Môi trường làm việc hạnh phúc sẽ thúc đẩy nhân lực bền vững

Thị trường lao động - Phương Mai

Nếu người lao động được đãi ngộ tốt, được làm việc trong môi trường an toàn, đáp ứng nhu cầu và phúc lợi cơ bản, sẽ gắn bó với doanh nghiệp, cải thiện năng suất lao động.
Tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Tại hội thảo "Nhân lực bền vững - Trung tâm của chữ "S" trong ESG?" diễn ra mới đây, yếu tố xã hội (S - social) được cho rằng nhấn mạnh về các vấn đề liên quan đến người lao động, như: Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, chính sách tuyển dụng và thăng tiến, nhu cầu cơ bản và phúc lợi của người lao động… Song hành với đó là thực hiện tốt 2 yếu tố "E" (Environmental - môi trường) và "G" (Governance - quản tị), doanh nghiệp sẽ xây dựng được nguồn nhân lực bền vững cho đơn vị mình.

Môi trường làm việc hạnh phúc sẽ thúc đẩy nhân lực bền vững
Hội thảo có sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà quản lý làm việc trong lĩnh vực quản lý lao động, vận hành doanh nghiệp.

Bài toán giữ chân nhân tài

Bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) nhấn mạnh, nhân lực bền vững không chỉ đơn thuần là thu hút và giữ chân người tài, mà còn là việc xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, an toàn, công bằng và tạo điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Điều này đòi hỏi sự chung tay góp sức của tất cả các bên, từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người lao động và các tổ chức xã hội.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết, Bộ LĐ,TB&XH thời gian qua đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về lao động, việc làm và an sinh xã hội, đồng thời tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bộ cũng chú trọng đẩy mạnh đào tạo nghề, phát triển kỹ năng, bảo đảm quyền lợi của người lao động thông qua việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, và giải quyết tranh chấp lao động, cũng như thúc đẩy bình đẳng giới và cơ hội việc làm cho các nhóm đối tượng yếu thế.

Môi trường làm việc hạnh phúc sẽ thúc đẩy nhân lực bền vững
Bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH phát biểu tại hội thảo.

Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jeans kiêm Phó Chủ tịch Thường trực Hội Dệt may Thêu đan TP Hồ Chí Minh cho rằng, bên cạnh bài toán về vốn đầu tư, doanh nghiệp còn đối mặt với thách thức về nguồn nhân lực. Điều này không chỉ đòi hỏi khả năng tuyển dụng những nhân sự sáng tạo, có tư duy logic và chuyên môn phù hợp với định hướng phát triển mà còn là bài toán giữ chân nhân tài trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.

Mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn những tiêu chí phù hợp để cam kết và quản lý rủi ro. Tuy nhiên, các tiêu chí xã hội phổ biến bao gồm: đảm bảo quyền lợi của người lao động, an toàn và sức khỏe lao động, bảo vệ dữ liệu cá nhân và phát triển nguồn nhân lực.

Còn theo TS Lê Thái Hà, Giám đốc điều hành của Quỹ VinFuture và Quỹ Vì tương lai xanh (Vingroup), doanh nghiệp cũng phải hướng đến phúc lợi linh hoạt và hỗ trợ tinh thần thể hiện qua đảm bảo cân bằng công việc - cuộc sống; các chương trình chăm sóc sức khỏe và tinh thần. Bên cạnh đó, các đơn vị cần đảm bảo sự đa dạng, tôn trọng, hòa nhập khi xây dựng văn hóa công bằng.

Môi trường làm việc hạnh phúc sẽ thúc đẩy nhân lực bền vững
TS Lê Thái Hà nói về trách nhiệm xã hội, nhân sự bền vững và đảm bảo phúc lợi, hạnh phúc, an toàn lao động.

Theo bà Hà, đo lường hiệu quả đầu tư vào nhân lực bền vững thể hiện qua chỉ số giữ chân nhân viên và tỷ lệ nghỉ việc; đo lường sự hài lòng và gắn kết nhân viên qua khảo sát; chỉ số năng suất lao động trước và sau các chương trình phúc lợi.

Định nghĩa việc làm hạnh phúc là tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, công bằng; phúc lợi tốt và cơ hội phát triển; sự gắn kết và động lực cá nhân. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao sự hài lòng và cống hiến của nhân viên.

Còn theo ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nêu quan điểm, đầu tư về con người thực ra không ngắn hạn. Doanh nghiệp có tầm nhìn bền vững chắc chắn phải quan tâm. Tuy nhiên việc triển khai đầu tư không dễ. Ai cũng muốn trả lương cao, điều kiện kinh doanh tốt nhưng vấn đề nguồn lực là sống còn với nhiều doanh nghiệp.

Môi trường làm việc hạnh phúc sẽ thúc đẩy nhân lực bền vững
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế VCCI nói về bài toán chi phí trong việc giữ chân lao động.

Hiện nay, thế giới đánh giá mức độ bền vững không chỉ ở từng doanh nghiệp, mà đánh giá theo chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp Việt Nam đang muốn tham gia chuỗi sản xuất quốc tế thì phải tiệm cận được tiêu chuẩn của họ.

Về quản trị, doanh nghiệp phải tính đến hiệu suất, chi phí. Ví dụ khi thị trường biến động, làm sao để lao động gắn bó với mình. Bài toán chi phí trong việc giữ chân lao động hay tuyển mới lao động là rất lớn.

Thiết lập tiêu chuẩn lao động, tạo môi trường làm việc hạnh phúc

Trả lời câu hỏi đo lường hiệu quả của việc thực hành xã hội doanh nghiệp, bà Ingrid Christensen, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, cho biết, nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng đã có những triển khai liên quan đến tiêu chuẩn lao động và xây dựng môi trường làm việc. 5 năm tới, trong bối cảnh kinh tế phát triển, bà Ingrid Christensen cho rằng doanh nghiệp cần thực hiện giá trị của xã hội thông qua chương trình, môi trường làm việc một cách hiệu quả.

Môi trường làm việc hạnh phúc sẽ thúc đẩy nhân lực bền vững
Bà Ingrid Christensen - Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam trao đổi tại hội thảo.

Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cũng cho rằng, xây dựng năng lực cho nguồn lao động từng khối ngành khác nhau cần thời gian và cần chung tay của nhiều bên liên quan. Trong đó, doanh nghiệp cần chú trọng đến đối tượng lao động trẻ, chú ý lao động nữ, yếu thế trong xã hội. Để xây dựng nhân lực bền vững áp dụng tiêu chuẩn ESG có nhiều biện pháp và không chỉ tập trung tệp người nhỏ.

Để thúc đẩy tốt hiệu quả của nhóm lao động lớn tuổi cũng như lao động trẻ, TS Lê Thái Hà cho biết, rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới triển khai chương trình như đào tạo nhân sự mọi lứa tuổi. Họ tạo dựng đa thế hệ trong môi trường làm việc để các nhóm nhân lực bổ sung cho nhau. Cụ thể, người lao động có kinh nghiệm đảm nhiệm vai trò quản lý và người trẻ có kỹ năng công nghệ sẽ hỗ trợ ngược lại.

Việc xây dựng các chương trình cố vấn ngược giúp người lao động tham gia các khóa học có thể học hỏi lẫn nhau, tạo môi trường đa thế hệ.

'Hạnh phúc khi tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động"

Đến nay, mô hình “3 An” do LĐLĐ tỉnh An Giang triển khai đã không ngừng mang lại hiệu quả thiết thực.

Vui vì môi trường làm việc tốt Vui vì môi trường làm việc tốt

“Tôi cảm thấy rất vui và may mắn khi được làm việc trong một môi trường thân thiện, vui vẻ và được sự quan tâm ...

Trực tiếp: Tọa đàm phòng chống tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc Trực tiếp: Tọa đàm phòng chống tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc

Tọa đàm "Phòng chống tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc trong các cấp công đoàn" do ...

Chia sẻ
In bài viết
Muôn nẻo yêu thương số 8: Tìm lại sức khỏe cho con: Hành trình không đơn độc Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 8: Tìm lại sức khỏe cho con: Hành trình không đơn độc

Thông qua Công trình "Con nuôi Công đoàn", chị Nguyễn Thị Huyền Thanh, cán bộ cấp dưỡng Công an quận Hải An, TP Hải Phòng đã luôn được công đoàn cơ sở quan tâm, động viên, hỗ trợ trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh cho con gái trong suốt 6 năm qua.

Cà phê tối: Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng! Cà phê tối

Cà phê tối: Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!

Thúy, công nhân một nhà máy da giày ở Đồng Nai quyết định về quê làm việc và sinh sống sau gần 10 năm lang bạt từ Bình Dương qua Đồng Nai rồi TP HCM.

Talk Công đoàn: Lựa chọn hoạt động phù hợp với từng nhóm lao động nữ Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Lựa chọn hoạt động phù hợp với từng nhóm lao động nữ

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hiền, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang chia sẻ kinh nghiệm tổ chức hoạt động chăm lo hiệu quả cho đoàn viên, người lao động; đặc biệt là lao động nữ.

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024 Infographic

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024 cụ thể như sau:
Đón xem Muôn nẻo yêu thương số 8: Tìm lại sức khỏe cho con: Hành trình không đơn độc Muôn nẻo yêu thương

Đón xem Muôn nẻo yêu thương số 8: Tìm lại sức khỏe cho con: Hành trình không đơn độc

Đón xem Muôn nẻo yêu thương số 8 phát sóng 20 giờ, ngày 31/10/2024 với chủ đề: Tìm lại sức khỏe cho con: Hành trình không đơn độc.

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả Video

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả

Mới đây, lớp cán bộ chủ chốt Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, ngành Trung ương đã có buổi khảo sát thực tế về mô hình quản trị hiệu quả tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công đoàn Dầu khí Việt Nam.

Đọc thêm

Thị trường lao động UAE - cơ hội lớn cho người lao động Việt Nam

Thị trường lao động -

Thị trường lao động UAE - cơ hội lớn cho người lao động Việt Nam

Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) là một thị trường đầy tiềm năng với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực như chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, và trí tuệ nhân tạo. Đây là cơ hội để lao động Việt Nam có thể học hỏi, phát triển kỹ năng, nâng cao chuyên môn và cải thiện thu nhập.

Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng

Thị trường lao động -

Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng

Nhiều doanh nghiệp sản xuất đang gặp khó khăn trong việc thu hút lao động dịp cuối năm, lại phải đối mặt với những thách thức từ các hình thức lừa đảo tuyển dụng.

Đưa thông tin tuyển dụng trực tiếp đến tận các “chân công trường”

Thị trường lao động -

Đưa thông tin tuyển dụng trực tiếp đến tận các “chân công trường”

Ngày 27/10, Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 (Hà Nội) thu hút sự tham gia của 32 đơn vị, doanh nghiệp (DN) với hơn 2.500 chỉ tiêu tuyển dụng và xuất khẩu lao động. Đây là cơ hội quý giá cho người lao động ở các thôn xóm, tổ dân phố tiếp cận trực tiếp thông tin tuyển dụng mà không cần phải di chuyển xa.

Mở rộng thị trường lao động có thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt tại châu Âu

Thị trường lao động -

Mở rộng thị trường lao động có thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt tại châu Âu

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, năm nay kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là từ 125.000 lao động. Ước cả năm 2024 sẽ đưa khoảng 130.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 104% kế hoạch.

Hỗ trợ lao động hồi hương khởi nghiệp tại Việt Nam

Thị trường lao động -

Hỗ trợ lao động hồi hương khởi nghiệp tại Việt Nam

Đây là một trong những vấn đề được đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đưa ra tại hội nghị tập huấn, cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN, diễn ra chiều ngày 17/10 tại Hà Nội, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Nhân sự công nghệ thông tin trước làn sóng AI

Thị trường lao động -

Nhân sự công nghệ thông tin trước làn sóng AI

Gần 60% nhân sự công nghệ thông tin (IT) bị thôi việc trong năm 2023 vẫn chưa tìm được công việc mới vào năm 2024, một con số đáng báo động so với nhóm chủ động thôi việc - theo một báo cáo gần đây từ VietnamWorks inTECH thuộc VietnamWorks - Navigos Group. Điều này cho thấy sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong thị trường việc làm ngành IT.

Ngày hội việc làm quận Tây Hồ: Cơ hội định hướng nghề nghiệp cho người trẻ

Thị trường lao động -

Ngày hội việc làm quận Tây Hồ: Cơ hội định hướng nghề nghiệp cho người trẻ

Sáng 28/9, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội phối hợp cùng UBND quận Tây Hồ tổ chức “Ngày hội giao dịch việc làm và tư vấn nghề nghiệp cho thanh niên, học sinh, sinh viên quận Tây Hồ năm 2024”. Sự kiện nhằm giúp các bạn trẻ tiếp cận với thị trường lao động, đồng thời nhận được sự tư vấn cụ thể về định hướng nghề nghiệp và con đường học tập trong tương lai.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lao động thời vụ diện visa E8 sang Hàn Quốc

Thị trường lao động -

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lao động thời vụ diện visa E8 sang Hàn Quốc

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), tình trạng đối tượng môi giới thông tin, lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc theo diện visa E8 vẫn xảy ra, mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo, khuyến cáo tới người lao động.

Thừa Thiên Huế: Hơn 7.400 việc làm được kết nối qua sàn giao dịch điện tử

Thị trường lao động -

Thừa Thiên Huế: Hơn 7.400 việc làm được kết nối qua sàn giao dịch điện tử

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tháng giao dịch việc làm, thu hút 33 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, với 7.420 vị trí việc làm cho người lao động.

Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia

Thị trường lao động -

Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia

Chính phủ Australia sẽ cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia tại cùng một thời điểm.