Vận hành nồi hơi sao cho an toàn?
An toàn, vệ sinh lao động - 19/07/2024 13:15 Hà Vy
Doanh nghiệp và công đoàn chủ động đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe người lao động |
Có những loại nồi hơi nào?
Nồi hơi là thiết bị sử dụng đốt các nhiên liệu để đun sôi nước tạo thành hơi nước quá nhiệt để cung cấp cho các hoạt động trong công nghiệp hoặc dân dụng như vận hành đầu máy xe lửa hơi nước, vận hành turbine máy phát điện hoặc sấy, nhuộm, giặt là…
Phân loại theo nhiên liệu đốt, có ba loại nồi hơi phổ biến là nồi hơi đốt củi, nồi hơi đốt than hoặc nồi hơi đốt dầu.
Một loại nồi hơi đốt than củi. Ảnh minh hoạ |
Phân loại theo cấu tạo nồi hơi, có nồi hơi ống lửa, nồi hơi ống nước, nồi hơi tận dụng nhiệt thải (HRSG), nồi hơi làm mát, nồi hơi sôi lại, nồi hơi đi qua một lần.
Chỉ số kỹ thuật chính của nồi hơi: công suất sinh nhiệt của nồi hơi là khả năng nhiệt hoá hơi của nồi hơi trên một đơn vị thời gian. Đơn vị thường dùng là T/h (01 tấn hơi/01 giờ) nghĩa là trong 01 giờ nồi hơi này có thể làm hoá hơi một khối lượng nước là 1m3 tới một áp suất nhất định. Các nồi hơi có thể có công suất từ vài trăm kg/h đến vài nghìn T/h với áp suất làm việc có thể lên tới mấy trăm Bar.
Những mối nguy hiểm đặc trưng và yêu cầu khi sử dụng, vận hành nồi hơi
Nguy cơ nổ (nổ vật lý): do kết cấu và vật liệu chế tạo nồi hơi không đảm bảo an toàn; không có chế độ kiểm tra định kỳ để phát hiện tình trạng kết cấu thiết bị không có khả năng chịu áp lực.
Nguy cơ bỏng: do hơi nước nóng bị rò rỉ qua các van khóa, van an toàn, bể ống thủy sáng, than cháy văng bắn qua cửa nồi,… do va chạm, tiếp xúc với các bộ phận thiết bị có nhiệt độ cao.
Cán bộ của VIện Khoa học ATVSLĐ khảo sát hiện trường vụ nổ nồi hơi nghiêm trọng tại Đồng Nai. Ảnh: Anh Thơ |
Các chất nguy hiểm và có hại: Môi trường làm việc có nhiều bụi, nóng, không thông thoáng, tích tụ hơi khí độc (CO, CO2,…)
Điện giật: do các thiết bị điện đi kèm nồi hơi không được lắp đặt đảm bảo an toàn đúng kỹ thuật.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, vận hành nồi hơi, về mặt kỹ thuật an toàn, nồi hơi phải được chế tạo và lắp đặt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định kỹ thuật an toàn, đăng ký sử dụng theo quy định. Người sử dụng lao động của doanh nghiệp phải giao trách nhiệm quản lý thiết bị cho cơ quan quản lý thiết bị bằng văn bản.
Không được phép đưa vào vận hành các nồi hơi chưa được đăng kiểm. Không đưa nồi hơi vào hoạt động khi các thiết bị an toàn không đảm bảo, ví dụ: van an toàn chưa được cân chỉnh và niêm chì đúng quy định; áp kế hoạt không chính xác, mặt kính bị vỡ, mất kim.
Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe, đã được huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về kiến thức chuyên môn, quy trình kỹ thuật an toàn vận hành thiết bị chịu áp lực được cấp chứng chỉ nghề và thẻ huấn luyện an toàn lao động mới được giao vận hành thiết bị. Người sử dụng lao động phải ra quyết định giao trách nhiệm bằng văn bản.
Người quản lý phải có kế hoạch và hoạt động để đảm bảo duy trì việc thực hiện các chế độ bảo dưỡng, vận hành, tu sửa và khám nghiệm theo đúng quy trình kỹ thuật.
Trong khu vực vận hành phải có các biển báo, nội quy, quy trình, hướng dẫn ngắn gọn, rõ ràng về ATVSLĐ bằng tiếng Việt cho NLĐ đọc và làm theo.
Khu vực đặt nồi hơi phải được thông thoáng và thoát nước tốt, có đủ không gian cho công nhân làm việc, kiểm tra vận hành và vệ sinh thiết bị.
Nồi hơi phải có đủ các thiết bị an toàn gồm: van an toàn, áp kế, bộ ống thủy, bơm cấp nước, rơle áp suất, van xả đáy, van xả hơi.
Yêu cầu về thao tác, vận hành:Người được giao trực tiếp vận hành nồi hơi phải luôn có mặt khi thiết bị hoạt động, thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của nồi hơi, các van xả, sự hoạt động của các dụng cụ kiểm tra đo lường: áp kế, van an toàn. Ghi chép số liệu vào sổ nhật ký vận hành. Người vận hành nồi hơi không được phép làm việc riêng, không tự ý bỏ đi nơi khác trong lúc điều khiển nồi hơi.
Trước khi vận hành: phải kiểm tra các cơ cấu an toàn, hệ thống điện, đồng hồ chỉ áp suất và tình trạng các van khóa lắp đặt trên nồi hơi. Vận hành nồi hơi theo đúng quy trình đã được ban hành. Thường xuyên kiểm tra mức nước, áp lực hơi trong ống. Nếu thấy có dấu hiệu không an toàn phải báo cho cán bộ kỹ thuật đơn vị biết để xử lý. Không được để nồi hơi cạn nước trong quá trình làm việc. Nghiêm cấm bơm nước vào nồi hơi khi đang đốt. Kết thúc ca làm việc phải ghi nhật ký, bàn giao tình trạng an toàn của nồi hơi cho ca sau.
Phải lập tức đình chỉ sử dụng nồi hơi trong các trường hợp:
Một là, khi áp suất trong nồi hơi tăng quá mức cho phép mặc dù các yêu cầu khác quy định trong quy trình vận hành thiết bị đều bảo đảm.
Hai là, khi các cơ cấu, thiết bị an toàn không đảm bảo.
Ba là, khi phát hiện thấy các bộ phận chịu áp lực chính của nồi hơi có vết nứt, phồng, gỉ mòn đáng kể, xì hơi, nước ở các mối nối, mối hàn, các miếng đệm bị xé,…
Đồng chí Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ và cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Đồng Nai thăm hỏi, động viên công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi. Ảnh: CĐ |
Bốn là, khi áp kế hư hỏng và không có khả năng xác định áp suất trong nồi hơi bằng một dụng cụ nào khác. Các trường hợp khác theo quy định trong quy trình vận hành.
Tất cả đồ dùng, dụng cụ phải để gọn gàng vào nơi quy định. Khu vực xung quanh nồi hơi phải gọn gàng không gây trở ngại cho công nhân vận hành trong quá trình thao tác.
Khi vệ sinh sửa chữa nồi hơi: phải chờ nồi hơi nguội hẳn, sau đó mở hết cửa thông hơi mới cho người vào làm việc.
Nồi hơi đốt dầu các ống dẫn phải kín không để rò rỉ. Nếu có dầu rơi vãi phải lau sạch ngay. Ống dẫn hơi, dẫn nước nóng phải được bao che cách nhiệt.
Các vật liệu dễ cháy nổ phải để xa nồi hơi ít nhất 10m.
Cấm hàn, sửa chữa nồi hơi và các bộ phận chịu áp lực của thiết bị khi còn áp suất.
Xem video clip vụ nổ nồi hơi ở Đồng Nai tại đây:
Nồi hơi là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và phải được quản lý theo đúng quy định của pháp luật theo: Luật ATVSLĐ năm 2015. Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật ATVSLĐ về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện ATVSLĐ và quan trắc môi trường lao động. Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019: Ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ngày 20/8 năm 2020: Ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. QCVN 01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực. |
Nổ lò hơi ở Đồng Nai: Giám đốc công ty gỗ bị khởi tố Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động Đồng Nai: Kiểm tra, giám sát 24 doanh nghiệp sau vụ nổ lò hơi |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 25/11/2024 13:26
Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?
Sau vụ cháy làm sập 1.000 m2 nhà xưởng tại Công ty TNHH Đông A Hwasung Vina (lô K4 Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, TP Hải Phòng) vào đêm ngày 23/11, toàn bộ người lao động của công ty phải tạm thời nghỉ việc, phục vụ điều tra và khắc phục hậu quả.
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
- Nhiệm vụ cấp bách của Công đoàn trong thực hiện tinh gọn bộ máy
- Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực
- Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp
- Đón xem lễ trao giải "Vòng tay Công đoàn" và sáng tạo phòng, chống ma túy
- Cô giáo khuyết tật, lấy tri thức làm… “đôi chân”