Phát triển ngành than gắn với an toàn lao động, bảo vệ môi trường
An toàn, vệ sinh lao động - 24/07/2024 11:54 TS. Bùi Mạnh Tùng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Ứng dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại phát triển ngành than
Theo số liệu thống kê từ giai đoạn 2010-2020, sản lượng than khai thác lộ thiên khoảng 189,097 triệu tấn (chiếm 43,4% sản lượng than nguyên khai toàn ngành), than khai thác hầm lò khoảng 238,984 triệu tấn (chiếm 54,9% sản lượng than nguyên khai toàn ngành).
Trong giai đoạn 2011 - 2020, tỷ trọng sản lượng than khai thác bằng phương pháp lộ thiên giảm dần, hầm lò tăng dần (năm 2011 tỷ lệ khai thác lộ thiên là 55%, khai thác hầm lò là 45%; đến năm 2020 tỷ lệ khai thác lộ thiên giảm xuống còn 38,7%, khai thác hầm lò tăng lên 61,3%) [1].
Khai thác hầm lò tại mỏ than Mạo Khê. Ảnh: Nguyễn Kiên. |
Theo số liệu thống kê từ giai đoạn 2010-2020, sản lượng than khai thác lộ thiên khoảng 189,097 triệu tấn (chiếm 43,4% sản lượng than nguyên khai toàn ngành), than khai thác hầm lò khoảng 238,984 triệu tấn (chiếm 54,9% sản lượng than nguyên khai toàn ngành).
Trong giai đoạn 2011 - 2020, tỷ trọng sản lượng than khai thác bằng phương pháp lộ thiên giảm dần, hầm lò tăng dần (năm 2011 tỷ lệ khai thác lộ thiên là 55%, khai thác hầm lò là 45%; đến năm 2020 tỷ lệ khai thác lộ thiên giảm xuống còn 38,7%, khai thác hầm lò tăng lên 61,3%) [1].
Để đạt được mục tiêu chiến lược đó, ngành khai thác than hầm lò cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở phát triển theo chiều rộng đi đôi với tăng cường phát triển theo chiều sâu bằng cách áp dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tận thu tài nguyên và hiệu quả kinh doanh.
Đặc biệt cần chú trọng nghiên cứu, áp dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn để phát triển các mỏ than theo tiêu chí “Mỏ sạch, mỏ an toàn, mỏ thông minh”.
Theo chiến lược phát triển của ngành than Việt Nam đòi hỏi các công ty than trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phải không ngừng gia tăng về sản lượng khai thác. Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ có tầm quan trọng đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến dây chuyền công nghệ, sản lượng khai thác than. Mỗi phương án mở vỉa hay chuẩn bị ruộng mỏ phải phù hợp với một điều kiện mỏ, địa chất nhất định, phù hợp với dây chuyền công nghệ của mỏ.
Công tác đào lò ở các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh chủ yếu được thực hiện bằng khoan nổ mìn, mức độ cơ giới hóa còn khá thấp. Theo số liệu thống kê cho thấy, tốc độ đào lò tại các mỏ hầm lò hiện đang rất thấp, tốc độ đào chống lò trung bình chỉ đạt 24-:-52,3m/tháng đối với lò đá và 54,4-:-75 m/tháng đối với lò than [2]. Trong những năm gần đây một số mỏ hầm lò đã được đầu tư thiết bị đào lò cơ giới hóa, như tại mỏ than Vàng Danh, Hạ Long, Khe Chàm, Dương Huy, Uông Bí, Nam Mẫu.
Kết quả áp dụng ban đầu cho thấy, một số dây truyền tương đối phù hợp với điều kiện địa chất, thực tế sản xuất của các mỏ, cho năng suất cao, giảm nhân công. Tuy nhiên, một số thiết bị đào lò còn chưa phát huy được năng suất. Ngoài ra, một số đơn vị đã đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá trong công tác đào lò. Chẳng hạn đối với đào lò đá đã được đầu tư dây chuyền đào lò như: Máy đào lò Combai, xe khoan, máy xúc. Riêng với lò phân tầng, lò thông gió có tiết diện nhỏ hiện một số mỏ áp dụng máy xúc mini kết hợp máng cào.
Hầu hết các mỏ hầm lò đã trang thiết bị giám sát tự động
Ngành khai thác mỏ nói chung và ngành khai thác mỏ hầm lò nói riêng là một trong những ngành nghề nặng nhọc và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an toàn trong lao động. Điều này được thể hiện qua nhiều vụ tai nạn nặng nề và số người bị mắc bệnh nghề nghiệp. Những hiểm họa xảy ra trong hoạt động khai thác khoáng sản rắn bằng phương pháp hầm lò có nhiều nguyên nhân khác nhau, như: Nổ khí mê tan và nổ bụi than, nổ bụi quặng chứa lưu huỳnh, bục nước và lụt mỏ, sập đổ đất đá ở đường lò và sập đổ than ở lò chợ, cháy mỏ...
Công nhân Công ty CP Than Mông Dương điều khiển máy khấu than lò chợ CGH hạng nhẹ tại khu lò chợ VM-L(7)-1 mức -250/-100 vỉa 7. Ảnh: Báo Quảng Ninh. |
Thực tế ngành mỏ hầm lò ở nước ta cũng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động dẫn đến thiệt hại cả về tính mạng con người cũng như thiết bị, như: Vụ nổ khí mê tan ở mỏ than Mạo Khê năm 1999 tại lò xuyên vỉa mức (-) 80 làm cho 19 công nhân tử nạn hay vụ nổ khí mê tan năm 2008 tại mỏ than Khe Chàm khiến 11 người chết và 22 người bị thương. Gần đây cũng liên quan đến cháy, nổ khí trong hầm lò tại mỏ than Thống Nhất vào ngày 3/4/2024 đã khiến 4 công nhân tử vong. Ngoài ra còn rất nhiều các sự cố mất an toàn khác xảy ở các mỏ.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác an toàn và bảo hộ lao động, các đơn vị mỏ đã thường xuyên đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng tuyên truyền, huấn luyện giáo dục an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn, vệ sinh lao động. Đến nay thì hầu hết các mỏ hầm lò đã được đầu tư trang thiết bị giám sát tự động để cảnh báo nguy cơ sự cố có thể xảy ra, như hệ thống giám sát tự động đo nồng độ khí mê tan và khí độc hại khác.
Lò chợ CGH công suất 1,2 triệu tấn than/năm của Công ty CP Than Hà Lầm. Ảnh: Báo Quảng Ninh. |
Tăng cường kiểm tra thực hiện an toàn bảo hộ lao động
Để thực hiện thành công chiến lược phát triển ngành than, trong khi điều kiện khai thác mỏ than hầm lò ngày càng xuống sâu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, chi phí sản xuất tăng. Cũng như thực hiện mục tiêu tăng năng suất lao động, đảm bảo an toàn và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Ngành khai thác than hầm lò cần phát triển theo các hướng sau đây:
Một là, tiếp tục hoàn thiện công nghệ và tổ chức công tác đào chống lò theo hướng cơ giới hóa áp dụng cho các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh nhằm nâng cao tốc độ đào lò, năng suất lao động, đảm bảo an toàn, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững ngành than.
Hai là, cải tạo những mỏ cũ và xây dựng một số mỏ mới theo hướng tăng sản lượng, hiệu quả khai thác. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật để khai thác tận thu tài nguyên khoáng sản trong do tổn thất công nghệ gây ra.
Ba là, ưu tiên áp dụng các hệ thống khai thác gương lò chợ dài cùng với việc đầu tư hợp lý để cơ khí hóa các khâu công tác chính hoặc cơ khí hóa toàn phần các công tác sản xuất lò chợ. Nghiên cứu và dần dần áp dụng công nghệ tự động hóa, “lò chợ không người” vào các gương lò chợ ngắn.
Bốn là, tăng cường huấn luyện, kiểm tra giám sát về thực hiện an toàn bảo hộ lao động; tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị tự động hóa trong công tác phòng ngừa hiểm họa xảy ra trong khai thác mỏ hầm lò.
Năm là, đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than nhằm chuẩn bị cơ sở tài nguyên tin cậy cho sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành; kết hợp đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác để bổ sung nguồn than cho nhu cầu lâu dài trong nước.
Sáu là, phát triển ngành than gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vùng than; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Quyết định 55/QĐ-TTg ngày 17/1/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- https://baochinhphu.vn/day-manh-cong-tac-dao-lo-dap-ung-cho-san-xuat-than-102220927173948711.htm
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn
- Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng
- Bàn giao công đoàn cơ sở về Công đoàn Dầu khí Việt Nam
- Công đoàn giúp anh Nguyễn Văn Viên vượt qua khó khăn, an tâm công tác
- Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân