Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Trắng trợn hành vi làm giả giấy tờ

Phóng sự điều tra - Nhóm PV

Để đưa trẻ em, người chưa thành niên vào nhà máy làm việc, nhiều đối tượng sử dụng thủ đoạn làm giả giấy tờ. Hành vi này diễn ra phổ biến, cần được cơ quan chức năng điều tra và xử lý.

“Nó có tiền còn mình được việc”

Đơn cử, tháng 9/2023, em Nguyễn Văn M. (sinh ngày 13/8/2008, thường trú tại xã Bình Lương, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) được đơn vị cung ứng lao động có tên Viet Work đưa vào làm việc tại Công ty TNHH Vina Yong Seong, Khu công nghiệp (KCN) Đại Đồng – Hoàn Sơn (Bắc Ninh).

Trên căn cước công dân bản sao (photocopy) có dấu hiệu xác nhận chứng thực của Văn phòng Công chứng Công Thành cho thấy, năm sinh của M. được sửa thành năm 2004, tức tăng 4 tuổi so với thực tế (15 tuổi). Với việc làm giả giấy tờ nói trên, đơn vị cung ứng lao động này đã thực hiện trót lọt việc đưa M. vào nhà máy làm việc.

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Trắng trợn hành vi làm giả giấy tờ
Căn cước công dân gốc và bản photocopy công chứng đã được sửa năm sinh của một lao động trẻ em tại Bắc Ninh - Ảnh: LĐ&CĐ

Một trường hợp khác tên là Vàng Mí D., sinh ngày 20/3/2006, thường trú tại xã Thái An, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang nhưng được phía Công ty TNHH Thương mại TC Vina sửa thông tin năm sinh (2002) và số căn cước công dân để đưa vào làm việc tại Công ty TNHH ITM Semiconductor Vietnam (KCN VSIP).

Bà Hoa – nhân viên Công ty TNHH Thương mại TC Vina cho biết: “ITM hiện nay chấp nhận thiếu tuổi, không xăm, nhuộm (tóc – PV), không giữ căn cước gốc thì em cho sửa một cái là xong. Đi công chứng một cái là vào luôn”.

“Nhưng sửa tuổi thì làm sao mà công chứng được?”, PV hỏi.

“Bọn em cơ cấu hết rồi mà anh”, Hoa tự tin cho biết đã làm việc với phòng công chứng, giá ngày thường là 20 nghìn đồng/tờ; ngày lễ dao động khoảng 50 nghìn đồng đến 60 nghìn đồng/tờ. Người này từ chối cung cấp thông tin về văn phòng công chứng.

Video bà Hoa - nhân viên Công ty TNHH Thương mại TC Vina nói về việc chỉnh sửa căn cước công dân để đưa trẻ chưa thành niên vào nhà máy.

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Trắng trợn hành vi làm giả giấy tờ

Dù chưa đủ 18 tuổi, song Vàng Mí D. vẫn được đưa vào làm việc tại Công ty TNHH ITM Semiconductor Vietnam (KCN VSIP), tháng 9/2023 - Ảnh: LĐ & CĐ

“Có cái gì đâu? Có tiền là có hết. Thực ra hai bên cùng có lợi, nó (phòng công chứng – PV) có tiền còn mình cũng được việc”, Hoa nói.

Người này tiết lộ: “Thiếu tuổi em nhiều nhưng em chia nhiều khu vực lắm, chứ em không tập trung vào khu vực này đâu (ý nói KCN VSIP - PV)... Thiếu tuổi khoảng hơn 45 đứa. Tóm lại công ty nào nhận thiếu tuổi, khả năng cho vào là bọn em cứ cho vào”.

Không giấy tờ vẫn vào làm việc như thường

Trong quá trình nhập vai điều tra, PV Tạp chí Lao động và Công đoàn ghi nhận Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh – một trong số những doanh nghiệp được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp phép cho thuê lại lao động đã lợi dụng sự lỏng lẻo trong công tác tuyển dụng, quản lý hồ sơ công nhân của đối tác để làm giả giấy tờ người lao động.

Cụ thể, sáng 16/9/2023, hai người lao động đến trụ sở Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh xin làm công nhân thời vụ. Tại đây, một người tên P. không có bất cứ giấy tờ cá nhân nào vẫn được phía Công ty cam kết bố trí được việc làm.

Nhân viên Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh (tự xưng tên Đắc) cho biết, trường hợp không có giấy tờ cá nhân thì Công ty sẽ cho mượn căn cước công dân của người khác để vào làm việc. Người này cũng lưu ý, để trót lọt, P. phải học thuộc thông tin trên căn cước công dân mượn.

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Trắng trợn hành vi làm giả giấy tờ

Thẻ ra vào Công ty TNHH Sản xuất Biel Crystal mang tên Nguyễn Văn Đông do nhân viên Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh cấp cho P. khi người này không có giấy tờ cá nhân - Ảnh: LĐ & CĐ

Tối cùng ngày, P. được Đắc – nhân viên Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh đưa vào Công ty TNHH Sản xuất Biel Crystal làm việc. Trước khi vào cổng, Đắc đưa cho P. thẻ ra vào mang tên Nguyễn Văn Đông. Thông tin trên thẻ cho biết ngày có hiệu lực từ ngày 14/9/2023 đến ngày 14/12/2023, mã số BVN-CRZ1802; khu vực chỉ định là tầng 2 E1/2/3. Ảnh trên thẻ ra vào cũng không phải là chân dung của P.

Với thẻ ra vào này, P. dễ dàng qua cửa Công ty sau thao tác kiểm tra qua loa của nhân viên bảo vệ. Tuy nhiên, khi ở trong nhà máy, do tay đeo nhẫn quá chặt không tháo ra được, P. không qua được cửa từ để vào xưởng sản xuất nên đành phải ra về.

Ngày 17/9/2023, Đắc – nhân viên Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh yêu cầu P. chụp dấu vân tay. Qua điện thoại, Đắc cho biết mục đích: “Anh có cái phần mềm chỉnh sửa thì anh sửa vào cái căn cước anh mượn kia kìa, cho nó giống vân tay của em, thì đăng ký vào đỡ bị nó soi”.

Video cuộc gọi của Đắc - nhân viên Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh với P.

Qua tin nhắn Zalo, nhân viên Công ty TNHH Đức Minh còn gửi P. bản chụp căn cước công dân mượn của một người tên Đới Đăng Đạt (SN 1997, có địa chỉ tại Gia Lâm, Hà Nội); đồng thời gửi bản chụp căn cước công dân photocopy này cho P. yên tâm.

Sáng 18/9/2023, P. được Đắc đưa tới Công ty TNHH Motus Vina (KCN Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) để làm việc tại xưởng sản xuất linh kiện cho tai nghe bluetooth.

Những thủ đoạn trên đây được các đơn vị cung ứng lao động sử dụng để đưa người lao động, trong đó có trẻ em, người chưa thành niên vào làm việc tại các nhà máy. Hành vi làm giả giấy tờ đã rất rõ ràng, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng điều tra. Tạp chí Lao động và Công đoàn sẵn sàng cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan phục vụ công tác điều tra.

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ" thu hút đầu tư

Rất nhiều đơn vị cung ứng đưa lao động trẻ em vào nhà máy làm công nhân sản xuất với thù lao giá rẻ. Và ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn

Để đáp ứng đơn hàng cho đối tác là doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị cung ứng lao động bằng mọi cách tuyển dụng ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm… Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm…

Các đơn vị cung ứng và nhân viên môi giới tìm mọi cách giữ chân lao động chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em. ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng? Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng?

Pháp luật quy định rất chặt chẽ về việc sử dụng lao động trẻ em, chưa thành niên. Nhưng tại sao lại có một khoảng ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Ngừng việc do tăng lương: Doanh nghiệp cần chủ động để tránh thiệt thòi

Pháp luật lao động -

Ngừng việc do tăng lương: Doanh nghiệp cần chủ động để tránh thiệt thòi

Một số vụ ngừng việc tập thể gần đây của người lao động đã đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh tăng lương cho công nhân lao động và phải có sớm có thông báo rõ ràng, cụ thể để người lao động yên tâm làm việc…

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu: Vì sao tòa phúc thẩm tạm ngừng?

Phóng sự điều tra -

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu: Vì sao tòa phúc thẩm tạm ngừng?

Trong vụ án tranh chấp lao động mà công đoàn tham gia bảo vệ quyền lợi của người lao động tại Bà Rịa - Vũng Tàu, phiên tòa phúc thẩm ngày 19/6 tạm ngừng xét xử.

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng: Tòa phúc thẩm nghị án kéo dài

Phóng sự điều tra -

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng: Tòa phúc thẩm nghị án kéo dài

TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa ông Lưu Chí Hiếu và bị đơn là công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3; HĐXX nghị án kéo dài và dự kiến tuyên án vào ngày 19/6.

Cơ quan quản lý tích cực vào cuộc sau loạt bài “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên”

Phóng sự điều tra -

Cơ quan quản lý tích cực vào cuộc sau loạt bài “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên”

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh quyết định thanh tra đột xuất 7 doanh nghiệp; xác minh trực tiếp tại 17 doanh nghiệp thực hiện thuê lại lao động. Các doanh nghiệp, đơn vị đều vi phạm quy định pháp luật liên quan đến lao động trẻ em, dưới thành niên, tổng mức xử phạt trên 330 triệu đồng.

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng: Phán quyết của tòa sơ thẩm là phù hợp

Pháp luật lao động -

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng: Phán quyết của tòa sơ thẩm là phù hợp

Tháng 10/2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng loạt bài về vụ án một người lao động khởi kiện công ty và thắng kiện, được bồi thường hơn 725 triệu đồng. Bị đơn là Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 đã kháng cáo và tòa phúc thẩm sẽ xét xử vào ngày 02/5/2024. Liên quan vụ việc này, PV có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai.

Xét xử phúc thẩm vụ người lao động thắng kiện được bồi thường hơn 725 triệu đồng

Phóng sự điều tra -

Xét xử phúc thẩm vụ người lao động thắng kiện được bồi thường hơn 725 triệu đồng

Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có quyết định đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án dân sự về “tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” xảy ra cách đây gần 1 năm do có kháng cáo của bị đơn.

Đón xem Talk Công đoàn: “Cứ đi rồi sẽ đến” Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: “Cứ đi rồi sẽ đến”

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 27/07/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đinh Thị Tâm, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Giầy ADORA Việt Nam, Liên đoàn Lao động Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì? Tôi công nhân

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì?

Trường hợp bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật không đúng quy định nêu trên, người lao động có thể tự đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình bằng việc khiếu nại, hòa giải, khởi kiện tòa án, thậm chí có thể tố giác tới cơ quan công an.

Talk Công đoàn: Cán bộ công đoàn làm phóng viên – dễ hay khó? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Cán bộ công đoàn làm phóng viên – dễ hay khó?

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Bá Mạnh - cán bộ Ban Tuyên giáo - Nữ công, LĐLĐ tỉnh Thái Bình.

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 Infographic

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-TLĐ ngày 22/02/2024 về việc tổ chức xét chọn Giải thưởng “Nguyễn Văn Linh” lần thứ IV, năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lựa chọn 10 cán bộ công đoàn tiêu biểu để trao giải thưởng danh giá này.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Video

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Ngày 19/7, Đoàn công tác do đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Nhà tưởng niệm đồng chí tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng.

Đọc thêm

Triệt phá đường dây tội phạm nhắm vào công nhân để thu lợi bất chính

Phóng sự điều tra -

Triệt phá đường dây tội phạm nhắm vào công nhân để thu lợi bất chính

Các công ty này hoạt động rầm rộ tại địa bàn đông công nhân lao động dưới "vỏ bọc" tư vấn vay vốn tín chấp miễn phí để mở tài khoản trái phép, thu lợi bất chính.

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Nỗi lo còn đó

Pháp luật lao động -

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Nỗi lo còn đó

Với sự hỗ trợ, động viên của Công đoàn và chính quyền địa phương, những người lao động thi công đường Kim Đồng (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) vừa có một cái Tết ấm áp hơn, song họ vẫn còn đó nỗi niềm canh cánh khi chưa biết ngày nào được trả nợ lương.

Vụ nợ lương ở Lâm Đồng: Mỗi lao động chỉ nhận 400.000 đồng ăn Tết

Pháp luật lao động -

Vụ nợ lương ở Lâm Đồng: Mỗi lao động chỉ nhận 400.000 đồng ăn Tết

Chủ đầu tư vừa thanh toán cho đơn vị thầu thi công gần 290 triệu đồng nhưng mỗi người lao động cũng chỉ được nhận vỏn vẹn 400.000 đồng để ăn Tết.

Vụ Công ty Quảng An 1: Một số lao động nhận được tiền cược trách nhiệm

Phóng sự điều tra -

Vụ Công ty Quảng An 1: Một số lao động nhận được tiền cược trách nhiệm

Người lao động từng là lái xe, bán vé của Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 cho biết tin vui đã nhận lại tiền cược trách nhiệm mà doanh nghiệp còn nợ.

Những vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động thuê và cho thuê lại lao động

Phóng sự điều tra -

Những vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động thuê và cho thuê lại lao động

Loạt phóng sự điều tra “Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên” của Tạp chí Lao động và Công đoàn cho thấy công tác quản lý hoạt động thuê và cho thuê lại lao động hiện còn tồn tại nhiều bất cập, cần tháo gỡ, sửa đổi.

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Có thể được nhận 50% trước Tết

Pháp luật lao động -

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Có thể được nhận 50% trước Tết

Ban Quản lý dự án Đà Lạt vừa tổ chức buổi thông báo giá trị thanh toán cho nhà thầu và người lao động. Sau cuộc này, có thể người lao động được nhận 50% tiền lương trước Tết.

Ngư dân bất an trước vấn nạn bảo kê, độc chiếm ngư trường ở Cà Mau

Phóng sự điều tra -

Ngư dân bất an trước vấn nạn bảo kê, độc chiếm ngư trường ở Cà Mau

Cuộc sống vốn đã khó khăn, giờ đây, ngư dân ở Cà Mau càng khổn khổ hơn khi xuất hiện tình trạng độc chiếm, bảo kê ngư trường…

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: đã thống nhất phương án giải quyết

Pháp luật lao động -

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: đã thống nhất phương án giải quyết

Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất Đà Lạt vừa tổ chức buổi làm việc giữa các bên, liên quan vụ việc nợ lương người lao động đã được Tạp chí Lao động và Công đoàn phản ánh hồi cuối tháng 12/2023.

Công nhân xử lý rác ở Huế vừa nhận quyền lợi bảo hiểm xã hội sau nhiều năm bị "treo"

Phóng sự điều tra -

Công nhân xử lý rác ở Huế vừa nhận quyền lợi bảo hiểm xã hội sau nhiều năm bị "treo"

Sau nhiều năm bị thiệt thòi quyền lợi vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, đến nay toàn bộ công nhân lao động của Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (chi nhánh Công ty CP Đầu tư – Phát triển Tâm Sinh Nghĩa), tỉnh Thừa Thiên Huế đã "thở phào nhẹ nhõm".

Vụ nợ lương viên chức, lao động ở Trà Vinh: đã chi trả 1,5 tháng lương

Phóng sự điều tra -

Vụ nợ lương viên chức, lao động ở Trà Vinh: đã chi trả 1,5 tháng lương

18 viên chức, người lao động của Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh vừa được chi trả 1,5 tháng lương.