1.337 vị trí việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Việc làm - tuyển dụng - 09/11/2024 07:00 Gia Hưng
Sau khi thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề Chương trình EPS, người lao động lưu ý gì? |
Nhiều vị trí việc làm dành cho lao động về nước. Ảnh: Thảo Vân. |
Tăng cơ hội việc làm, ổn định cuộc sống cho lao động về nước
Ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) - đơn vị được giao thực hiện các chương trình phái cử lao động, cho biết: Sau 20 năm, đã đưa được trên 150.000 người, trong đó, khoảng 140.000 người lao động được phái cử đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS; gần 9.000 lượt lao động sang thực tập kỹ năng tại Nhật Bản theo Chương trình IM Japan. Hằng năm, có khoảng 7.000 người hết hạn hợp đồng lao động về nước.
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho biết, việc hỗ trợ và giới thiệu việc làm cho lao động về nước từ các chương trình làm việc ở nước ngoài là một giải pháp quan trọng và mang tính nhân văn, được quy định tại Chỉ thị 20 của Ban Bí thư ngày 12/12/2022 về việc tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới.
Bộ LĐ-TB&XH luôn quan tâm đến vấn đề này với mục tiêu tạo cơ hội việc làm, thu nhập ổn định cho lao động sau khi về nước, giúp họ tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước. Đồng thời, giải pháp này cũng hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Hàn Quốc và Nhật Bản, tìm được lao động phù hợp với yêu cầu công việc, đồng thời khuyến khích người lao động về nước đúng hạn, giảm tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại các nước sở tại.
Trong hơn 12 năm qua, Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ đạo Trung tâm Lao động ngoài nước phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức gần 90 hội chợ việc làm và phiên giao dịch việc làm. Các sự kiện này thu hút gần 2.000 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với nhiều vị trí phù hợp với trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tác phong làm việc chuyên nghiệp của lao động đã được rèn luyện trong quá trình làm việc ở nước ngoài. Hơn 17.000 lượt người lao động đã được kết nối và tư vấn việc làm.
Các đại biểu bấm nút khai mạc chương trình. Ảnh: N. Hải. |
Tại Hà Nội, theo Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Nguyễn Tây Nam, ngoài việc nỗ lực tạo việc làm trong nước, thành phố Hà Nội còn chú trọng giải quyết việc làm thông qua chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Cụ thể, các chương trình EPS và IM Japan đã mở ra cơ hội việc làm tốt, thu nhập ổn định, đồng thời giúp lao động nâng cao tay nghề, ngoại ngữ và tích lũy kinh nghiệm, kiến thức xã hội khi làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản.
“Sau khi kết thúc 5 năm làm việc tại Hàn Quốc, gần 8.000 lượt lao động trở về nước đã trở thành nguồn lực có chất lượng, giúp lan tỏa tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động và là cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và quốc tế”, ông Nguyễn Tây Nam nói.
Theo đó, từ năm 2020 đến nay, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội đã tổ chức 04 Hội chợ việc làm, thu hút sự tham gia của 222 lượt doanh nghiệp với 18.565 chỉ tiêu tuyển dụng. Qua đó, đã cung cấp thông tin, tư vấn việc làm cho gần 6.000 lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động EPS và thực tập sinh IM Japan.
Video: Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan chia sẻ tại sự kiện.
Nhu cầu tuyển dụng đa dạng và phong phú
Hội chợ việc làm lần này không chỉ là cầu nối giúp lao động hồi hương tiếp cận thị trường việc làm trong nước, mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo khảo sát, Hội chợ thu hút sự tham gia của 45 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lớn, trong đó có 12 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc và 7 doanh nghiệp từ Nhật Bản, với tổng nhu cầu tuyển dụng là 1.337 vị trí.
Các ngành nghề chính bao gồm quản lý sản xuất, biên – phiên dịch, kỹ thuật CNC, sản xuất điện tử, cơ khí – hàn, điện – điện tử, và công nhân vận hành máy. Nhiều doanh nghiệp cam kết mức lương hấp dẫn, phù hợp với nhóm lao động đã hoàn thành chương trình EPS và IM Japan.
Ngành nghề sản xuất chiếm tỷ lệ cao với 46,7%, cùng các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, xây dựng, vận tải, và xuất khẩu lao động. Sự đa dạng này tạo cơ hội cho lao động lựa chọn vị trí phù hợp với kỹ năng, đảm bảo công việc ổn định và lâu dài.
Lao động có trình độ trung cấp - công nhân kỹ thuật có nhu cầu tuyển dụng cao nhất với 492 chỉ tiêu (36,8%), tiếp đến là lao động phổ thông (32,6%) và cao đẳng - đại học (30,6%).
Mức lương từ 7 – 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 34,6%, chủ yếu cho các vị trí ổn định như kế toán, nhân viên kỹ thuật và lao động phổ thông có tay nghề. Các chỉ tiêu có thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng chiếm 26,3%, thường là các vị trí kinh doanh, giám sát và quản lý. Mức lương cao trên 15 triệu đồng (17,1%) dành cho lao động có chuyên môn tốt và kinh nghiệm cao. Ngoài ra, một số chỉ tiêu có mức lương thỏa thuận, dựa trên kỹ năng và yêu cầu công việc.
Cơ hội việc làm tại Hội chợ tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi từ 26-35 tuổi (42,4%) và nhóm từ 35 tuổi trở lên (31,3%), phù hợp với lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước. Số chỉ tiêu dành cho lao động từ 18-25 tuổi chiếm 26,3%, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều nhóm lao động.
Việc tư vấn, hỗ trợ giới thiệu việc làm cho lao động về nước góp phần cung cấp nguồn lao động có tay nghề cao cho thị trường lao động. Ảnh: N. Hải. |
Hội chợ có sự tham gia của các doanh nghiệp uy tín như Công ty TNHH Myunghin Electronic Vina, Công ty TNHH Lotte Property & Development Việt Nam, Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam,... với các vị trí tuyển dụng phong phú từ quản lý sản xuất, biên dịch, kỹ sư IT, nhân viên hành chính đến kỹ thuật CNC. Những cơ hội việc làm này sẽ giúp người lao động EPS và IM Japan về nước nhanh chóng ổn định cuộc sống và tạo động lực cho người lao động tự tin khi trở về quê hương sau thời gian làm việc ở nước ngoài. |
“Việc tổ chức các sự kiện như thế này là hướng đi đúng đắn để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp lan tỏa tác phong công nghiệp và kỹ năng đã tích lũy tại nước ngoài vào thị trường lao động trong nước,” Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan chia sẻ.
Bên cạnh các hoạt động tuyển dụng, Hội chợ việc làm còn tổ chức lễ trao giải cho Cuộc thi “Lao động về nước lập nghiệp thành công năm 2024.” Đây là sự kiện thường niên nhằm ghi nhận và tôn vinh những cá nhân đã có những thành tựu đáng kể sau khi về nước, khuyến khích người lao động tuân thủ hợp đồng và trở về đúng hạn.
Bà Yun Jea Yeon, Trưởng đại diện Văn phòng Dịch vụ phát triển Nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam, cho rằng: “Sự kiện này không chỉ mang lại cơ hội việc làm mới mà còn là nguồn cảm hứng để lao động hồi hương nỗ lực phát triển bản thân.”
Đối với các doanh nghiệp tham gia Hội chợ việc làm, đây cũng là cơ hội để tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm làm việc quốc tế, sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất hiện đại. Ông Ishii Chikahisa, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, bày tỏ sự quan tâm và mong muốn phát triển hơn nữa hợp tác lao động giữa hai nước, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lao động trong các ngành công nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam.
10.000 vị trí việc làm tại "Ngày hội việc làm Đắk Lắk năm 2024" ngày 14/6 Ít nhất 30 doanh nghiệp và dự kiến khoảng 1.000 người lao động sẽ tham gia trong Ngày hội việc làm Đắk Lắk năm 2024 ... |
Về việc Triệu tập thí sinh tham dự kỳ thi tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 Hội đồng Tuyển dụng viên chức Tạp chí Lao động và Công đoàn thông báo triệu tập thí sinh tham dự kỳ thi tuyển dụng ... |
Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động Chiều 19/9, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) dưới sự chủ trì của đồng ... |
- Những liều thuốc tinh thần hỗ trợ bệnh nhân ung thư
- Độ nóng bất ngờ của căn 3 ngủ tại Hanoi Melody Residences
- 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc hưởng BHXH một lần từ tháng 7/2025
- Dobinsons đồng hành cùng PVOIL VOC 2024
- Long An: Hơn 5 tỷ đồng tổ chức bữa cơm công đoàn chăm lo cho đoàn viên, NLĐ