Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia
Thị trường lao động - 11/09/2024 11:16 Gia Hưng
Người lao động chọn đi Nhật Bản làm việc cao nhất trong 5 tháng qua |
Người lao động có thể làm công việc ngắn hạn (từ 6 - 9 tháng) hoặc làm công việc dài hạn (từ 1 - 4 năm). Vị trí việc làm chỉ yêu cầu có kỹ năng nghề thấp đến bán lành nghề trong ngành Nông nghiệp như: trồng trọt, chế biến thịt, thủy sản và lâm nghiệp.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam vừa công bố triển khai thực hiện hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành Nông nghiệp tại Australia theo Chương trình Di chuyển lao động giữa Australia và Việt Nam (PALM).
Trước đó, vào đầu tháng 3 năm nay, Thủ tướng Chính phủ của hai nước đã cùng công bố Kế hoạch thực hiện của chương trình, trong đó nêu rõ các yêu cầu, điều kiện đối với lao động Việt Nam tham gia chương trình cũng như vai trò và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan để đảm bảo phúc lợi cho người lao động.
Theo đó, người lao động Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về tiêu chí, điều kiện dưới đây sẽ được người sử dụng lao động Australia tuyển dụng và được cấp thị thực sẽ được hỗ trợ để đến Australia làm việc.
1000 cơ hội cho người lao động Việt Nam sang làm việc tại Australia trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh minh họa: Go Study Australia |
Tiêu chí đối với người lao động
Người lao động tham gia Chương trình PALM phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện sau:
Hộ chiếu: Người lao động có hộ chiếu còn hiệu lực phù hợp với thời gian tham gia hợp đồng lao động tại Australia.
Kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm cần thiết: Người lao động phải đảm bảo có kỹ năng phù hợp, trình độ và/hoặc kinh nghiệm làm việc cần thiết theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
Hình thể và sức khỏe tốt: Người lao động có thể chất khỏe mạnh và phù hợp với công việc được chỉ định.
Thái độ tích cực: Người lao động thể hiện thái độ tích cực với công việc và có tinh thần sẵn sàng học hỏi.
Độ tuổi: Người lao động phải trên 21 tuổi vào thời điểm nộp hồ sơ xin thị thực.
Tư cách tốt: Phù hợp với tiêu chí đủ điều kiện cấp thị thực (người lao động có thể chứng minh bằng lý lịch tư pháp).
Quốc tịch: Người lao động phải mang quốc tịch Việt Nam và phải cư trú tại Việt Nam khi bắt đầu nộp hồ sơ xin thị thực.
Năng lực tiếng Anh: Người lao động phải có trình độ tiếng Anh cơ bản đủ để có thể làm việc, hòa nhập cuộc sống tại Australia và góp phần giảm rủi ro và tự giải quyết phát sinh.
Người lao động phải đạt điểm kiểm tra tiếng Anh tối thiểu một trong các hình thức sau:
(1) điểm IELTS tổng thể là 4.0;
(2) Pearson Test of English Academic (PTE Academic) - tổng điểm ít nhất là 30 dựa trên 4 thành phần của bài thi;
(3) Cambridge English Advanced (CAE) - tổng điểm ít nhất là 147 dựa trên 4 thành phần của bài thi.
Phía Australia sẽ không chấp nhận kết quả thi 'tại nhà' hoặc 'trực tuyến'.
Người lao động có điểm kiểm tra IELTS tổng thể dưới 5.0 hoặc điểm kiểm tra PTE Academic, CAE tương đương phải thực hiện bài thi trong khoảng thời gian 12 tháng trước ngày người lao động được đề nghị ký hợp đồng lao động. Người lao động có điểm kiểm tra IELTS tổng thể từ 5.0 trở lên hoặc điểm kiểm tra PTE Academic, CAE tương đương phải thực hiện bài thi trong khoảng thời gian 24 tháng trước ngày người lao động được đề nghị ký hợp đồng lao động.
Hồi hương: Người lao động đến Australia làm việc tạm thời và phải về Việt Nam sau khi kết thúc hợp đồng lao động.
Phó Đại sứ Australia Renée Deschamps và ông Nguyễn Bá Hoan - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH công bố triển khai thực hiện hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia. Ảnh: T. Giáp |
Quyền lợi cơ bản của người lao động
Được hưởng các quyền lợi theo quy định của luật pháp Australia như người lao động Australia.
Được hưởng mức lương cơ bản ít nhất bằng mức lương tối thiểu theo quy định của luật pháp Australia và phù hợp với các quy định của chương trình PALM.
Được người sử dụng lao động bố trí đủ việc làm, nơi làm việc an toàn.
Được người sử dụng lao động chi trả tối thiểu 300 đô la Australia cho chi phí vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc/nơi ở tại Australia.
Được người sử dụng lao động chi trả chi phí tuyển chọn/chi phí hành chính cho doanh nghiệp dịch vụ/ đơn vị sự nghiệp công lập (người lao động không phải chi trả tiền dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ hoặc chi phí hành chính cho đơn vị sự nghiệp công lập).
Được doanh nghiệp dịch vụ/đơn vị sự nghiệp công lập hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện thủ tục, hồ sơ xin thị thực, xuất cảnh.
Được Chính phủ Australia cấp thị thực làm việc tạm thời (Quan hệ quốc tế) (phân nhánh 403) - dòng di chuyển lao động Thái Bình Dương - Australia (hoặc loại thị thực khác theo quy định của Chính phủ Australia).
Được tham gia khóa học giáo dục định hướng 74 tiết do doanh nghiệp dịch vụ/đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức và được tham gia khóa hướng dẫn trước khi xuất cảnh do phía Australia tổ chức.
Được người sử dụng lao động hướng dẫn, hỗ trợ hưởng chế độ phúc lợi, cơ chế khiếu nại, tuyển dụng và xử lý phát sinh trong thời gian làm việc tại Australia.
Được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Australia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian làm việc tại Australia.
Được tiếp tục tham gia chương trình (người lao động đã tham gia chương trình PALM, nếu có nguyện vọng tiếp tục tham gia Chương trình phải rời khỏi Australia 03 tháng sau khi kết thúc hợp đồng lao động đối với lao động thời vụ và rời khỏi Australia 06 tháng sau khi kết thúc hợp đồng lao động đối với lao động dài hạn.
Trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động
Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Australia.
Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán, văn hóa của Australia; đoàn kết với người lao động cùng làm việc tại Australia.
Chịu trách nhiệm về những chi phí trước khi xuất cảnh và khi đến nơi làm việc: học tiếng Anh (nếu cần), ăn, ở, đi lại tại Việt Nam; hộ chiếu, lý lịch tư pháp, kiểm tra sức khỏe, một phần chi phí vé máy bay từ Việt Nam đến Australia (đã trừ đi khoản chi trả tối thiểu 300 đô la Australia được người sử dụng lao động chi trả)...
Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng do đơn vị sự nghiệp công lập/doanh nghiệp dịch vụ thực hiện, khóa hướng dẫn trước khi xuất cảnh do phía Australia thực hiện.
Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Bà Cecilia Brennan, Tham tán Kinh tế, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam thông tin về tiêu chí, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động tham gia Chương trình. Ảnh: T. Giáp |
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan, hợp tác lao động là một thành tố quan trọng trong quan hệ đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam và Australia, là dấu mốc quan trọng về hợp tác kinh tế, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa hai nước.
“Hai nước triển khai thực hiện Thỏa thuận nhằm đáp ứng nguyện vọng của người lao động Việt Nam đi làm việc tại Australia để nâng cao trình độ ngoại ngữ, tích lũy kiến thức, khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp với mức thu nhập cao… Khi hoàn thành hợp đồng lao động về nước có thể áp dụng, thực hiện có hiệu quả, tăng năng suất lao động; đồng thời người lao động đi làm việc tại Australia nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về nguồn nhân lực của người sử dụng lao động Australia”, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh.
Trong năm đầu tiên thực hiện chương trình, một đơn vị sự nghiệp công lập và tối đa sáu (06) doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được lựa chọn tham gia chương trình.
Đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp dịch vụ không được lựa chọn sẽ không được tham gia và tuyển dụng lao động cho chương trình. Phí tuyển dụng sẽ do người sử dụng lao động của Australia chi trả cho đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam.
Bà Renee Deschamps - Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết, Chương trình hợp tác này có ý nghĩa quan trọng đối với cả Việt Nam và Australia. Chương trình cũng nhấn mạnh hợp tác kinh tế và mối liên kết tăng cường giữa người dân Australia và Việt Nam, đồng thời phản ánh Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được nâng cao.
“Australia và Việt Nam đều cam kết đảm bảo cho người lao động tham gia chương trình PALM được an toàn và giảm thiểu tối đa các rủi ro liên quan đến gian lận, hoạt động tuyển dụng phi đạo đức và bóc lột lao động. Chúng tôi mong muốn làm việc cùng các doanh nghiệp dịch vụ có kinh nghiệm tại Việt Nam và có các chính sách và hoạt động tuyển dụng công bằng, có đạo đức và minh bạch”, bàRenee Deschamps khẳng định.
Doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam có nhu cầu tham gia Chương trình có thể nộp hồ sơ tới Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB). Yêu cầu về bộ hồ sơ được đăng tải trên trang web của DOLAB và MOLISA. Đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam được lựa chọn sẽ tiến hành tuyển dụng lao động Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng cung ứng lao động được Bộ LĐ-TB&XH (Cục Quản lý lao động ngoài nước) chấp thuận và kế hoạch tuyển dụng của người sử dụng lao động Australia đã được cơ quan có thẩm quyền Australia phê duyệt. |
Nguồn video: Đại sứ quán Australia tại Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản sang Australia dự báo tăng mạnh nhờ hưởng lợi từ RCEP 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Australia đạt 128,1 triệu USD, tăng 53,8% so với cùng ... |
WinMart thúc đẩy tiêu thụ Đào và Xuân Đào Australia vào thị trường Việt Nam Winmart hiện là nền tảng bán lẻ hiện đại lớn nhất Việt Nam với hơn 3400 siêu thị và cửa hàng tiện ích, có mặt ... |
Cảnh báo: Lừa đảo, thu tiền của người lao động sang Australia làm nông nghiệp Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa phát cảnh báo tình trạng lừa đảo, thu tiền của người lao động đi làm ... |
Tin cùng chuyên mục
Thị trường lao động - 10/10/2024 07:37
Nhân sự công nghệ thông tin trước làn sóng AI
Gần 60% nhân sự công nghệ thông tin (IT) bị thôi việc trong năm 2023 vẫn chưa tìm được công việc mới vào năm 2024, một con số đáng báo động so với nhóm chủ động thôi việc - theo một báo cáo gần đây từ VietnamWorks inTECH thuộc VietnamWorks - Navigos Group. Điều này cho thấy sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong thị trường việc làm ngành IT.
Thị trường lao động - 28/09/2024 18:29
Ngày hội việc làm quận Tây Hồ: Cơ hội định hướng nghề nghiệp cho người trẻ
Sáng 28/9, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội phối hợp cùng UBND quận Tây Hồ tổ chức “Ngày hội giao dịch việc làm và tư vấn nghề nghiệp cho thanh niên, học sinh, sinh viên quận Tây Hồ năm 2024”. Sự kiện nhằm giúp các bạn trẻ tiếp cận với thị trường lao động, đồng thời nhận được sự tư vấn cụ thể về định hướng nghề nghiệp và con đường học tập trong tương lai.
Thị trường lao động - 25/09/2024 13:22
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lao động thời vụ diện visa E8 sang Hàn Quốc
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), tình trạng đối tượng môi giới thông tin, lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc theo diện visa E8 vẫn xảy ra, mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo, khuyến cáo tới người lao động.
Thị trường lao động - 12/09/2024 11:13
Thừa Thiên Huế: Hơn 7.400 việc làm được kết nối qua sàn giao dịch điện tử
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tháng giao dịch việc làm, thu hút 33 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, với 7.420 vị trí việc làm cho người lao động.
- Công đoàn Công Thương Việt Nam đẩy mạnh phúc lợi cho đoàn viên, người lao động
- Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát
- Liên đoàn Lao động huyện Giao Thủy - địa chỉ tin cậy của người lao động
- Sedan cỡ B tăng trưởng tới 76% doanh số nhờ ưu đãi lệ phí trước bạ
- Ra mắt Audi Q6 Sportback e-tron, phạm vi hoạt động hơn 600 km