Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động - HÀ TẤT THẮNG, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội HÀ TẤT THẮNG, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Từ năm 2017, khi bắt đầu thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), hằng năm, Chính phủ thay vì tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ vào tháng 3, đã chọn Tháng 5 là Tháng Hành động về ATVSLĐ gắn với Tháng Công nhân. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của công đoàn trong công tác ATVSLĐ.
Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024
Nội dung bài phỏng vấn đã được đăng trang trọng trên Tạp chí An toàn, vệ sinh lao động (in) số 346, tháng 5/2024. Tạp chí Lao động và Công đoàn điện tử xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc nội dung bài viết.

Bức tranh toàn cảnh không mấy sáng sủa

Công tác ATVSLĐ giữ một vai trò rất lớn trong phát triển bền vững, tác động không nhỏ tới lĩnh vực xã hội, kinh tế và môi trường. Điều kiện lao động (ĐKLĐ) nguy hiểm, có hại đã gây ra cái chết của hàng triệu người trên khắp thế giới, làm tổn thương sức khoẻ của hàng trăm triệu người mỗi năm, làm giảm sút nghiêm trọng khả năng lao động của NLĐ, làm ảnh hưởng đến giống nòi và gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế, tác động xấu đến môi trường trong nhiều năm.

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn (thứ 5 từ phải sang) và Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam Đỗ Đức Hùng (thứ 7 từ trái sang) trao quà cho cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tháng Công nhân và Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động
năm 2024. Ảnh: T. Huyền.

Các số liệu thống kê tại Cộng đồng châu Âu cho thấy, trong số 115 triệu NLĐ của Cộng đồng châu Âu đã có hơn 10 triệu người bị tai nạn lao động (TNLĐ) hoặc bệnh nghề nghiệp (BNN) hàng năm.

Số người chết vì TNLĐ là hơn 8.000 người/ năm; thiệt hại kinh tế khoảng 26 tỉ euro/năm. Tại Mỹ, mỗi ngày có hàng trăm người bị thương tật do TNLĐ và hàng chục người chết do TNLĐ, BNN, thiệt hại kinh tế hàng năm do TNLĐ xảy ra trong công nghiệp là 190 tỉ đô la Mỹ.

Theo ước tính chung của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ĐKLĐ không an toàn và kém vệ sinh làm cho khoảng 160 triệu người mắc BNN và 270 triệu vụ tai nạn kể cả chết người và không chết người xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm, làm thiệt hại khoảng 4% GDP của toàn thế giới.

Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho thấy, ĐKLĐ rủi ro, có hại đã góp phần gây ra sự hoành hành một số bệnh trên thế giới.

Tình hình TNLĐ, BNN tại Việt Nam và nguyên nhân

Tại Việt Nam, ĐKLĐ kém an toàn, rủi ro cũng đang bào mòn sức khỏe NLĐ và là một trong những nguồn gây ra ô nhiễm môi trường ở mức báo động. Qua số liệu đo kiểm môi trường hàng năm cho thấy, năm tỷ lệ số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép ở mức cao là năm 2023 với 4,8% số mẫu đo (52.876 mẫu/1.099.658 mẫu), trong đó chủ yếu là ồn, rung, ánh sáng, vi khí hậu.

ĐKLĐ nguy hiểm, có hại đã gây ra tình hình TNLĐ, BNN ở mức báo động.

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

Các đơn vị sản xuất, kinh doanh và người lao động Cao Bằng ký cam kết hưởng ứng Tháng Công nhân - Tháng Hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024. Ảnh: Ngọc Dung.

Theo thông báo TNLĐ năm 2023, trên toàn quốc đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn làm 7.553 người bị nạn, trong đó 1.720 người bị thương nặng, 662 vụ TNLĐ làm 699 người chết; gây thiệt hại tài sản gần 16.357 tỷ đồng và gần 150 ngàn ngày công.

Con số ước tính TNLĐ thực tế có thể còn cao gấp khoảng 3 lần so với thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. BNN cũng có xu hướng gia tăng cả về số người mắc và loại bệnh.

Năm 2023 đã phát hiện thêm 696 người mắc BNN, trong đó số đã qua giám định là 600 người, chủ yếu là số ca bệnh bụi phổi silic, bụi phổi than, điếc nghề nghiệp.

Đáng chú ý là, do số cơ sở khám sức khoẻ ít và khả năng khám BNN của Việt Nam cũng rất hạn chế nên thực tế số người mắc BNN có thể cao hơn nhiều lần số báo cáo. Qua khám sức khoẻ định kỳ năm 2023 cho thấy, tỷ lệ NLĐ có sức khoẻ yếu (loại 4) và rất yếu (loại 5) đứng ở mức cao, chiếm 8,9% số người được khám (2.479.320)

Nguyên nhân chính của ĐKLĐ xấu, gây mất ATVSLĐ hiện nay do trình độ công nghệ sản xuất ở Việt Nam còn lạc hậu, người sử dụng lao động chưa quan tâm nhiều đến việc cải thiện ĐKLĐ, tạo ra nơi làm việc an toàn, thoải mái cho NLĐ mà mới chỉ chú trọng đến kinh tế.

Người sử dụng lao động chưa nhận thấy hết lợi ích của công tác ATVSLĐ đối với năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cũng như đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng tiêu dùng cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội.

Còn nguyên nhân của rất nhiều vụ TNLĐ, BNN chủ yếu do ý thức chủ quan của người sử dụng lao động, NLĐ còn lơ là, thiếu quan tâm đến việc xây dựng, thực hiện các nội quy, quy trình, các biện pháp cải thiện ĐKLĐ và việc duy trì, kiểm soát tại nơi làm việc.

Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng Nhà nước mới chủ yếu chỉ tập trung vào những lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao, trọng tâm, trọng điểm, và khi cần thiết vẫn chủ yếu là do các cơ sở thực hiện thông qua việc thiết lập, duy trì hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát.

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn
Chuyên viên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao đổi kiến thức về an toàn vệ sinh
lao động cho các đại biểu là cán bộ công đoàn phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động tại Kiên Giang. Ảnh: Nguyên Anh.

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong bối cảnh mới

Hiện Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư, nhà sản xuất các mặt hàng trong nhiều chuỗi cung ứng, được chọn là “cứ điểm sản xuất của các chuỗi cung ứng hàng hóa”, điểm đầu và là điểm đến quan trọng của chuỗi cung ứng một số mặt hàng nông sản chủ lực, một số mặt hàng công nghệ, hàng tiêu dùng.

Điều này đòi hỏi các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động, NLĐ phải nhận thức được sâu sắc vai trò của công tác ATVSLĐ đối với việc duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa, phục vụ cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của đất nước.

Trước bức tranh toàn cảnh về công tác ATVSLĐ như vậy, Ban Chỉ đạo Tháng Hành động về ATVSLĐ Trung ương đã lựa chọn chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” cho Tháng Hành động ATVSLĐ năm 2024.

Qua đó, thúc đẩy các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, NLĐ và cộng đồng quan tâm, tuân thủ các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện công tác ATVSLĐ tại cơ sở thông qua các hoạt động như cải thiện ĐKLĐ, rà soát, xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ; chăm sóc sức khỏe NLĐ, phòng ngừa TNLĐ, BNN; nâng cao nhận thức vai trò của công tác ATVSLĐ đối với việc duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và phục vụ cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của đất nước.

Trong Tháng Hành động về ATVSLĐ, mỗi cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ tổ chức các hoạt động hưởng ứng thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan, đơn vị mình gắn với việc triển khai Chỉ thị số 31-CT/ TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ trong tình hình mới.

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn
Hơn 150 cán bộ Công đoàn, an toàn vệ sinh viên tham gia lớp tập huấn công tác an toàn lao động do Liên đoàn Lao động thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Ảnh: CĐCS.

Tập trung chủ yếu vào các hoạt động như đối thoại Hội đồng Quốc gia và cấp tỉnh về ATVSLĐ; tổ chức thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra tại doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, các tổ chức dịch vụ về ATVSLĐ; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ; thăm nạn nhân bị TNLĐ, BNN; thực hiện các hoạt động chăm sóc, khám sức khỏe NLĐ...

Vai trò của tổ chức Công đoàn

Tháng Hành động về ATVSLĐ năm 2024 có được triển khai sâu rộng tới đông đảo đội ngũ người sử dụng lao động, NLĐ hay không phụ thuộc rất nhiều vào các cấp công đoàn trong việc thúc đẩy công tác phối hợp giữa tổ chức Công đoàn với các cơ quan chức năng, chính quyền đồng cấp và người sử dụng lao động trong việc triển khai các chương trình, hành động cụ thể về ATVSLĐ, cải thiện ĐKLV, phát động thi đua, đẩy mạnh phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ, góp phần xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.

Thông qua đó, tổ chức Công đoàn cũng sẽ làm tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ, tạo sự quan tâm hơn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, chủ doanh nghiệp và toàn xã hội đối với vấn đề an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của NLĐ.

Nhiều hoạt động đã diễn ra trước, trong và sau Tháng Hành động về ATVSLĐ thiết thực của các cấp công đoàn như thăm gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN, hội thảo, tọa đàm, tập huấn, thi trực tuyến tìm hiểu về ATVSLĐ, đối thoại, thương lượng tập thể với trọng tâm là thời giờ làm việc, ATVSLĐ; tổ chức “Bữa cơm Công đoàn”; xây dựng môi trường làm việc an toàn, “Xanh - Sạch - Đẹp”, thân thiện; giảm căng thẳng tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ”; quan tâm khen thưởng, biểu dương NLĐ trực tiếp sản xuất và đội ngũ an toàn vệ sinh viên; giám sát việc thực hiện pháp luật về ATVSLĐ, tập trung vấn đề quan trắc môi trường lao động một số ngành, nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao TNLĐ, BNN, như chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

Chỉ thị số 31-CT/TW của Ban Bí thư cũng nhấn mạnh vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc giám sát, phản biện thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ nhằm góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ATVSLĐ; kịp thời phát hiện những sai sót, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách ATVSLĐ cho phù hợp với tình hình mới, góp phần cải thiện ĐKLĐ, kiểm soát TNLĐ, BNN, bảo vệ nguồn nhân lực hướng tới một nền sản xuất an toàn, có năng suất cao trong toàn bộ chuỗi cung ứng, góp phần thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 và đặc biệt là Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 Về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ trong tình hình mới.

Mới quý độc giả xem Talk Công đoàn: "Tôi tự hào làm nghề An toàn, vệ sinh lao động vì tính nhân văn cao cả của nó":

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024 Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, ...

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa ban hành chỉ thị mới về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công ...

Trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong Quân đội về công tác ATVSLĐ Trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong Quân đội về công tác ATVSLĐ

Trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong Quân đội về công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được quy định tại Điều ...

An toàn vệ sinh lao động - chương trình phúc lợi quan trọng của tổ chức Công đoàn An toàn vệ sinh lao động - chương trình phúc lợi quan trọng của tổ chức Công đoàn

Chương trình phúc lợi đoàn viên của tổ chức Công đoàn không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các ưu đãi mua hàng giảm ...

Chỉ thị 31-CT/TW của Ban Bí thư nhấn mạnh vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ Chỉ thị 31-CT/TW của Ban Bí thư nhấn mạnh vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Ngày 19/3/2024, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo ...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là người để ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Người lao động -

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động -

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.

Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Người lao động -

Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Người lao động -

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt Podcast

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt

Hành trình 30 năm từ những ngày đầu gian khó, đến những trái ngọt hôm nay là những kỷ niệm khó quên với các thầy, cô giáo tại Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thị Hải Phòng.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới Video

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới

Sáng 8/11, tại TP. Vinh, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho các Trưởng ban Tuyên giáo Công đoàn.

Đọc thêm

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động

Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.

Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Người lao động -

Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Người lao động -

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Người lao động -

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Người lao động -

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

An toàn, vệ sinh lao động -

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Người lao động -

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.

Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá

An toàn, vệ sinh lao động -

Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá

Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).

Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động

Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.