Thứ bảy 10/06/2023 13:59
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Quyền lợi của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp

Hướng dẫn pháp luật - HỒNG MINH

Bệnh nghề nghiệp (BNN) là nỗi lo lắng của người lao động (NLĐ) trong những ngành đặc thù. Hiểu biết về quyền lợi của mình khi không may mắc BNN sẽ giúp NLĐ an tâm hơn trong quá trình làm việc và đưa ra yêu cầu chính đáng nếu chưa nhận được mức chi trả theo quy định.
Người lao động cần làm gì để được hưởng kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp?

Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế, hiện nay, hàng năm trên thế giới có tới 160 triệu người bị bệnh và khoảng 2 triệu NLĐ bị chết do bệnh liên quan đến nghề nghiệp, trong khi số tử vong do tai nạn lao động khoảng 360.000 người một năm. Trong số gần 2 triệu trường hợp tử vong do bệnh liên quan nghề nghiệp, có tới 25% là ung thư, 21% là bệnh tim mạch và 28% là bệnh lây nhiễm.

Trong những năm gần đây, nguy cơ mắc các BNN của NLĐ ngày một gia tăng do thường xuyên phải tiếp xúc lâu dài với điều kiện lao động không tốt như khói, bụi, chất độc, tiếng ồn,…

Quyền lợi của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp
Công nhân Công ty Goertek Vina được đo chức năng hô hấp để phát hiện bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp. Ảnh: Nguyễn Oanh

Theo khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, BNN là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với NLĐ. Hiện nay, có tất cả 35 bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-BYT.

Danh mục 35 BNN được hưởng BHXH từ ngày 01/04/2023

1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.

2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.

3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.

4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.

5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.

6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

7. Bệnh hen nghề nghiệp.

8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.

9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen.

10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.

11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.

12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.

13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.

14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.

15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.

16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.

17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.

19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.

20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.

21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.

22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.

23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.

24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.

25. Bệnh sạm da nghề nghiệp.

26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.

27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.

28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.

29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp.

30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.

31. Bệnh lao nghề nghiệp.

32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.

34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

35. Bệnh Covid-19 nghề nghiệp.

2 điều kiện để NLĐ được hưởng chế độ BNN

Theo quy định tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, NLĐ được hưởng chế độ BNN khi đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

1. Bị bệnh thuộc danh mục BNN khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.

Mức hưởng chế độ BNN của NLĐ

1. Từ người sử dụng lao động

Hơn ai hết, người sử dụng lao động là người đầu tiên chịu trách nhiệm khi để NLĐ mắc BNN. Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người sử dụng lao động phải:

a. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định:

+ Chịu trách nhiệm đồng chi trả và các khoản không do BHYT chi trả đối với người tham gia BHYT.

+ Phí giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp suy giảm dưới 5%.

+ Toàn bộ chi phí y tế đối với người không tham gia BHYT.

b. Trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng lao động.

c. Bồi thường cho NLĐ bị BNN:

+ Ít nhất 1,5 tháng lương nếu NLĐ suy giảm từ 5% đến 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu suy giảm từ 11% đến 80%.

+ Ít nhất 30 tháng lương cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ bị chết do BNN.

d. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

2. Từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, BNN

a. Trợ cấp một lần

Điều 48 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về Trợ cấp một lần như sau: Đối tượng được hưởng trợ cấp một lần là NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.

Mức trợ cấp một lần như sau:

- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

- Ngoài mức trợ cấp quy định như trên, NLĐ còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, BNN, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng được xác định mắc BNN.

Quyền lợi của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp
Hằng năm, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ, và khám phát hiện BNN theo quy định pháp luật. Ảnh minh họa: TL

b. Trợ cấp hằng tháng

Điều 49 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định, đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng là NLĐ bị BNN làm suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

Mức trợ cấp hằng tháng như sau:

- NLĐ bị suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

- Ngoài mức trợ cấp như trên, hằng tháng, NLĐ còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, BNN, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng được xác định mắc BNN.

c. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:

Ngoài các khoản nêu trên, NLĐ bị BNN mà tổn thương chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình tùy theo tình trạng bệnh tật.

d. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị:

+ Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe của NLĐ không đảm bảo thì được nghỉ dưỡng sức từ 05 đến 10 ngày:

Tối đa 10 ngày nếu suy giảm từ 51% trở lên.

Tối đa 07 ngày nếu suy giảm từ 31% đến 50%.

Tối đa 05 ngày nếu suy giảm từ 15% đến 30%.

+ Mỗi ngày nghỉ dưỡng sức được hưởng:

25% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại gia đình;

40% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.

Hồ sơ hưởng chế độ BNN

Khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định hồ sơ đề nghị hưởng chế độ BNN cụ thể như sau:

1. Hồ sơ hưởng chế độ BNN lần đầu

Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị nếu điều trị nội trú;

Giấy khám BNN nếu không điều trị nội trú;

Chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt (nếu có);

Văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN;

Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa nếu thanh toán phí giám định y khoa.

2. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ BNN tái phát

Sổ bảo hiểm xã hội;

Kết quả đo đạc môi trường có yếu độc hại nếu điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp BNN;

Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp;

Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị bệnh tật tái phát của Hội đồng giám định y khoa;

Chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt (nếu có);

Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa nếu thanh toán phí giám định y khoa.

3. Hồ sơ hưởng chế độ BNN với người đã nghỉ hưu, thôi việc

Hồ sơ khám BNN;

Văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN;

Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;

Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa nếu thanh toán phí giám định y khoa.

Bổ sung Bổ sung "Bệnh Covid-19 nghề nghiệp" vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH

"Bệnh Covid-19 nghề nghiệp" được bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ ngày 1/4/2023.

Công đoàn tích cực hỗ trợ giảm thiểu, phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động Công đoàn tích cực hỗ trợ giảm thiểu, phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Thực hiện chức năng của mình, tổ chức Công đoàn đã có vô số các hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính ...

Những trường hợp người lao động bị tai nạn không được bồi thường Những trường hợp người lao động bị tai nạn không được bồi thường

Không phải mọi trường hợp người lao động (NLĐ) bị tai nạn tại nơi làm việc hay liên quan đến công việc đều được giải ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cách tính giờ làm thêm và quyền lợi của người lao động

Hướng dẫn pháp luật -

Cách tính giờ làm thêm và quyền lợi của người lao động

Mặc dù pháp luật cho phép tăng số giờ làm thêm nhưng người sử dụng lao động (NSDLĐ) chỉ được tận dụng lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động (NLĐ).

Chi tiết cách tính lương hưu lao động khu vực nhà nước và tư nhân

Hướng dẫn pháp luật -

Chi tiết cách tính lương hưu lao động khu vực nhà nước và tư nhân

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hiện nay cách tính lương hưu của hai khu vực nhà nước và tư nhân có sự khác biệt. Cho nên, cùng thời gian tham gia BHXH như nhau nhưng mức lương hưu ở hai khu vực này không tương đồng, dẫn đến nhiều băn khoăn cho người lao động (NLĐ).

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ

Hướng dẫn pháp luật -

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ

Vì nhiều lý do mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với người lao động (NLĐ) trước thời hạn. Trình tự thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ như nào là đúng luật và NSDLĐ cần phải có trách nhiệm gì với NLĐ?

Người lao động nên làm gì khi nghỉ việc mà công ty không chốt sổ BHXH?

Hướng dẫn pháp luật -

Người lao động nên làm gì khi nghỉ việc mà công ty không chốt sổ BHXH?

Chốt sổ BHXH là trách nhiệm của người sử dụng lao động, được thực hiện với sự phối hợp của cơ quan BHXH. Tuy nhiên, thực tế nhiều người lao động (NLĐ) khi chấm dứt hợp đồng lao động mà công ty không chốt sổ BHXH. Họ cần làm gì?

Hành vi mua bán sổ BHXH bị xử lý thế nào?

Hướng dẫn pháp luật -

Hành vi mua bán sổ BHXH bị xử lý thế nào?

Hành vi mua bán sổ BHXH là vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hình sự.

Đi làm thay vì nghỉ phép năm, người lao động được trả lương như thế nào?

Hướng dẫn pháp luật -

Đi làm thay vì nghỉ phép năm, người lao động được trả lương như thế nào?

Nghỉ phép năm là một trong những quyền lợi mà bất kì người lao động (NLĐ) nào cũng được hưởng. Tuy nhiên, không phải NLĐ nào cũng hiểu đúng và đủ về quyền lợi này dẫn đến việc chịu thiệt thòi.

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
Tăng hệ số trượt giá BHXH 2023, NLĐ được lợi thế nào? Tôi công nhân

Tăng hệ số trượt giá BHXH 2023, NLĐ được lợi thế nào?

Theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), hệ số trượt giá BHXH, so với bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2022, hệ số trượt giá năm 2023 đã được điều chỉnh tăng từ 0,03 cho đến 0,16. Vậy người lao đông (NLĐ) sẽ được hưởng lợi thế nào, hãy tìm hiểu trong chương trình Tôi công nhân.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Những trường hợp người lao động bị tai nạn không được bồi thường

Hướng dẫn pháp luật -

Những trường hợp người lao động bị tai nạn không được bồi thường

Không phải mọi trường hợp người lao động (NLĐ) bị tai nạn tại nơi làm việc hay liên quan đến công việc đều được giải quyết chế độ tai nạn lao động. Vậy, những trường hợp đó cụ thể là gì?

Khi bị công ty nợ lương, người lao động nên làm gì?

Hướng dẫn pháp luật -

Khi bị công ty nợ lương, người lao động nên làm gì?

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc không chi trả lương cho người lao động (NLĐ) theo đúng số lượng và thời hạn đã cam kết. Vậy khi đó, NLĐ nên làm gì để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình?

Người lao động cần làm gì để được hưởng kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp?

Hướng dẫn pháp luật -

Người lao động cần làm gì để được hưởng kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp?

Khi được xác định mắc bệnh nghề nghiệp (BNN), tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Tuy nhiên, nhiều người lao động (NLĐ) chưa biết, hồ sơ đề nghị kinh phí hỗ trợ BNN gồm những gì và NLĐ sẽ được hưởng mức hỗ trợ kinh phí đó bao nhiêu.

Thời hạn điều tra TNLĐ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có TNLĐ xảy ra

Hướng dẫn pháp luật -

Thời hạn điều tra TNLĐ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có TNLĐ xảy ra

Tai nạn lao động (TNLĐ) là rủi ro mà người lao động (NLĐ) có thể phải đối mặt trong quá trình làm việc của mình. Hiểu về thời hạn điều tra TNLĐ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có TNLĐ xảy ra sẽ giúp cho NLĐ không may gặp TNLĐ nắm rõ quyền lợi của mình, từ đó chủ động theo dõi, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm hỗ trợ, bồi thường theo quy định của pháp luật.