bài viết “Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 29/11/2024 18:47
Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi
Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.