Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động - Hà Vy

Mới đây, Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam (Nghệ An) đã có văn bản gửi LĐLĐ tỉnh Nghệ An, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An, Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An về việc đề nghị hỗ trợ đối với NLĐ Công ty TNHH Châu Tiến.
Hỗ trợ công nhân Công ty TNHH Châu Tiến mắc bệnh nghề nghiệp

Mỏi mòn vì bệnh nghề nghiệp nhưng chưa được hưởng chế độ

Chia sẻ với chúng tôi, anh Trần Văn Phong (trú tại xóm 11, Nghi Thuận, Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết, Công ty TNHH Châu Tiến đã đồng ý cấp giấy chấm dứt hợp đồng lao động để làm thủ tục xét hưởng bảo hiểm. Anh rất vui mừng.

Anh Phong là công nhân Công ty TNHH Châu Tiến từ năm 2018 đến năm 2020 nhưng chỉ được Công ty tham gia BHXH trong thời gian 10 tháng. Năm 2020, anh nghỉ việc và được chốt sổ BHXH, nhưng không có giấy chấm dứt hợp đồng lao động.

Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn
Anh Trần Văn Phong - công nhân Công ty TNHH Châu Tiến bị mắc bệnh bụi phổi Silic, tỷ lệ thương tật 71%.
Ảnh: Nhân vật cung cấp

Với tỷ lệ thương tật 71% do bệnh bụi phổi Silic, anh Phong hiện không còn đủ sức khoẻ để làm những công việc nặng. Anh chủ yếu chăm sóc, đưa đón con cái đi học. Khi sức khỏe cho phép, anh nhận việc thêm việc bảo vệ công trường, ngồi một chỗ để khuây khoả và có thêm thu nhập đỡ đần gia đình.

Vợ anh là công nhân may, làm công ăn lương nhưng không phải tháng nào cũng có đủ việc làm. Nhà anh không có nguồn thu nào khác. Vừa rồi, anh phải mua thuốc hết 60 triệu đồng, hoàn toàn là tiền túi, không được doanh nghiệp hỗ trợ.

Trong quá trình chống chọi với bệnh tật, anh luôn nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của các cấp Công đoàn tỉnh Nghệ An, đã hỗ trợ gia đình một phần quà giúp anh vượt qua khó khăn.

Từ tháng 11/2023 đến nay, sức khoẻ ngày càng giảm sút khiến anh không khỏi lo lắng.

“Tôi thấy trong người đau nặng, không mang vác được. Hoàn cảnh khó khăn quá, tôi phải làm đơn xin được xét vào danh sách hộ nghèo để hưởng chế độ BHXH. May nhờ Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam vào cuộc nên doanh nghiệp đã ký giấy chấm dứt hợp đồng lao động để tôi làm thủ tục xét hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Trước đây tôi gọi điện cho bộ phận nhân sự rất nhiều lần nhưng họ tắt máy và trả lời rằng tôi đã nghỉ việc ở Công ty nên không còn trách nhiệm” - anh Phong buồn bã nói.

Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn
TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ trao hỗ trợ cho anh Trần Văn Phong và các công nhân Công ty TNHH Châu Tiến bị mắc bệnh nghề nghiệp. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Anh Phong là một trong số ca mắc bệnh bụi phổi Silic thể nặng. Sức khỏe giảm sút, khó khăn về tài chính khiến quá trình chăm sóc, điều trị gặp nhiều khó khăn. Cũng như anh Phong, anh Võ Quốc Hải (Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An) cũng đang phải chiến đấu với bệnh tật để kéo dài sự sống khi tỷ lệ thương tật là 87%.

Theo phản ánh của Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam, ngày 27/05, qua buổi gặp gỡ để lắng nghe những vướng mắc, nguyện vọng và kiến nghị của những công nhân từng làm việc ở Công ty TNHH Châu Tiến bị bệnh nghề nghiệp, Công đoàn tổng hợp có các điểm vướng mắc như sau: 9 người lao động phản ánh đã từng làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến chưa được tham gia BHXH theo quy định của Luật BHXH.

Anh Nguyễn Văn Ngọ (xóm Khánh Thiện, Nghi Thuận, Nghi Lộc), tỷ lệ thương tật 41%. Ngoài trường hợp anh Ngọ không được tham gia BHXH thì còn 8 trường hợp có vướng mắc tương tự nhưng còn không được ký hợp đồng lao động, không có quyết định nghỉ việc.

Đó là chị Hoàng Thị Liên (xóm 8, Nghi Long, Nghi Lộc), tỷ lệ thương tật 51%; Trần Thị Dương (Nghi Thuận, Nghi Lộc), tỷ lệ thương tật 31%; Trần Thị Hoa (Nghi Thuận, Nghi Lộc), tỷ lệ thương tật 41%; Đặng Thị Thuận (Nghi Long, Nghi Lộc), tỷ lệ thương tật 41%; Nguyễn Thị Yến (Nghi Long, Nghi Lộc), tỷ lệ thương tật 41%; Đặng Thị Thủy (Nghi Long, Nghi Lộc), tỷ lệ thương tật 41%; Đinh Thị Vân (Nghi Thuận, Nghi Lộc), tỷ lệ thương tật 31%; Lê Thị Nhĩ (Nghi Thuận, Nghi Lộc), tỷ lệ thương tật 59%.

Có 6 lao động bị bệnh nghề nghiệp đã có Quyết định thực hiện hưởng chế độ hưởng BHXH 01 lần nên không giải quyết được chế độ bệnh nghề nghiệp theo Luật BHXH. Đó là anh Bùi Chính Diện (xóm 1, Nghi Đồng, Nghi Lộc, Nghệ An); anh Dương Văn Chính (xóm 1, Nghi Đồng, Nghi Lộc); Lương Đức Hưng, Bùi Văn Dũng (xóm 8, Nghi Hưng, Nghi Lộc); Đặng Thị Thắm (xóm 6, Nghi Long, Nghi Lộc); Nguyễn Hữu Giang (xóm 1, Nghi Long, Nghi Lộc).

Có 04 người lao động phản ánh Công ty TNHH Châu Tiến không ban hành quyết định thôi việc để NLĐ làm thủ tục giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp tại cơ quan BHXH. Đó là anh Trần Văn Phong (đã kể trên); Võ Quốc Hải (Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An), tỷ lệ thương tật sau giám định là 87%; Phạm Thị Hương (xóm Hoa Tây, Nghi Hoa, Nghi Lộc), tỷ lệ thương tật 41%; Nguyễn Thị Xuân (Nghi Thuận, Nghi Lộc), tỷ lệ thương tật 31%.

Doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật về ATVSLĐ, người lao động "lãnh đủ" thiệt thòi

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, từ năm 2017 đến nay, Công ty đã tuyển dụng tổng số 137 lao động. Người lao động có thời gian làm việc nhiều nhất là 7 năm 10 tháng, một số người có thời gian làm việc gần 5 tháng. Công ty có 137 lao động mà qua kết quả khám phát hiện bệnh nghề nghiệp có tới 62 lao mắc bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp. Trong đó đã có người chết liên quan bệnh bụi phổi Silic, hàng chục người lao động bị mắc bệnh bụi phổi Silic nặng, hàng chục người mức độ mắc bệnh trung bình và hàng chục người mức độ tổn thương trên phổi cần theo dõi... Đây là điều hết sức đau xót.

Trong số đó có những trường hợp mắc bệnh bụi phổi mức độ nặng có nguy cơ suy giảm sức khỏe nhanh, khả năng tử vong cao. Các trường hợp trung bình cũng có nguy cơ tăng nặng nếu không được điều dưỡng, phục hồi chức năng đầy đủ.

Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn
Công nhân Công ty TNHH Châu Tiến nằm thoi thóp trên giường bệnh. Ảnh: laodongcongdoan.vn

Theo báo cáo mà Đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam về nắm bắt thông tin, thăm hỏi công nhân lao động bị bệnh nghề nghiệp nêu, quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các trường hợp bị mắc bệnh nghề nghiệp đến nay chưa được giải quyết các chế độ bồi thường (từ phía chủ sử dụng lao động), trợ cấp (từ BHXH) cho người bị bệnh nghề nghiệp suy giảm khả năng lao động theo quy định của Luật ATVSLĐ.

Có một số người lao động đã từng làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến chưa được tham gia BHXH theo quy định của Luật BHXH. 06 lao động bị bệnh nghề nghiệp đã có Quyết định thực hiện hưởng chế độ hưởng BHXH 01 lần. Trong đó: Mức độ nặng (03 người); mức độ trung bình: (02 người); mắc bệnh cần theo dõi (01 người). Hoàn cảnh của họ đều thuộc diện gia đình vô cùng khó khăn, cần được quan tâm, hỗ trợ đặc biệt từ các ngành, các cấp.

Nhiều người trong số họ có hoàn cảnh vô cùng khốn khó do không được hưởng chính sách an sinh từ chế độ BHXH về bệnh nghề nghiệp mang lại, trong khi hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, đặc biệt trong thời gian tới cần thêm nhiều chi phí khám, chữa bệnh và điều dưỡng, bồi dưỡng sức khỏe để điều trị bệnh nghề nghiệp.

Theo Đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam, qua nắm bắt của tổ chức Công đoàn cũng như kết luận của cơ quan chức năng cho thấy, Công ty đã không chấp hành việc thông tin đầy đủ về điều kiện lao động, quyền lợi của người lao động trong hợp đồng lao động và quá trình sử dụng lao động. Nhiều người lao động được tuyển dụng đã không được tham gia BHXH, trong đó có bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trên thực tế, Công ty đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm đảm bảo điều kiện làm việc ATVSLĐ như không huấn luyện ATVSLĐ, đánh giá rủi ro nghề nghiệp, phân loại lao động theo điều kiện lao động; không trang bị đầy đủ các thiết bị ATVSLĐ; không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp; không trang bị đầy đủ, đúng chủng loại phương tiện bảo vệ cá nhân; không tổ chức quan trắc môi trường lao động đầy đủ, không tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và nhiều quy định khác.

Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Nhi - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An trao hỗ trợ cho NLĐ. Ảnh: Hoàng Yến

Như vậy là sự vi phạm pháp luật lao động, BHXH và ATVSLĐ của Công ty TNHH Châu Tiến trong một thời gian dài khiến người lao động lãnh đủ thiệt thòi.

Để giúp cho người lao động tại Công ty TNHH Châu Tiến được hưởng các chính sách về BHXH, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong đó có chế độ bồi thường, trợ cấp bệnh nghề nghiệp, Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và các cơ quan, tổ chức quan tâm chỉ đạo thực hiện và có chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với những lao động trên.

Cụ thể: Có chính sách cá biệt đặc biệt để giúp người lao động rút BHXH một lần được hưởng đầy đủ các chính sách an sinh xã hội nhân văn của chế độ BHXH hiện hành thông qua việc: cho phép người lao động được rút lại quyết định hưởng BHXH 01 lần; hoàn trả toàn bộ số tiền hưởng BHXH 01 lần đã nhận để thực hiện các chính sách đối với người lao động bị bệnh mắc nghề nghiệp.

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ để khám phát hiện, điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động cho các đối tượng mắc bệnh nghề nghiệp và các đối tượng phải theo dõi mắc để kịp thời ngăn chặn diễn biến nặng của bệnh ở các trường hợp lao động đã được khám.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ quan lao động địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng để các doanh nghiệp thực hiện thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp nói chung và bệnh bụi phổi silic nói riêng và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách, quyền lợi của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp; chỉ đạo BHXH Việt Nam tạo điều kiện giải quyết các quyền lợi của người lao động từng làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến đã được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.

UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tổ chức rà soát các đối tượng lao động đã làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến, tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định mức độ suy giảm khả năng lao động và tạo điều kiện cho các đối tượng người lao động đã từng làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến thuộc diện phải đóng BHXH, nhưng chưa được tham gia BHXH được hưởng các chính sách đối với người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 4, Điều 39, Luật ATVSLĐ; tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các vi phám pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Công ty TNHH Châu Tiến phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người sử dụng lao động về việc giải quyết đầy đủ các chế độ, chính sách, quyền lợi của người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp.

Nhiệm vụ hằng ngày của an toàn vệ sinh viên là gì? Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục An toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ
Khám sức khỏe định kỳ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động Quyền lợi của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp Chuyến nghỉ dưỡng ý nghĩa với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Kiểm tra, giám sát 24 doanh nghiệp sau vụ nổ lò hơi

An toàn, vệ sinh lao động -

Đồng Nai: Kiểm tra, giám sát 24 doanh nghiệp sau vụ nổ lò hơi

Sau vụ nổ lò hơi làm chết 6 người, bị thương 5 người (xảy ra ngày 1/5 tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại gỗ Bình Minh), tỉnh Đồng Nai đã tăng cường kiểm soát các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

8 đơn vị cảnh sát chữa cháy quên mình cứu người khiến người dân cảm động

An toàn, vệ sinh lao động -

8 đơn vị cảnh sát chữa cháy quên mình cứu người khiến người dân cảm động

Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) đã nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tháng 4 - 5/2024.

Chuyện nghỉ hưu sớm của diễn viên xiếc lên diễn đàn Quốc hội

An toàn, vệ sinh lao động -

Chuyện nghỉ hưu sớm của diễn viên xiếc lên diễn đàn Quốc hội

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã đề xuất giảm độ tuổi nghỉ hưu cho viên chức lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có diễn viên xiếc.

Nghề xiếc - muôn vàn âu lo

An toàn, vệ sinh lao động -

Nghề xiếc - muôn vàn âu lo

Liên đoàn Xiếc Việt Nam kiến nghị, việc tăng tuổi nghỉ hưu như hiện nay với diễn viên xiếc là không phù hợp với đặc thù ngành nghề. Đơn vị gặp khó khăn trong giải quyết việc làm cho nghệ sĩ biểu diễn sau thời kỳ đỉnh cao.

Điều chỉnh chế độ, chính sách với diễn viên xiếc: Phải nhanh lên mới kịp!

An toàn, vệ sinh lao động -

Điều chỉnh chế độ, chính sách với diễn viên xiếc: Phải nhanh lên mới kịp!

Bằng tâm huyết với sự phát triển của Xiếc Việt Nam, NSND Tạ Duy Ánh trăn trở, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến diễn viên xiếc. Tuy nhiên, chế độ chính sách động viên “chiến sĩ trên mặt trận văn hoá” phải theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội. Phải nhanh lên mới kịp!

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

Từ năm 2017, khi bắt đầu thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), hằng năm, Chính phủ thay vì tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ vào tháng 3, đã chọn Tháng 5 là Tháng Hành động về ATVSLĐ gắn với Tháng Công nhân. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của công đoàn trong công tác ATVSLĐ.

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên

Đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào? Tôi công nhân

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào?

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Đón xem Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khoá" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khoá" phát triển đoàn viên

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 22/6/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 Infographic

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024

Lương cơ sở sau ngày 1/7/2024 sẽ tăng khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Dự kiến Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 như sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk Video

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk

Ngày hội Việc làm tỉnh Đắk Lắk năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng tiếp đón trên 1.000 người lao động, đại biểu, quan khách tham dự. Chương trình do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Lao động Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức, chính thức diễn ra lúc 8 giờ ngày 14/6 tại số 9, đường 10 tháng 3 (đường Vành Đai).

Đọc thêm

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện hiệu quả công tác ATVSLĐ tại đơn vị mình.

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, tập đoàn, tổng công ty công ty, tổ chức có liên quan tăng cường công tác ATVSLĐ, đặc biệt là kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Ngộ độc thực phẩm: Phải trừng trị để làm gương

Người lao động -

Ngộ độc thực phẩm: Phải trừng trị để làm gương

Pháp luật Việt Nam đã hoàn thiện, quy định rất chặt chẽ về xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Vệ snh an toàn thực phẩm (VSATTP), chỉ cần tổ chức, cá nhân vận dụng đúng, xử lý nghiêm minh thì các vụ ngộ độc thực phẩm như hiện nay rất ít xảy ra.

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm

An toàn, vệ sinh lao động -

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm

Kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm… là nguyên nhân đã được xác định của một số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra thời gian qua. Để rõ hơn về các quy định của pháp luật và các giải pháp giảm thiểu những vụ việc ngộ độc thực phẩm, Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội). Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

An toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ

An toàn, vệ sinh lao động -

An toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ

Trong các phương pháp làm việc của mình, an toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ để làm gương cho mọi người trong tổ cùng thực hiện.

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

An toàn, vệ sinh lao động -

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 có chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, được tổ chức từ ngày 01 - 31/5/2024 trên phạm vi toàn quốc nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Nhân dịp này, đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên (PV) Tạp chí ATVSLĐ về những hoạt động trọng tâm trong Tháng Hành động về ATVSLĐ.

Công đoàn Vietnam Airlines và chuỗi hoạt động sôi nổi nhân Tháng công nhân

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn Vietnam Airlines và chuỗi hoạt động sôi nổi nhân Tháng công nhân

Hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Công đoàn Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tổ chức chuỗi hoạt động, trong đó có cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về Công đoàn Việt Nam; pháp luật về ATVSLĐ và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam”.

Nhiệm vụ hằng ngày của an toàn vệ sinh viên là gì?

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiệm vụ hằng ngày của an toàn vệ sinh viên là gì?

Nhiệm vụ quan trọng hằng ngày của an toàn vệ sinh viên tại nơi làm việc là kiểm tra tình trạng an toàn, vệ sinh và theo dõi việc người lao động tuân thủ các quy định về an toàn...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là người để lại cho dân tộc ta một thời đại Hồ Chí Minh, hệ tư tưởng Hồ Chí Minh tiến bộ, nhân văn cùng đạo đức cách mạng, phong cách làm việc vì nước vì dân. Trong hệ tư tưởng đó có tư tưởng về chính sách lao động, về đảm bảo an toàn cho người lao động. Bác luôn chăm lo tạo việc làm cho người dân, đào tạo nghề, nâng cao trình độ công nhân, tiền lương cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động, giải quyết hài hòa các mối quan hệ lao động...

Phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng

An toàn, vệ sinh lao động -

Phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng

Sau hàng loạt các vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có các vụ ngộ độc khiến hàng trăm công nhân bị ảnh hưởng đến sức khoẻ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã đề nghị cần tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, bếp ăn tập thể.