Phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong bối cảnh mới
Thị trường lao động - 07/06/2023 06:43 PHẠM NGỌC HÒA, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp - THS. LÊ THỊ THÚY AN, Trường Chính trị Tiền Giang
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là mục tiêu hàng đầu
Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là NNLCLC, ưu tiên nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ người tài; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí phấn đấu vươn lên, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Sự ưu tiên này cho thấy, chủ trương, đường lối về phát triển NNLCLC của Đảng đã đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức, cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Ảnh: Vietnam+ |
Thời gian qua, nguồn nhân lực của nước ta không ngừng gia tăng cả về quy mô và chất lượng. Quy mô nguồn nhân lực cũng tăng lên trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực đột phá. Tỷ lệ lao động qua đào tạo được cải thiện, khoảng 64,5% năm 2020, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 24,5%, tăng so với năm 2015 (19,9%). Cơ cấu lao động chuyển dịch từ khu vực năng suất lao động thấp sang khu vực năng suất lao động cao. Công tác đào tạo nhân lực đã có những thay đổi theo hướng tập trung nâng cao chất lượng; đào tạo gắn kết với nhu cầu lao động của địa phương, doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động; bước đầu áp dụng các phương pháp đào tạo của các tổ chức đào tạo nhân lực quốc tế. Nhân lực chất lượng cao tăng cả về số lượng và chất lượng, trong đó một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ khu vực và quốc tế như công nghệ thông tin, y tế, công nghiệp xây dựng, cơ khí...
Cùng với đó, ngành Giáo dục đã đẩy mạnh chất lượng và nâng cao năng lực của hệ thống các cơ sở giáo dục đại học, tiếp cận và đạt chuẩn quốc tế. Tính đến tháng 2/2021, cả nước có 153 cơ sở giáo dục đại học và 9 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam, chiếm khoảng 64% tổng số các trường đại học, học viện trong cả nước. Về kiểm định chương trình đào tạo, có 174 chương trình đào tạo của 48 cơ sở giáo dục đại học được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn trong nước và 208 chương trình đào tạo của 36 trường đại học, học viện được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Mặt khác, các cơ sở giáo dục đại học đã chủ động, tích cực mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học, tăng số lượng các chương trình giảng dạy bằng tiếng nước ngoài, chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, liên thông chương trình với các trường đại học nước ngoài có uy tín, xây dựng chính sách thu hút sinh viên, nhà khoa học nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Việt Nam. Hiện có hơn 450 chương trình đào tạo quốc tế của 70 cơ sở giáo dục đại học. Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đã tuyển được tổng số hơn 86.000 sinh viên, học viên. Liên kết đào tạo với nước ngoài đã tăng cường hiệu quả đào tạo NNLCLC, nâng cao vị thế các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam trên thế giới. Cơ chế khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp đối với học sinh, sinh viên được đẩy mạnh triển khai thực hiện. Thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo, dạy nghề. Nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo có cơ chế khuyến khích sinh viên, học viên nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là thông qua quỹ phát triển khoa học, công nghệ.
Thực hành mô phỏng hóa tại Phòng học công nghệ 4.0 của Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội, Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: TTXVN. |
Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa quan tâm đúng mức đến kỹ năng xã hội, kỹ năng sống và khả năng tự học, kỹ năng sáng tạo... Một số nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo triển khai còn chậm, lúng túng, hiệu quả thấp; hệ thống trường lớp phân bổ chưa hợp lý, một số nơi còn thiếu, xuống cấp. Cơ sở hạ tầng đại học ít được đầu tư, nhất là các phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành… Việc đào tạo một số ngành nghề đặc thù còn khó khăn; chưa có cơ chế đặt hàng đào tạo đối với một số ngành, lĩnh vực, đối tượng.
Để phát huy nguồn lực con người, nhất là NNLCLC đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới, Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển NNLCLC, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới”. Đồng thời, xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, trong đó chú trọng: “Thực hiện những giải pháp đột phá nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực và các tệ nạn xã hội. Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hoá Việt Nam. Đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá, dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại”.
Nhân lực chất lượng cao có vai trò rất quan trọng trong phát triển ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào các lĩnh vực đời sống xã hội. Ảnh: P.V |
Đề xuất một số giải pháp
Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn. Triển khai có hiệu quả hệ thống giáo dục quốc dân mới theo các mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Đa dạng hoá phương thức đào tạo dựa theo mô hình giáo dục mở, khung trình độ quốc gia, gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Nhà nước cần tiến hành điều tra, khảo sát thường xuyên về nhân lực và chất lượng nhân lực; bảo đảm cân đối về cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước và từng ngành, từng cấp.
Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo trên cả nước đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và gắn với quy hoạch nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông trong giáo dục, đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội. Tăng cường đào tạo thường xuyên và đào tạo lại cho người lao động. Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ số trong giáo dục - đào tạo; thực hiện theo lộ trình phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho người dân.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Tăng cường công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục; xếp hạng các trường đại học. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, chú trọng các trường sư phạm; phát triển cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao theo chuẩn khu vực và thế giới, ưu tiên nguồn lực phát triển các trường công nghệ. Nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ ở các cấp học và trình độ đào tạo; coi trọng dạy, học và sử dụng tiếng Anh.
Cần phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực một cách tổng thể. Trong ảnh: Công nhân tham gia lớp kỹ thuật cắt may tại Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: Hồng Đào. |
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin dự báo thị trường lao động và chất lượng dịch vụ việc làm. Xây dựng cơ chế, chính sách để định hướng dịch chuyển lao động thông thoáng, phân bố hợp lý lao động theo vùng. Cải cách tổng thể, đồng bộ chính sách tiền lương theo hướng tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để tăng lương. Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ.
Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực một cách tổng thể, mang tính chiến lược lâu dài, nhằm xây dựng NNLCLC có cơ cấu, chất lượng hợp lý, đủ năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó, người lao động cần chủ động học tập, rèn luyện để có đủ năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết để đón đầu các kỹ thuật, công nghệ mới áp dụng vào nền kinh tế số.
Tài liệu tham khảo:
- Lê Cẩm Hà: “Phát triển nguồn nhân lực theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng”, tạp chí Quản lý nhà nước điện tử, truy cập từ trang https://www.quanlynhanuoc.vn, cập nhật ngày 01/6/2021.
- Nguyễn Thu Thủy: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, báo Quân đội nhân dân điện tử, truy cập từ trang https://www.qdnd.vn, cập nhật ngày 13/4/2021.
- Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.
Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao - điểm nghẽn năng suất lao động Hiện Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội . Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực ... |
Phát triển nguồn lực nội tại, hướng đến lĩnh vực tri thức dài hạn Theo các chuyên gia kinh tế và các nhà quản lý chính sách, năm 2022, nền kinh tế đã vượt qua khó khăn nhất định ... |
Những vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam trong giai đoạn mới Với cấu sản xuất và xuất khẩu như hiện nay, nếu Việt Nam nâng cao được chất lượng lao động và trình độ công nghệ ... |
Tin cùng chuyên mục
Thị trường lao động - 30/10/2024 15:33
Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng
Nhiều doanh nghiệp sản xuất đang gặp khó khăn trong việc thu hút lao động dịp cuối năm, lại phải đối mặt với những thách thức từ các hình thức lừa đảo tuyển dụng.
Thị trường lao động - 28/10/2024 11:29
Đưa thông tin tuyển dụng trực tiếp đến tận các “chân công trường”
Ngày 27/10, Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 (Hà Nội) thu hút sự tham gia của 32 đơn vị, doanh nghiệp (DN) với hơn 2.500 chỉ tiêu tuyển dụng và xuất khẩu lao động. Đây là cơ hội quý giá cho người lao động ở các thôn xóm, tổ dân phố tiếp cận trực tiếp thông tin tuyển dụng mà không cần phải di chuyển xa.
Thị trường lao động - 23/10/2024 10:09
Mở rộng thị trường lao động có thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt tại châu Âu
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, năm nay kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là từ 125.000 lao động. Ước cả năm 2024 sẽ đưa khoảng 130.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 104% kế hoạch.
Thị trường lao động - 17/10/2024 19:08
Hỗ trợ lao động hồi hương khởi nghiệp tại Việt Nam
Đây là một trong những vấn đề được đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đưa ra tại hội nghị tập huấn, cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN, diễn ra chiều ngày 17/10 tại Hà Nội, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Thị trường lao động - 10/10/2024 07:37
Nhân sự công nghệ thông tin trước làn sóng AI
Gần 60% nhân sự công nghệ thông tin (IT) bị thôi việc trong năm 2023 vẫn chưa tìm được công việc mới vào năm 2024, một con số đáng báo động so với nhóm chủ động thôi việc - theo một báo cáo gần đây từ VietnamWorks inTECH thuộc VietnamWorks - Navigos Group. Điều này cho thấy sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong thị trường việc làm ngành IT.
Thị trường lao động - 28/09/2024 18:29
Ngày hội việc làm quận Tây Hồ: Cơ hội định hướng nghề nghiệp cho người trẻ
Sáng 28/9, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội phối hợp cùng UBND quận Tây Hồ tổ chức “Ngày hội giao dịch việc làm và tư vấn nghề nghiệp cho thanh niên, học sinh, sinh viên quận Tây Hồ năm 2024”. Sự kiện nhằm giúp các bạn trẻ tiếp cận với thị trường lao động, đồng thời nhận được sự tư vấn cụ thể về định hướng nghề nghiệp và con đường học tập trong tương lai.
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn
- Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng
- Bàn giao công đoàn cơ sở về Công đoàn Dầu khí Việt Nam
- Công đoàn giúp anh Nguyễn Văn Viên vượt qua khó khăn, an tâm công tác
- Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân