Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Điểm sáng trong quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường lao động
An toàn, vệ sinh lao động - 24/07/2024 09:31 Gia Hưng
Cán bộ y tế say mê sáng tạo vì sức khỏe nhân dân |
100% chất thải y tế được phân loại ngay tại nơi và thời điểm phát sinh
Chất thải y tế là một trong những nguồn gây ô nhiễm nguy hiểm nhất nếu không được quản lý và xử lý đúng cách. Theo ông Nguyễn Viết Thành, Trưởng phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện Nội tiết Trung ương, lượng chất thải, đặc biệt là chất thải nhựa tại Việt Nam đang gia tăng với tốc độ báo động. Điều này phần nào xuất phát từ yêu cầu sử dụng đồ dùng một lần trong y tế để đảm bảo an toàn và tránh lây nhiễm.
|
Chất thải y tế được phân loại và lưu trữ trong các thùng chứa có màu sắc và biểu tượng theo quy định. Ảnh: ĐVCC |
Các loại chất thải nhựa từ y tế bao gồm túi nilon, bao bì vật tư thiết bị y tế, dụng cụ đóng gói thuốc, hóa chất, găng tay, chai lọ thuốc,... Đặc tính khó phân hủy của nhựa, cùng với khả năng lây nhiễm cao, biến nó thành một thách thức lớn đối với môi trường và sức khỏe con người. Khi không được xử lý đúng cách, chất thải nhựa có thể giải phóng các chất độc như đi-ô-xin và furan khi đốt cháy, gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Việc không phân loại và giảm thiểu chất thải y tế ngay tại nguồn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng: Ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng nước và đất, cùng với những rủi ro về sức khỏe con người là những hệ lụy trực tiếp từ việc quản lý chất thải không đúng cách. Chất thải y tế chứa nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm như vi khuẩn tụ cầu, virus HIV, viêm gan B... có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở hoặc niêm mạc, đường hô hấp, và tiêu hóa.
Ông Nguyễn Viết Thành nhấn mạnh: "Chất thải y tế, nếu không được xử lý đúng cách, sẽ không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng và hệ sinh thái. Mỗi ngày, tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương phát sinh khoảng 30kg chất thải y tế lây nhiễm sắc nhọn, 116,6 kg chất thải lây nhiễm không sắc nhọn và 1.860kg chất thải y tế thông thường. Với lượng chất thải phát sinh khá lớn, chỉ tính riêng chất thải lây nhiễm đã có khoảng 4.000 - 5.000kg/tháng - đây là một khối lượng đáng kể đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và trách nhiệm cao".
Trước những thách thức này, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã ký cam kết với Bộ Y tế về việc phân loại chất thải y tế ngay tại nguồn. Theo đó, chất thải y tế được phân loại và lưu trữ trong các thùng chứa có màu sắc và biểu tượng theo quy định:
Theo Thông tư 20/2021/TT-BYT, việc phân loại chất thải rắn tại nguồn phải tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt: - Chất thải phải được phân loại ngay tại nơi phát sinh và thời điểm phát sinh. - Từng loại chất thải phải được phân loại riêng vào trong mỗi loại bao bì, thùng chứa đúng quy định. - Không được để lẫn các loại chất thải với nhau. Nếu chất thải lây nhiễm bị lẫn vào chất thải thông thường thì tất cả đều phải được xử lý như chất thải lây nhiễm. |
Màu vàng: Chất thải lây nhiễm. Đối với chất thải lây nhiễm sắc nhọn phải được lưu chứa trong hộp hoặc thùng kháng thủng màu vàng.
Màu đen: Chất thải nguy hại không lây nhiễm.
Màu trắng: Chất thải tái chế.
Màu xanh lá cây: Chất thải y tế thông thường.
Sau khi phân loại, chất thải được thu gom và chuyển đến khu vực lưu trữ tập trung để xử lý theo quy định.
Lãnh đạo Bệnh viện Nội tiết Trung ương luôn nhắc : “Phân loại chất thải y tế đúng cách là nhiệm vụ của mỗi nhân viên làm việc tại bệnh viện” để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng. Bệnh viện đã triển khai hướng dẫn phân loại chất thải tại nguồn đến tất cả khoa, phòng.
Bệnh viện cũng tổ chức các lớp tập huấn định kỳ cho từng đối tượng: nhân viên y tế, bảo vệ, nhân viên hành chính, nhân viên vệ sinh nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc quản lý chất thải y tế.
Theo ông Nguyễn Viết Thành, việc tăng cường phân loại chất thải đúng cách không chỉ thực hiện trong nội bộ nhân viên, mà còn được nhắm đến những đối tượng không thường trực tại bệnh viện như người bệnh, người nhà người bệnh, khách thăm đến bệnh viện.
"Mặc dù công tác truyền thông cho những đối tượng này còn khá khó khăn nhưng bệnh viện vẫn cố gắng truyền thông bằng những cách khác nhau như: phát tờ rơi tới tận tay đối tượng, tuyên truyền phân loại chất thải trên ti-vi tại các khu vực chờ khám bệnh, hướng dẫn trong các cuộc họp người bệnh tại khoa điều trị,…", ông Thành cho biết.
Hiện nay, Bệnh viện triển khai đầy đủ các văn bản, hướng dẫn, quy định của nhà nước về quản lý chất thải y tế: Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế, Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. |
Nỗ lực xanh hóa môi trường bệnh viện
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong môi trường y tế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã triển khai mô hình "Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động" nhằm tạo ra môi trường làm việc an toàn, cảnh quan sạch đẹp, hạn chế và ngăn ngừa nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Đồng chí Phạm Thị Thúy, Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện, cho biết: "Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ, đoàn viên và người lao động, đồng thời nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường."
Các sáng kiến xanh hóa của bệnh viện bao gồm:
Quản lý số hóa và áp dụng công nghệ 4.0: Bệnh viện hướng tới giảm thiểu sử dụng giấy tờ, thực hiện mua sắm xanh với các sản phẩm thân thiện với môi trường như túi đựng chất thải bằng polyethylen, thay thế các hộp nhựa và thìa nhựa bằng inox, và sử dụng các chất tẩy rửa sinh học.
Sử dụng năng lượng tái tạo: Thay thế bóng đèn tiết kiệm điện, khuyến khích nhân viên tiết kiệm năng lượng và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên.
Mua sắm trang thiết bị thân thiện với môi trường: Khi xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị, bệnh viện đặt ra tiêu chí ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường như chụp phim X-quang kỹ thuật số, nhiệt kế điện tử, huyết áp điện tử.
Sử dụng các phương pháp làm sạch vật lý: Tiệt khuẩn bằng hơi nước, đèn tia cực tím thay thế cho phương pháp tiệt khuẩn hóa chất. Tái sử dụng quần áo phẫu thuật, dụng cụ phẫu thuật, và thùng đựng chất thải y tế.
Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ môi trường và an toàn lao động
Công đoàn Bệnh viện Nội tiết Trung ương đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các phong trào bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động. Bởi hơn ai hết, các cán bộ công đoàn hiểu rằng, đặc thù môi trường bệnh viện là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp, đoàn viên và người lao động phải đối mặt với những thách thức như: tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như COVID-19, cúm gia cầm, cũng như các nguy cơ từ vật sắc nhọn đâm phải trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế...
Ngoài ra, việc quản lý vận hành hệ thống xử lý nước thải và chăm sóc vườn hoa công viên cũng đặt ra những thách thức riêng.
Đồng chí Phạm Thị Thúy chia sẻ công đoàn đã tham mưu cho Đảng ủy và Ban Giám đốc bệnh viện triển khai nhiều biện pháp cải thiện điều kiện làm việc và xây dựng môi trường làm việc an toàn như: Phát động phong trào và tổ chức trồng, chăm sóc cây xanh, bồn hoa, thiết kế các biển chỉ dẫn tại nơi làm việc. Bố trí thùng rác hợp vệ sinh không để rác thải ứ đọng...
Tham mưu với Ban Giám đốc đầu tư, sửa chữa trụ sở làm việc tại đơn vị, chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động như: “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động”, các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày môi trường thế giới; xây dựng quy chế khen thưởng về an toàn vệ sinh lao động; xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc.
Một trong những phong trào nổi bật là thi đua "5S" trong toàn bệnh viện: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng. Phong trào này giúp tối ưu hóa không gian làm việc, đảm bảo vệ sinh, và khuyến khích nhân viên bảo vệ môi trường.
Cán bộ, đoàn viên công đoàn Bệnh viện Nội tiết Trung ương tham gia vệ sinh môi trường. Ảnh: ĐVCC. |
Công đoàn cũng phối hợp với phòng quản lý chất lượng tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng phòng chống cháy nổ và an toàn lao động, giúp người lao động chủ động xử lý các tình huống khẩn cấp.
Việc tuyên truyền tới đoàn viên và người lao động về an toàn vệ sinh lao động, các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng được thực hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong các cuộc họp giao ban.
Những nỗ lực không ngừng nghỉ trong quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Môi trường làm việc được cải thiện, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Nhân viên bệnh viện có ý thức cao hơn về việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Đồng chí Phạm Thị Thúy khẳng định: "Phong trào "Xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động" không chỉ là một khẩu hiệu mà là một mục tiêu thiết thực mà chúng tôi hướng tới. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động này, nhân rộng mô hình và chia sẻ kinh nghiệm với các đơn vị y tế khác để cùng nhau xây dựng một hệ thống y tế xanh và bền vững hơn".
Cần có chiến lược để đối phó với chất độc amiang “Đây không còn là thời điểm phân tích về sự độc hại hay không của amiang. Chúng ta phải có một chiến lược để xử ... |
Huấn luyện an toàn lao động cho cán bộ, công nhân viên VWS Ngày 11/3, Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam – VWS đã tổ chức tập huấn an toàn lao động định kỳ cho ... |
Sinh viên trường Đại học Fulbright tham quan Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước Ngày 3/12, gần 50 sinh viên Trường Đại học Fulbright Việt Nam đã tham quan, tìm hiểu quy trình vận hành và xử lý chất ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn
- Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng
- Bàn giao công đoàn cơ sở về Công đoàn Dầu khí Việt Nam
- Công đoàn giúp anh Nguyễn Văn Viên vượt qua khó khăn, an tâm công tác
- Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân