Thúc đẩy hợp tác để tạo việc làm thoả đáng và chất lượng cao ở Đông Nam Á
Thị trường lao động - 01/08/2023 11:39 Hưng Thịnh
Tỉnh Bình Dương và bang Nebraska (Hoa Kỳ) thắt chặt quan hệ từ việc ký kết hợp tác Quý II/2023: Tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất thuộc về vùng Đồng bằng sông Cửu Long |
Sự hợp tác này giữa ILO và MOHRSS thông qua dự án “Thúc đẩy Sáng kiến Phát triển Toàn cầu tập trung vào Hợp tác Nam-Nam về Việc làm trong ASEAN” (ProSSCE-ASEAN), nhằm thúc đẩy tạo ra và chia sẻ kiến thức, đối thoại chính sách và phát triển năng lực để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách giải quyết các vấn đề về thị trường lao động ở Đông Nam Á, đồng thời thúc đẩy các chính sách việc làm và cơ hội việc làm thoả đáng. Dự án sẽ xúc tiến tạo điều kiện chia sẻ những thực tiễn tốt và bài học kinh nghiệm giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN và Trung Quốc thông qua mạng lưới chia sẻ kiến thức khu vực để đảm bảo việc làm hiệu quả và công việc thỏa đáng cho tất cả mọi người.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Bộ Nhân sự và An sinh xã hội (MOHRSS) của Trung Quốc đã khởi động dự án thúc đẩy Hợp tác Nam-Nam về việc làm chất lượng cao, dịch vụ việc làm công và phát triển tinh thần kinh doanh ở Đông Nam Á. Ảnh: ILO. |
Bà Chihoko Asada-Miyakawa, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của ILO cho biết: "Hợp tác đóng vai trò là nền tảng nhằm đạt được tiến bộ trong giải quyết các vấn đề về thị trường lao động. ILO rất vui mừng được hợp tác với MOHRSS và các đối tác xã hội trong khu vực ASEAN triển khai dự án này nhằm giải quyết những thách thức lớn về việc làm và phát triển một thế hệ chính sách việc làm và chiến lược mới có thể đóng góp cho công cuộc phục hồi lấy con người làm trung tâm cũng như tạo ra các xã hội bình đẳng và công bằng hơn”.
Tại sự kiện khởi động dự án, các nhà hoạch định chính sách và các đối tác xã hội từ Đông Nam Á đã có mặt tại Bangkok (Thái Lan) ngày 25/7/2023 để tham dự hội thảo hai ngày với mục tiêu giải quyết các thách thức về việc làm trong khu vực. Đây là cuộc đối thoại đầu tiên trong một chuỗi các đối thoại cấp khu vực nhằm thúc đẩy sự hợp tác, học hỏi lẫn nhau và trao đổi kiến thức giữa các nhà hoạch định chính sách và học giả của Trung Quốc và Đông Nam Á.
Hợp tác Nam-Nam là hình thức hợp tác thúc đẩy phát triển hiệu quả thông qua học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn và công nghệ giữa các nước đang phát triển (UNDP). Hợp tác Nam-Nam cung cấp những giải pháp cụ thể với những thách thức phát triển chung của toàn cầu; chia sẻ những bài học thực tiễn tốt nhất, tài trợ cho các dự án thí điểm, cung cấp vốn cho việc mở rộng các dự án thành công, cung cấp hàng hóa khu vực công cộng, phát triển và áp dụng thích hợp các công nghệ. |
Với 1 triệu đô la Mỹ do MOHRSS tài trợ cho năm 2023, trong giai đoạn đầu, dự án ProSSCE-ASEAN sẽ triển khai các biện pháp can thiệp thí điểm ở Campuchia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Sau đó, dự án sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi tới các quốc gia Đông Nam Á khác trong tương lai.
Tại Việt Nam, dự án sẽ hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và các đối tác của ILO đánh giá các chương trình khởi nghiệp hiện có, với mục tiêu đưa ra các khuyến nghị cho quá trình đối thoại chính sách cũng như thiết kế và triển khai các chính sách khởi nghiệp. Những mục tiêu này nhằm tạo ra nhiều việc làm bền vững và thoả đáng hơn, đặc biệt là cho thanh niên. Nỗ lực này sẽ là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và quá trình Việt Nam hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tại Campuchia, dự án sẽ làm việc với Doanh nghiệp Khmer (Khmer Enterprise), một cơ quan thuộc Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia, để triển khai các chương trình đào tạo dựa trên phương pháp Chương trình Khởi nghiệp và Phát triển Kinh doanh (SIYB) của ILO. Những sáng kiến này được thiết kế nhằm tăng cường kỹ năng quản lý của những người hoạt động kinh doanh trong nước, đặc biệt chú trọng trao quyền cho các doanh nhân trẻ mong muốn nắm bắt cơ hội trong nền kinh tế đang phát triển của Campuchia.
Tại Indonesia, dự án và Văn phòng quốc gia của ILO sẽ hợp tác với Bộ Nhân lực và Chuyển đổi để tổ chức đào tạo cho các chuyên viên tư vấn cấp tỉnh về các dịch vụ việc làm công. Mục tiêu đặt ra là tăng cường khả năng tư vấn, hướng dẫn cho người tìm việc, đặc biệt là thanh niên và phụ nữ. Ngoài ra, dự án cũng đặt ra mục tiêu thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa Malaysia và Indonesia về việc sử dụng các hệ thống thông tin dự báo thị trường lao động. Việc trao đổi này sẽ giúp giải quyết vấn đề không phù hợp về kỹ năng và thúc đẩy học tập suốt đời.
Tại Thái Lan, dự án sẽ hợp tác với dự án Young Futuremakers Thailand (Những người tạo dựng tương lai trẻ của Thái Lan) và Bộ Lao động để cải thiện các trung tâm việc làm công nhằm cung cấp các dịch vụ phù hợp cho thanh niên trong nước. Ngoài ra, chương trình cũng sẽ thúc đẩy trao đổi kiến thức để đẩy mạnh việc thiết kế và thực hiện các chính sách liên quan đến dịch vụ việc làm công.
Dự án này được xây dựng dựa trên chuyên môn và kinh nghiệm của MOHRSS và ILO trong việc thực hiện các dự án hợp tác kỹ thuật giữa các nước đang phát triển trong khu vực ASEAN kể từ năm 2012, là nơi mà MOHRSS và ILO đã thiết lập một kỷ lục hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực nguồn nhân lực và an sinh xã hội. Cách tiếp cận hợp tác kỹ thuật và hợp tác Tam giác (SSTC) tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi kiến thức và thực tiễn tốt nhất giữa các nước đang phát triển hiện cùng đối diện với những thách thức về chính sách và thể chế.
Phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong bối cảnh mới Xây dựng và phát triển thị trường lao động theo hướng đồng bộ, hiện đại và bền vững với nguồn nhân lực đáp ứng được ... |
Bài 1: Tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ năm 2022 và gợi ý chính sách Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động không nhỏ đối với người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Chính ... |
Bài 15: Vai trò của công đoàn trong đảm bảo việc làm, thu nhập cho lao động nữ Trong bối cảnh kinh tế hội nhập và phát triển, lao động nữ (LĐN) ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát ... |
Tin cùng chuyên mục
Thị trường lao động - 20/11/2024 15:21
Doanh nghiệp “khát” nhân lực dịp cuối năm, người lao động cố chờ thưởng Tết
Cuối năm thường là thời điểm các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tăng đơn hàng phục vụ dịp lễ Tết, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, người lao động (NLĐ) thời điểm này thường có tâm lý làm “cố”, chờ nhận các khoản lợi cuối năm, không muốn thay đổi chỗ làm.
Thị trường lao động - 11/11/2024 17:41
Người lao động có cần thiết phải tìm việc tại các thành phố lớn?
Hiện tượng lao động từ các thành phố lớn trở về quê hương, ví dụ như tại Nghệ An, đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây.
Thị trường lao động - 06/11/2024 06:23
Thiếu hụt nhân sự, doanh nghiệp đưa ra nhiều phúc lợi để thu hút người lao động
Để thu hút người lao động, nhiều doanh nghiệp đăng thông tin tuyển dụng kèm nhiều phúc lợi như: Cơm ca, xe đưa đón, nhà ở và nuôi con nhỏ...
Thị trường lao động - 01/11/2024 17:30
Môi trường làm việc hạnh phúc sẽ thúc đẩy nhân lực bền vững
Nếu người lao động được đãi ngộ tốt, được làm việc trong môi trường an toàn, đáp ứng nhu cầu và phúc lợi cơ bản, sẽ gắn bó với doanh nghiệp, cải thiện năng suất lao động.
Thị trường lao động - 31/10/2024 15:38
Thị trường lao động UAE - cơ hội lớn cho người lao động Việt Nam
Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) là một thị trường đầy tiềm năng với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực như chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, và trí tuệ nhân tạo. Đây là cơ hội để lao động Việt Nam có thể học hỏi, phát triển kỹ năng, nâng cao chuyên môn và cải thiện thu nhập.
Thị trường lao động - 30/10/2024 15:33
Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng
Nhiều doanh nghiệp sản xuất đang gặp khó khăn trong việc thu hút lao động dịp cuối năm, lại phải đối mặt với những thách thức từ các hình thức lừa đảo tuyển dụng.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất