Làm gì để giảm thiểu nguy cơ khi thực hiện công việc cần giơ tay cao quá đầu
An toàn, vệ sinh lao động - 24/07/2024 20:46 Hà Vy
Nguy cơ mất an toàn đối với công nhân môi trường làm việc trong cống thoát nước là gì? |
Minh hoạ về công việc cần giơ tay cao quá đầu. |
Ảnh hưởng của công việc cần giơ tay cao quá đầu đến sức khoẻ người lao động
Công việc phía trên đầu (tiếng Anh là overhead work) được phân loại là công việc được thực hiện khi giơ tay cao hơn vai.
Mặc dù tại nơi làm việc đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát việc phải làm việc khi giơ tay cao nhưng nhiều công việc vẫn yêu cầu người lao động thực hiện các thao tác như vậy.
Loại công việc này có mối liên hệ chặt chẽ đến sự hình thành của các chấn thương và đau ở vai; có nguy cơ mắc chấn thương về vai cao gấp 2 đến 3 lần bình thường. Khi làm việc mà cánh tay phải giơ từ 90 độ trở lên trong hơn 10% thời lượng làm việc có thể tăng gấp đôi nguy cơ hình thành chấn thương vai.
Ngoài ra, thời gian làm việc cần giơ tay cao và tuổi tác có liên quan nhiều đến nguy cơ tăng chấn thương vai. Trong toàn bộ các tài liệu khoa học được viện dẫn, làm việc cần giơ tay cao có liên quan đến nhiều tác dụng phụ tiêu cực bao gồm tăng áp lực cơ, suy giảm tuần hoàn, tăng hoạt động cơ và phát triển mệt mỏi.
Giảm nguy cơ thương tích do MSD (rối loạn cơ xương khớp) liên quan đến công việc cần giơ tay cao quá đầu
Các biện pháp làm giảm rủi ro chấn thương đối với công việc cần giơ tay cao quá đầu. |
Bốn yếu tố chính được đề xuất để thay đổi ảnh hưởng của công việc yêu cầu giơ tay cao quá đầu và các nguy cơ gây thương tích do nó gây ra gồm: (1) thiết kế nhiệm vụ, (2) tích tụ mệt mỏi, (3) chuyển động xương và (4) sức chịu đựng cơ bắp.
Việc thay đổi các yếu tố này có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ MSD trong khi hoàn thành các công việc yêu cầu giơ tay cao.
Một là, thiết kế công việc: 6 yếu tố gây ra những thay đổi về nhu cầu sử dụng cơ xung quanh vai khi hoàn thành công việc cần giơ tay cao gồm: hướng của lực tay tác động, khoảng cách tiếp cận theo chiều dọc, khoảng cách tiếp cận theo chiều ngang, số lần nâng cánh tay, lực tay tác động, độ chính xác cần có để hoàn thành nhiệm vụ.
Trong cả 6 yếu tố, trên hướng của lực tay tác động là yếu tố ảnh hưởng nhất đến việc giảm nguy cơ chấn thương trong quá trình làm việc cần giơ tay cao. Việc tác động lực cùng chiều với trọng lực (tức là hướng xuống và hướng thẳng đứng) dẫn đến nhu cầu sử dụng cơ thấp nhất. Lực tối đa người lao động có thể tạo ra cũng lớn nhất theo cùng hướng đi dọc xuống này (tức là tạo ra lực mạnh nhất theo hướng đi xuống).
Do đó, khi phải hoàn thành các công việc cần giơ tay cao, việc thay đổi hướng tác động của lực tay có thể được sử dụng như một phương pháp làm giảm nguy cơ gây thương tích.
Ngoài ra, việc làm giảm bất kỳ yếu tố nào nêu trên kết hợp với hướng tác động của lực tay sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương (chẳng hạn như giảm khoảng cách tầm với theo phương ngang hoặc độ lớn của lực tay cần thiết để hoàn thành một công việc).
Hai là, tích tụ mệt mỏi: nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc nâng cao cánh tay làm tăng sự phát triển mệt mỏi trong tổ hợp cơ vai.
Ngoài ra, sự gia tăng lực tay cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ, sử dụng khối lượng công cụ lớn hơn (tức là sử dụng các công cụ nặng) và/ hoặc các công việc yêu cầu độ chính xác cao (ví dụ: đi dây điện) trong quá trình làm việc cần giơ tay cao đều làm tăng thêm sự tích tụ mỏi vai...
Cũng có bằng chứng cho thấy cách thực hiện công việc có thể ảnh hưởng đến tốc độ tích tụ mệt mỏi ở vai. Thời gian chịu đựng của công việc cần giơ tay cao có thể được nâng cao tới hơn 25% khi sử dụng thời gian chu kỳ ngắn hơn.
Ba là, chuyển động của xương: các tư thế làm việc cần giơ tay cao có thể làm giảm kích thước của khoang dưới xương (tức là không gian giữa xương cánh tay trên và cạnh trên của xương bả vai).
Đây là một điều quan trọng cần cân nhắc vì gân trên (một phần của cơ vòng quay) phải đi qua khoảng này. Phần gân này là vị trí xảy ra hầu hết các chấn thương ban đầu của vòng bít quay, bao gồm rách và viêm gân. Khoảng không gian dưới da giảm khi nâng cánh tay lên và nhỏ nhất khi nâng cánh tay trong khoảng 60 đến 90 độ.
Sự va chạm hoặc chèn ép của gân giữa các xương (hậu quả phổ biến của công việc cần giơ tay cao), thường gặp nhất ở góc giơ tay 95 đến 106 độ. Do đó, người ta khuyến nghị rằng phần bắp tay nên được giữ ở góc dưới 60 độ.
Bốn là, sức chịu đựng của cơ bắp: Dù cho thiết kế công việc ra sao đi nữa, thì công việc yêu cầu giơ tay cao luôn làm các cơ ở vai nhanh mệt mỏi hơn so với công việc không yêu cầu thao tác đó.
Nói chung, các cơ bao quanh tổ hợp vai sẽ kém hiệu quả hơn khi nâng cánh tay vượt quá 60 độ. Do đó, việc hoàn thành một công việc cần giơ tay cao đòi hỏi nhiều về cơ hơn so với một công việc tương tự cần giơ tay thấp hơn và điều này có thể dẫn đến sự phát triển mỏi cơ nhanh hơn...
Nên thường xuyên nghỉ ngơi sau khi hoàn thành các công việc cần giơ tay cao để các cơ xung quanh tổ hợp vai có thời gian phục hồi.
Khi cần phải thực hiện công việc cần giơ tay cao, nên dùng lực theo chiều trọng lực, dù là theo phương lên hay xuống, giảm khối lượng công cụ hoặc lực tác động, chu kỳ công việc thoặc thời gian chu kỳ tổng, giữ góc của bắp tay dưới 60 độ, nghỉ ngơi thường xuyên.
Xem video clip diễn viên xiếc thực hiện thao tác cần giơ tay cao quá đầu tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=pFCGA_szgp0
Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động dịch từ uwaterloo.ca
Hướng dẫn chi tiết cách sạc pin xe máy điện VinFast an toàn chống cháy nổ Để đảm bảo xe hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ pin, cách sạc pin xe máy điện VinFast an toàn chống cháy ... |
Công nhân lao động, doanh nghiệp làm gì để bảo vệ mình trước bệnh bạch hầu? Sau khi nữ sinh P.T.C. (dân tộc Khơ Mú, trú bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, Kỳ Sơn, Nghệ An) tử vong vào ngày 5/7 ... |
Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Điểm sáng trong quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường lao động Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp, việc quản lý chất thải y tế trở ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
- Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
- "Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh