Chuyến nghỉ dưỡng ý nghĩa với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

An toàn, vệ sinh lao động - Hà Vy

85 đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của LĐLĐ TP Hà Nội đã được tham gia chương trình nghỉ dưỡng sức miễn phí do Công đoàn tổ chức.
Một công nhân ở Bình Phước bị tai nạn lao động rất thương tâm

Tham gia chương trình nghỉ dưỡng do Trung tâm tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội tổ chức, chị Phạm Thị Hồng - công nhân Phân xưởng sản xuất, Nhà máy 6-KKTL, Công ty CP Kim khí Thăng Long không khỏi vui sướng và xúc động.

Ngày 2/9/2021, chị bị tai nạn lao động dẫn đến mất bàn tay phải, tỷ lệ thương tật 52%. Từ khi bị tai nạn lao động đến nay, chị gặp không ít khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. Từ khi bị mất bàn tay phải, chị thêm vất vả khi di chuyển trên 60km/ngày (từ xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng đến Công ty). Không thể tự lái xe đi làm, chị được đồng nghiệp cho đi nhờ.

Chuyến nghỉ dưỡng ý nghĩa với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Chị Phạm Thị Hồng đưa bàn tay giả được lắp sau khi bị tai nạn lao động và bàn tay thật, chia sẻ nỗi khó khăn từ khi mất đi bàn tay với đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: Mai Quý

Quê chị Hồng ở tỉnh Nghệ An, lấy chồng về huyện Đan Phượng (TP Hà Nội). Chồng đi làm xa nhà, chỉ còn chị với các con nhỏ sớm tối bên nhau.

Sau khi bị tai nạn lao động, chị Hồng được hưởng chế độ bảo hiểm và hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động. Bàn tay giả mà chị đang đeo hiện chỉ giúp chị giải quyết vấn đề thẩm mỹ mà không thể thay thế bàn tay đã mất. Mọi sinh hoạt trong gia đình phải dựa vào bàn tay còn lại và sự hỗ trợ của các con.

Tham gia chương trình nghỉ dưỡng do Công đoàn tổ chức, chị cho biết, các cấp Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm, đồng hành với người bị tai nạn lao động. Chị được Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024, được công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở quan tâm, tặng quà và còn được thăm quan, nghỉ dưỡng sức miễn phí.

Chuyến đi nghỉ dưỡng này động viên người bị tai nạn lao động sống tích cực hơn, tiếp tục là một trong những trụ cột của gia đình, vươn lên trong cuộc sống cũng như công việc.

Chuyến nghỉ dưỡng ý nghĩa với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động được khám sức khoẻ miễn phí.
Ảnh: Trung tâm tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội.

Anh Đào Văn Đồng (công nhân Công ty CP Xích líp Đông Anh) bị ngã cách đây mấy năm. Sau tai nạn, anh thường xuyên bị đau nhức chân tay, ảnh hưởng đến chất lượng làm việc cũng như cuộc sống. Anh cũng là 1 trong 85 công nhân lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tham gia chương trình nghỉ dưỡng miễn phí này.

Anh chia sẻ: “Tham gia chuyến nghỉ dưỡng do Công đoàn tổ chức tôi và đồng nghiệp rất vui. Không chỉ được đi chơi, thăm quan, nghỉ dưỡng tái tạo sức lao động mà quan trọng là sự quan tâm chân thành của tổ chức Công đoàn đến người bị tai nạn lao động. Cán bộ công đoàn luôn hỏi chúng tôi có vui không, có được đầy đủ không. Đó là điều chúng tôi cảm động nhất.

Chương trình nghỉ dưỡng rất ý nghĩa với tình trạng sức khoẻ của tôi. Vì theo nghiên cứu khoa học, thành phần chứa trong nước khoáng nóng có tác dụng điều trị, phục hồi, tăng cường sức khỏe xương khớp và cơ bắp; loại bỏ độc tố giúp tăng cường lưu thông máu, giúp giấc ngủ ngon hơn...".

Theo đồng chí Vũ Thị Hương - Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội - đơn vị được LĐLĐ Thành phố giao trực tiếp triển khai Kế hoạch và chủ trì việc tổ chức các kỳ nghỉ dưỡng sức cho đoàn viên, người lao động, đây là một trong những hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 của LĐLĐ TP Hà Nội.

Chuyến nghỉ dưỡng ý nghĩa với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Đoàn viên, người lao động thăm quan danh thắng tại Hà Nội.
Ảnh: Trung tâm tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội

Từ tháng 1/2024, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã xây dựng Đề án thí điểm “Chăm lo nghỉ dưỡng sức cho đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động trên địa bàn TP Hà Nội”. LĐLĐ Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 16/KH - LĐLĐ về chăm lo nghỉ dưỡng sức cho đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động.

Đối tượng tham gia là đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, suy giảm sức khỏe từ 31% trở lên thuộc các công đoàn cấp trên cơ sở: LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm, LĐLĐ huyện Sóc Sơn, LĐLĐ huyện Gia Lâm, Công đoàn ngành Công thương Hà Nội và Công đoàn ngành Y tế Hà Nội.

LĐLĐ TP Hà Nội giao Trung tâm tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội phối hợp với Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ Thành phố tổ chức kỳ nghỉ dưỡng sức cho đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động, đợt 1, năm 2024.

Chuyến nghỉ dưỡng ý nghĩa với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Đoàn viên, người lao động được hướng dẫn viên du lịch thông tin về các danh thắng tại Hà Nội.
Ảnh: Trung tâm tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội.

Trong đợt 1 (tổ chức từ ngày 24 - 26/5) có 85 đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động tham gia. Đoàn viên, người lao động được khám sức khỏe tổng quát, được thăm quan một số di tích lịch sử, văn hóa; thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội và đi nghỉ dưỡng sức tập trung, phục hồi sức khỏe tại khu nghỉ dưỡng khoáng nóng tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

Theo kế hoạch, năm 2024, số lượng đoàn viên, người lao động được hỗ trợ chăm lo, nghỉ dưỡng năm 2024 là 1.000 người; tập trung ở các khu công nghiệp và chế xuất và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có đông công nhân lao động.

Việc tổ chức nghỉ dưỡng đoàn viên, người lao động không may bị tai nạn lao động và bị suy giảm khả năng lao động nhằm chia sẻ, bù đắp những mất mát, thiệt hại về sức khỏe của người lao động. Qua đó giúp người lao động phục hồi sức, tái tạo sức khỏe để tiếp tục tham gia lao động sản xuất. Đồng thời, hoạt động này thể hiện sự đổi mới, sáng tạo của Công đoàn Thủ đô trong việc gắn kết, tăng thêm sự tin tưởng và tình cảm của đoàn viên, người lao động đối vối tổ chức Công đoàn.

Đợt nghỉ dưỡng sức lần này là đợt đầu tiên trong số 5 đợt nghỉ dưỡng sức cho đoàn viên, người lao động sẽ được tổ chức trong năm 2024. Đợt nghỉ dưỡng sức tiếp theo dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 6/2024.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Những nghi vấn về nguyên nhân khiến lò hơi phát nổ Điều tra hai vụ tai nạn khiến người lao động thiệt mạng thương tâm Vụ công nhân tử vong do cuốn vào máy trộn: Chuyên gia chỉ cách phòng ngừa
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Kiểm tra, giám sát 24 doanh nghiệp sau vụ nổ lò hơi

An toàn, vệ sinh lao động -

Đồng Nai: Kiểm tra, giám sát 24 doanh nghiệp sau vụ nổ lò hơi

Sau vụ nổ lò hơi làm chết 6 người, bị thương 5 người (xảy ra ngày 1/5 tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại gỗ Bình Minh), tỉnh Đồng Nai đã tăng cường kiểm soát các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

8 đơn vị cảnh sát chữa cháy quên mình cứu người khiến người dân cảm động

An toàn, vệ sinh lao động -

8 đơn vị cảnh sát chữa cháy quên mình cứu người khiến người dân cảm động

Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) đã nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tháng 4 - 5/2024.

Chuyện nghỉ hưu sớm của diễn viên xiếc lên diễn đàn Quốc hội

An toàn, vệ sinh lao động -

Chuyện nghỉ hưu sớm của diễn viên xiếc lên diễn đàn Quốc hội

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã đề xuất giảm độ tuổi nghỉ hưu cho viên chức lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có diễn viên xiếc.

Nghề xiếc - muôn vàn âu lo

An toàn, vệ sinh lao động -

Nghề xiếc - muôn vàn âu lo

Liên đoàn Xiếc Việt Nam kiến nghị, việc tăng tuổi nghỉ hưu như hiện nay với diễn viên xiếc là không phù hợp với đặc thù ngành nghề. Đơn vị gặp khó khăn trong giải quyết việc làm cho nghệ sĩ biểu diễn sau thời kỳ đỉnh cao.

Điều chỉnh chế độ, chính sách với diễn viên xiếc: Phải nhanh lên mới kịp!

An toàn, vệ sinh lao động -

Điều chỉnh chế độ, chính sách với diễn viên xiếc: Phải nhanh lên mới kịp!

Bằng tâm huyết với sự phát triển của Xiếc Việt Nam, NSND Tạ Duy Ánh trăn trở, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến diễn viên xiếc. Tuy nhiên, chế độ chính sách động viên “chiến sĩ trên mặt trận văn hoá” phải theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội. Phải nhanh lên mới kịp!

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

Từ năm 2017, khi bắt đầu thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), hằng năm, Chính phủ thay vì tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ vào tháng 3, đã chọn Tháng 5 là Tháng Hành động về ATVSLĐ gắn với Tháng Công nhân. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của công đoàn trong công tác ATVSLĐ.

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên

Đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào? Tôi công nhân

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào?

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Đón xem Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khoá" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khoá" phát triển đoàn viên

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 22/6/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 Infographic

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024

Lương cơ sở sau ngày 1/7/2024 sẽ tăng khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Dự kiến Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 như sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk Video

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk

Ngày hội Việc làm tỉnh Đắk Lắk năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng tiếp đón trên 1.000 người lao động, đại biểu, quan khách tham dự. Chương trình do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Lao động Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức, chính thức diễn ra lúc 8 giờ ngày 14/6 tại số 9, đường 10 tháng 3 (đường Vành Đai).

Đọc thêm

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện hiệu quả công tác ATVSLĐ tại đơn vị mình.

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, tập đoàn, tổng công ty công ty, tổ chức có liên quan tăng cường công tác ATVSLĐ, đặc biệt là kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Ngộ độc thực phẩm: Phải trừng trị để làm gương

Người lao động -

Ngộ độc thực phẩm: Phải trừng trị để làm gương

Pháp luật Việt Nam đã hoàn thiện, quy định rất chặt chẽ về xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Vệ snh an toàn thực phẩm (VSATTP), chỉ cần tổ chức, cá nhân vận dụng đúng, xử lý nghiêm minh thì các vụ ngộ độc thực phẩm như hiện nay rất ít xảy ra.

Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn

Mới đây, Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam (Nghệ An) đã có văn bản gửi LĐLĐ tỉnh Nghệ An, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An, Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An về việc đề nghị hỗ trợ đối với NLĐ Công ty TNHH Châu Tiến.

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm

An toàn, vệ sinh lao động -

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm

Kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm… là nguyên nhân đã được xác định của một số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra thời gian qua. Để rõ hơn về các quy định của pháp luật và các giải pháp giảm thiểu những vụ việc ngộ độc thực phẩm, Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội). Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

An toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ

An toàn, vệ sinh lao động -

An toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ

Trong các phương pháp làm việc của mình, an toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ để làm gương cho mọi người trong tổ cùng thực hiện.

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

An toàn, vệ sinh lao động -

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 có chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, được tổ chức từ ngày 01 - 31/5/2024 trên phạm vi toàn quốc nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Nhân dịp này, đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên (PV) Tạp chí ATVSLĐ về những hoạt động trọng tâm trong Tháng Hành động về ATVSLĐ.

Công đoàn Vietnam Airlines và chuỗi hoạt động sôi nổi nhân Tháng công nhân

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn Vietnam Airlines và chuỗi hoạt động sôi nổi nhân Tháng công nhân

Hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Công đoàn Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tổ chức chuỗi hoạt động, trong đó có cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về Công đoàn Việt Nam; pháp luật về ATVSLĐ và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam”.

Nhiệm vụ hằng ngày của an toàn vệ sinh viên là gì?

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiệm vụ hằng ngày của an toàn vệ sinh viên là gì?

Nhiệm vụ quan trọng hằng ngày của an toàn vệ sinh viên tại nơi làm việc là kiểm tra tình trạng an toàn, vệ sinh và theo dõi việc người lao động tuân thủ các quy định về an toàn...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là người để lại cho dân tộc ta một thời đại Hồ Chí Minh, hệ tư tưởng Hồ Chí Minh tiến bộ, nhân văn cùng đạo đức cách mạng, phong cách làm việc vì nước vì dân. Trong hệ tư tưởng đó có tư tưởng về chính sách lao động, về đảm bảo an toàn cho người lao động. Bác luôn chăm lo tạo việc làm cho người dân, đào tạo nghề, nâng cao trình độ công nhân, tiền lương cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động, giải quyết hài hòa các mối quan hệ lao động...