Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lao động thời vụ diện visa E8 sang Hàn Quốc
Thị trường lao động - 25/09/2024 13:22 Hưng Thịnh
Lợi dụng tình hình bão lũ, xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo quyên góp ủng hộ, từ thiện |
Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định đây là chương trình hợp tác trực tiếp giữa địa phương của Việt Nam với địa phương của Hàn Quốc trên cơ sở bản Thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa địa phương hai nước để tuyển chọn đưa người lao động cư trú tại địa phương sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình này.
Đến nay, 17 địa phương đã ký thỏa thuận với địa phương của Hàn Quốc để đưa lao động thời vụ đi làm việc tại Hàn Quốc theo thị thực E8 gồm: Đà Nẵng, Đồng Tháp, Thái Bình, Hà Nam, Thừa Thiên - Huế, Cà Mau, Quảng Bình, Hậu Giang, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Nam Định, Đăk Lăk, Yên Bái, Lâm Đồng, Bạc Liêu và Phú Yên. |
Tại các địa phương triển khai chương trình này, việc tuyển chọn, làm hồ sơ, thủ tục và đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc do cơ quan chức năng của địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện.
Để tránh bị lừa đảo, Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo người lao động có nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình lao động thời vụ visa E8 chỉ liên hệ trực tiếp với Sở LĐ-TB&XH hoặc Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐ-TB&XH địa phương nơi cư trú để tìm hiểu cụ thể thông tin liên quan, tuyệt đối không nghe theo các thông tin quảng cáo không chính thống và không liên hệ với các tổ chức, cá nhân trung gian, môi giới.
Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Molisa. |
Người lao động cũng có thể liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 0243.8.249.517, số máy lẻ 511, 304 để tìm hiểu thông tin liên quan.
Trước đó, ngày 30/6/2023, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã ban hành lệnh số 1054 thông báo điều chỉnh một số nội dung của “Quy tắc thi hành Luật Quản lý xuất nhập cảnh”. Điều này cho phép người lao động thời vụ E8 được gia hạn thời gian cư trú, tổng thời gian cư trú không vượt quá 8 tháng tính từ ngày nhập cảnh. Nội dung sửa đổi này được áp dụng ngay từ ngày 30/6/2023 đối với cả lao động thời vụ đang làm việc tại Hàn Quốc.
Theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH, trên cơ sở quan hệ hợp tác giữa địa phương Việt Nam với địa phương Hàn Quốc, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền trao đổi và ký kết Thỏa thuận hợp tác về đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc.
Đây là chương trình hợp tác giữa địa phương Việt Nam và địa phương Hàn Quốc theo hình thức phi lợi nhuận nên không giao cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo chương trình này.
Hình thức lao động thời vụ tại Hàn Quốc áp dụng đối với người lao động: Trong độ tuổi từ 30-55 tuổi, là công dân cư trú dài hạn tại địa phương ký Thỏa thuận; Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Không có tiền án và không thuộc diện cấm không được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật; Có đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài; Đang làm việc trong lĩnh vực ngành nông nghiệp, ngư nghiệp… |
Lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo chương trình này được trả lương theo mức lương tối thiểu hàng năm theo pháp luật của nước sở tại. Chẳng hạn, lương tối thiểu năm 2023 là 2.010.580 KRW/tháng, tương đương hơn 36 triệu đồng.
Người lao động được hưởng các chế độ về thời gian làm việc, nghỉ ngơi; điều kiện làm việc, ăn ở, sinh hoạt, bảo hiểm, chi phí khám chữa bệnh theo quy định của Hàn Quốc và được địa phương Hàn Quốc hỗ trợ một phần tiền mua vé máy bay khứ hồi...
Người lao động có trách nhiệm tuân thủ hướng dẫn của địa phương đưa đi và các quy định luật pháp nước sở tại đặc biệt về nước ngay sau khi hoàn thành hợp đồng lao động ở nước ngoài.
Trước thông tin báo chí phản ánh việc Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Educa Việt Nam trụ sở tại Cầu Giấy (Hà Nội) đưa hơn 200 lao động đi làm việc trái phép, chiều tối ngày 24/9, Cục quản lý Lao động ngoài nước đã ban hành Công văn số 1335/CQLLĐNN-TTr gửi các cơ quan chức năng đề nghị phối hợp kiểm tra, xác minh và xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật. Công văn nêu, theo thông tin báo chí phản ánh, Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Educa Việt Nam đã thu tiền và làm thủ tục đưa hơn 200 người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Educa Việt Nam không được Bộ LĐ-TB&XH cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đây là vụ việc lớn, phức tạp, liên quan đến số lượng lớn người lao động, có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra, xác minh và xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật. |
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Cảnh báo: Lừa đảo, thu tiền của người lao động sang Australia làm nông nghiệp Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa phát cảnh báo tình trạng lừa đảo, thu tiền của người lao động đi làm ... |
Nhu cầu lao động thời vụ, phổ thông, ngành nông nghiệp tăng cao Theo tìm hiểu của PV Lao động và Công đoàn tại Ngày hội việc làm sáng 14/6 tại Đắk Lắk, nhu cầu tuyển dụng lao ... |
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động Tin lời hứa "việc nhẹ lương cao", nhiều nạn nhân được đưa vào làm việc tại các ổ nhóm lừa đảo trực tuyến, bị thu ... |
Tin cùng chuyên mục
Thị trường lao động - 01/12/2024 14:13
Vĩnh Phúc: Nhu cầu lao động tăng mạnh trong các khu, cụm công nghiệp
Từ năm 2025 trở đi, tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến cần tuyển 20.000 - 25.000 lao động mỗi năm để đáp ứng nhu cầu phát triển các khu, cụm công nghiệp. Nhu cầu này tập trung vào 3 nhóm ngành chính: điện tử, thiết bị điện; dệt may, da giày; cơ khí, sản xuất kim loại.
Thị trường lao động - 27/11/2024 05:46
Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của lao động Việt trên xứ sở kim chi
Vượt lên hoàn cảnh khó khăn, nhiều lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) không chỉ thay đổi cuộc sống của chính mình mà còn là minh chứng sống động cho tiềm năng và ý chí vươn lên mạnh mẽ của người Việt Nam trên đất khách.
Thị trường lao động - 23/11/2024 16:23
Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật
Người khuyết tật đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc hoà nhập thị trường lao động, từ rào cản về đi lại đến sự hạn chế trong tiếp cận công nghệ mới.
Thị trường lao động - 20/11/2024 15:21
Doanh nghiệp “khát” nhân lực dịp cuối năm, người lao động cố chờ thưởng Tết
Cuối năm thường là thời điểm các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tăng đơn hàng phục vụ dịp lễ Tết, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, người lao động (NLĐ) thời điểm này thường có tâm lý làm “cố”, chờ nhận các khoản lợi cuối năm, không muốn thay đổi chỗ làm.
Thị trường lao động - 11/11/2024 17:41
Người lao động có cần thiết phải tìm việc tại các thành phố lớn?
Hiện tượng lao động từ các thành phố lớn trở về quê hương, ví dụ như tại Nghệ An, đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây.
Thị trường lao động - 06/11/2024 06:23
Thiếu hụt nhân sự, doanh nghiệp đưa ra nhiều phúc lợi để thu hút người lao động
Để thu hút người lao động, nhiều doanh nghiệp đăng thông tin tuyển dụng kèm nhiều phúc lợi như: Cơm ca, xe đưa đón, nhà ở và nuôi con nhỏ...
- Tình thương của công đoàn là động lực để công nhân ngành điện bám nghề
- Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển bền vững và hiệu quả các khu công nghiệp
- Công đoàn SEV - niềm tin của người lao động
- Điểm danh những mẫu xe ngừng bán tại Việt Nam năm 2024
- Camera phân tích giao thông thông minh được trao giải sáng kiến an toàn