Đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam:

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

An toàn, vệ sinh lao động - NGÔ KHIÊM (thực hiện)

Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 có chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, được tổ chức từ ngày 01 - 31/5/2024 trên phạm vi toàn quốc nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Nhân dịp này, đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên (PV) Tạp chí ATVSLĐ về những hoạt động trọng tâm trong Tháng Hành động về ATVSLĐ.
Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024
Nội dung bài phỏng vấn đã được đăng trang trọng trên Tạp chí An toàn, vệ sinh lao động (in) số 346, tháng 5/2024. Tạp chí Lao động và Công đoàn điện tử trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết này.

PV: Thưa đồng chí, Công đoàn Việt Nam đã cụ thể hóa vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ trong tình hình mới như thế nào?

Đồng chí Phan Văn Anh: Ngày 19/3/2024 vừa qua, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ trong tình hình mới, trong đó có nêu 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần triển khai nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

Đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi công nhân Đàm Văn Đội, Công ty Than Thống Nhất không may bị tai nạn lao động. Ảnh: Hà Anh.

Đồng thời yêu cầu cần phải phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, các cơ quan báo chí trong vận động, tuyên truyền, xây dựng văn hóa an toàn lao động trong hội viên, đoàn viên và nhân dân.

Để thực hiện tốt các nội dung của Chỉ thị số 31-CT/TW, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo các cấp công đoàn tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau: Trước hết, các cấp công đoàn cần quán triệt và nắm rõ tinh thần chung của Chỉ thị, đó là “Bảo đảm quyền của NLĐ được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ và bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân”; nêu cao trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác ATVSLĐ, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh con người, góp phần phát triển bền vững doanh nghiệp và đất nước.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp công đoàn trong vận động, tuyên truyền, xây dựng văn hóa an toàn lao động trong đoàn viên và NLĐ; đẩy mạnh hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo đảm ATVSLĐ và điều kiện làm việc, gắn với việc cụ thể hóa khâu đột phá trong Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn các cấp đối với công tác ATVSLĐ; dành nguồn lực thỏa đáng cho công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn và công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả phong trào thi đua về ATVSLĐ, nhất là phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ”. Củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của an toàn vệ sinh viên để an toàn vệ sinh viên trở thành nòng cốt trong hoạt động ATVSLĐ tại cơ sở.

Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động về ATVSLĐ hằng năm. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về ATVSLĐ để cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ trong các doanh nghiệp; đề xuất bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội; đào tạo kỹ sư, thạc sĩ về ATVSLĐ để cung cấp nhân lực làm công tác ATVSLĐ cho hệ thống công đoàn, cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp.

PV: Vậy thì đâu là điểm mới của Tháng Hành động về ATVSLĐ năm nay, thưa đồng chí?

Đồng chí Phan Văn Anh: Thực hiện Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tháng Hành động về ATVSLĐ hằng năm, trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả tổ chức Tháng Hành động về ATVSLĐ năm trước, Ban chỉ đạo Tháng Hành động về ATVSLĐ Trung ương xây dựng Kế hoạch triển khai Tháng Hành động về ATVSLĐ vào tháng 5 hằng năm với một chủ đề và các hoạt động khác nhau để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

Đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: Công đoàn Hà Tĩnh.

Năm nay, chủ đề của Tháng Hành động về ATVSLĐ là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”. Đây là chủ đề khá mới với thông điệp là trong bối cảnh hiện nay, sản phẩm của đơn vị này có thể là đầu vào của đơn vị khác; các đơn vị, doanh nghiệp không chỉ hoạt động độc lập mà có mối quan hệ lẫn nhau trong cả chuỗi cung ứng, nhất là đối với các hàng hóa xuất khẩu.

Việc thúc đẩy, nâng cao ý thức trách nhiệm về ATVSLĐ cần tiếp cận với nâng cao trách nhiệm xã hội của người tiêu dùng, khách hàng và toàn bộ doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Ngoài các hoạt động duy trì giống các năm trước, như: Tổ chức tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của Tháng Hành động về ATVSLĐ; chia sẻ các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác ATVSLĐ; phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân; thăm hỏi các gia đình, nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra, giám sát về ATVSLĐ...

Tổng LĐLĐ Việt Nam còn phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về ATVSLĐ trong toàn quốc; tổ chức các hội thảo, tọa đàm chuyên đề về vấn đề an toàn và sức khỏe NLĐ cấp Trung ương; tại các địa phương, ngành thì căn cứ vào điều kiện thực tế sẽ có các kế hoạch hành động riêng để chăm lo và đảm bảo tốt hơn quyền lợi của đoàn viên, NLĐ.

PV: Để hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ đạt hiệu quả cao nhất, theo đồng chí, các cấp công đoàn, nhất là khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất cần phải làm gì?

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

Đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trao quà Tết cho lao động khó khăn tại Bình Dương. Ảnh: Công đoàn Bình Dương.

Đồng chí Phan Văn Anh: Các cấp công đoàn nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, tập trung đông CNLĐ trực tiếp sản xuất cần phải có nhiều hoạt động thiết thực hơn và phải làm tốt hơn công tác chăm lo, đại diện, bảo vệ sức khỏe, ATVSLĐ cho NLĐ.

Các cấp ủy, chuyên môn, doanh nghiệp, NLĐ phải coi ATVSLĐ là hoạt động thường xuyên, liên tục, không được lơ là, trong đó các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động về ATVSLĐ là đợt cao điểm về truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của doanh nghiệp.

Để Tháng Hành động về ATVSLĐ năm 2024 đạt hiệu quả cao nhất, các cấp công đoàn cần phối hợp chặt chẽ với chuyên môn, lãnh đạo doanh nghiệp và các cơ quan chức năng trong các hoạt động sau đây: Thúc đẩy các hoạt động thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ đến các doanh nghiệp, đoàn viên, NLĐ với nhiều hình thức đa dạng, dễ hiểu, lan tỏa đến nhiều NLĐ.

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương tặng quà cho người lao động khó khăn tại lễ phát động Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024. Ảnh: Hà Anh - Báo Hải Dương.

Tổ chức thăm hỏi, động viên, chia sẻ khó khăn với các gia đình, nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về ATVSLĐ cho cán bộ công đoàn cơ sở, an toàn vệ sinh viên ở các doanh nghiệp.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ, trọng tâm là công tác huấn luyện ATVSLĐ; tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho đoàn viên, NLĐ; tổ chức quan trắc môi trường lao động; tổ chức hội nghị NLĐ; tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể những điều khoản có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật; tổ chức rà soát, sửa đổi hoặc ban hành mới kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn; tổ chức tự kiểm tra, đánh giá nguy cơ rủi ro tại nơi làm việc.

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Mời quý độc giả xem Talk Công đoàn: "Để bất kỳ ai cũng tiếp cận được các học liệu về an toàn lao động".

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024 Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, ...

Cần đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong nghề chăm sóc tóc Cần đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong nghề chăm sóc tóc

Các cơ sở chăm sóc tóc ngày càng thu hút đông khách hàng, nhất là sau khi dịch Covid-19, nhiều người muốn tìm cảm giác ...

Nâng cao ý thức chủ động chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động Nâng cao ý thức chủ động chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 đã nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của tất cả ...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Kiểm tra, giám sát 24 doanh nghiệp sau vụ nổ lò hơi

An toàn, vệ sinh lao động -

Đồng Nai: Kiểm tra, giám sát 24 doanh nghiệp sau vụ nổ lò hơi

Sau vụ nổ lò hơi làm chết 6 người, bị thương 5 người (xảy ra ngày 1/5 tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại gỗ Bình Minh), tỉnh Đồng Nai đã tăng cường kiểm soát các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

8 đơn vị cảnh sát chữa cháy quên mình cứu người khiến người dân cảm động

An toàn, vệ sinh lao động -

8 đơn vị cảnh sát chữa cháy quên mình cứu người khiến người dân cảm động

Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) đã nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tháng 4 - 5/2024.

Chuyện nghỉ hưu sớm của diễn viên xiếc lên diễn đàn Quốc hội

An toàn, vệ sinh lao động -

Chuyện nghỉ hưu sớm của diễn viên xiếc lên diễn đàn Quốc hội

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã đề xuất giảm độ tuổi nghỉ hưu cho viên chức lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có diễn viên xiếc.

Nghề xiếc - muôn vàn âu lo

An toàn, vệ sinh lao động -

Nghề xiếc - muôn vàn âu lo

Liên đoàn Xiếc Việt Nam kiến nghị, việc tăng tuổi nghỉ hưu như hiện nay với diễn viên xiếc là không phù hợp với đặc thù ngành nghề. Đơn vị gặp khó khăn trong giải quyết việc làm cho nghệ sĩ biểu diễn sau thời kỳ đỉnh cao.

Điều chỉnh chế độ, chính sách với diễn viên xiếc: Phải nhanh lên mới kịp!

An toàn, vệ sinh lao động -

Điều chỉnh chế độ, chính sách với diễn viên xiếc: Phải nhanh lên mới kịp!

Bằng tâm huyết với sự phát triển của Xiếc Việt Nam, NSND Tạ Duy Ánh trăn trở, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến diễn viên xiếc. Tuy nhiên, chế độ chính sách động viên “chiến sĩ trên mặt trận văn hoá” phải theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội. Phải nhanh lên mới kịp!

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

Từ năm 2017, khi bắt đầu thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), hằng năm, Chính phủ thay vì tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ vào tháng 3, đã chọn Tháng 5 là Tháng Hành động về ATVSLĐ gắn với Tháng Công nhân. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của công đoàn trong công tác ATVSLĐ.

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên

Đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào? Tôi công nhân

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào?

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Đón xem Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khoá" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khoá" phát triển đoàn viên

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 22/6/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 Infographic

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024

Lương cơ sở sau ngày 1/7/2024 sẽ tăng khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Dự kiến Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 như sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk Video

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk

Ngày hội Việc làm tỉnh Đắk Lắk năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng tiếp đón trên 1.000 người lao động, đại biểu, quan khách tham dự. Chương trình do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Lao động Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức, chính thức diễn ra lúc 8 giờ ngày 14/6 tại số 9, đường 10 tháng 3 (đường Vành Đai).

Đọc thêm

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện hiệu quả công tác ATVSLĐ tại đơn vị mình.

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, tập đoàn, tổng công ty công ty, tổ chức có liên quan tăng cường công tác ATVSLĐ, đặc biệt là kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Ngộ độc thực phẩm: Phải trừng trị để làm gương

Người lao động -

Ngộ độc thực phẩm: Phải trừng trị để làm gương

Pháp luật Việt Nam đã hoàn thiện, quy định rất chặt chẽ về xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Vệ snh an toàn thực phẩm (VSATTP), chỉ cần tổ chức, cá nhân vận dụng đúng, xử lý nghiêm minh thì các vụ ngộ độc thực phẩm như hiện nay rất ít xảy ra.

Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn

Mới đây, Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam (Nghệ An) đã có văn bản gửi LĐLĐ tỉnh Nghệ An, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An, Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An về việc đề nghị hỗ trợ đối với NLĐ Công ty TNHH Châu Tiến.

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm

An toàn, vệ sinh lao động -

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm

Kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm… là nguyên nhân đã được xác định của một số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra thời gian qua. Để rõ hơn về các quy định của pháp luật và các giải pháp giảm thiểu những vụ việc ngộ độc thực phẩm, Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội). Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

An toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ

An toàn, vệ sinh lao động -

An toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ

Trong các phương pháp làm việc của mình, an toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ để làm gương cho mọi người trong tổ cùng thực hiện.

Công đoàn Vietnam Airlines và chuỗi hoạt động sôi nổi nhân Tháng công nhân

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn Vietnam Airlines và chuỗi hoạt động sôi nổi nhân Tháng công nhân

Hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Công đoàn Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tổ chức chuỗi hoạt động, trong đó có cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về Công đoàn Việt Nam; pháp luật về ATVSLĐ và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam”.

Nhiệm vụ hằng ngày của an toàn vệ sinh viên là gì?

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiệm vụ hằng ngày của an toàn vệ sinh viên là gì?

Nhiệm vụ quan trọng hằng ngày của an toàn vệ sinh viên tại nơi làm việc là kiểm tra tình trạng an toàn, vệ sinh và theo dõi việc người lao động tuân thủ các quy định về an toàn...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là người để lại cho dân tộc ta một thời đại Hồ Chí Minh, hệ tư tưởng Hồ Chí Minh tiến bộ, nhân văn cùng đạo đức cách mạng, phong cách làm việc vì nước vì dân. Trong hệ tư tưởng đó có tư tưởng về chính sách lao động, về đảm bảo an toàn cho người lao động. Bác luôn chăm lo tạo việc làm cho người dân, đào tạo nghề, nâng cao trình độ công nhân, tiền lương cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động, giải quyết hài hòa các mối quan hệ lao động...

Phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng

An toàn, vệ sinh lao động -

Phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng

Sau hàng loạt các vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có các vụ ngộ độc khiến hàng trăm công nhân bị ảnh hưởng đến sức khoẻ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã đề nghị cần tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, bếp ăn tập thể.