Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Sổ tay pháp luật - 31/10/2024 08:27 Văn Quân
Công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam |
Video: Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình - Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc
Tùy thuộc vào việc lựa chọn cơ quan có thẩm quyết giải quyết tranh chấp, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 được quy định như sau:
Đối với tranh chấp giải quyết bởi hòa giải viên: 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Đối với tranh chấp giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động: 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Đối với tranh chấp giải quyết bởi Tòa án: 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Ảnh minh hoạ |
Trường hợp người có yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn nói trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Lâm Đồng: Biểu dương doanh nghiệp và người lao động tiêu biểu 23 doanh nghiệp và 30 người lao động vừa được LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng vinh danh tại Hội nghị biểu dương “Doanh nghiệp tiêu biểu ... |
Muốn vay tiền mua nhà ở xã hội, người lao động có thể tiếp cận vốn ưu đãi thế nào? Hiện nay, người mua nhà ở xã hội (NƠXH) có thể tiếp cận vốn vay ưu đãi qua nguồn vốn ngân sách có mức lãi ... |
Người lao động nghỉ làm không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải? Người sử dụng lao động được phép áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc (nghỉ ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 15:27
Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Pháp luật lao động - 04/11/2024 18:47
Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.
Sổ tay pháp luật - 01/11/2024 07:31
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.