Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Đời sống - 05/09/2024 18:04 TRƯỜNG SƠN
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống” |
Bảo vệ an toàn cho người lao động
Ngày 5/9, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3.
Theo đó, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các địa phương theo dõi sát diễn biến của bão, gió mạnh, sóng lớn trên biển trong những ngày tới.
Cùng với đó, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền (bao gồm cả tàu vận tải, bãi ngang ven biển) biết diễn biến của bão số 3, gió mạnh trên biển để chủ động sản xuất và phòng tránh, đảm bảo an toàn cho người lao động và tài sản.
Kêu gọi người lao động đang hoạt động trên biển vào bờ trú ẩn an toàn trước cơn bão số 3 đổ bộ. Ảnh: ĐVCC. |
Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có 1.884 phương tiện, với 10.685 người lao động hành nghề đánh bắt hải sản trên biển. Tuy nhiên, đến sáng 5/9, hiện còn 33 phương tiện tàu thuyền với 229 người lao động đang hoạt động trên biển. Trong đó có 16 phương tiện, với 182 người lao động hoạt động ở vùng lộng và vùng khơi khu vực từ Quảng Trị đến Chân Mây (Thừa Thiên Huế); 17 phương tiện với 47 người lao động hoạt động vùng bờ.
Đặc biệt, yêu cầu các chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu đang thi công công trình xây dựng, thủy lợi, giao thông (cầu cửa Thuận An, đê chắn sóng cảng Chân Mây,…). Thường xuyên kiểm tra công tác đảm bảo an toàn máy móc, thiết bị, vật tư, phương tiện đề phòng gió mạnh, sóng lớn bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế, Chi cục Thuỷ sản, Đài Thông tin duyên hải Huế tăng cường thời lượng thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão số 3.
Đồng thời, tổ chức rà soát, kiểm đếm, chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu...
Ngoài ra, khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa Hè Thu còn lại theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, có phương án bảo vệ diện tích chưa thu hoạch xong. Theo kế hoạch vụ Hè Thu này toàn tỉnh gieo cấy 25.324 ha, đến ngày 3/9 đã thu hoạch 24.988,5 ha (đạt 99 %), diện tích còn lại 335,5 ha, chủ yếu ở khu vực huyện miền núi A Lưới.
Sẵn sàng đối diện với mùa mưa lũ
Đồng chí Nguyễn Xuân Nhật - Chủ tịch Công đoàn Công ty HBI Huế (Khu công nghiệp Phú Bài) cho biết, thông qua rà soát những cung đường đi lại của công nhân lao động ở vùng trũng thấp, phát hiện nhiều nơi là đường ruộng, trơn trượt, khi nước lên không phân biệt được đâu là ruộng, mương nước rất nguy hiểm.
Một trong những tuyến đường an toàn ở vùng trũng thấp do Công ty HBI Huế triển khai thực hiện. Ảnh: ĐVCC. |
Từ đó, công ty đã chỉ đạo bộ phận phụ trách hạ tầng kỹ thuật nghiên cứu dựng các trụ tiêu cho công nhân viên bám vào để an toàn về nhà trong mùa mưa lũ. Công ty cũng đã chuẩn bị áo phao để công nhân lao động có nhu cầu có thể mượn. Đồng thời, thành lập các nhóm liên lạc của công nhân vùng trũng, thấp, vùng chịu ảnh hưởng khi thủy điện xả lũ chống vỡ đập.
“Với sự hỗ trợ kinh phí của công đoàn, bộ phận phụ trách hạ tầng kỹ thuật của công ty đã mua các cột bê tông để sơn phản quang đánh dấu. Đồng thời, phối hợp công đoàn huy động hàng trăm đoàn viên, người lao động tiến hành đào hố, đổ trụ, chôn cột, chăng dây trước mùa mưa bão. Đây là việc làm ý nghĩa vì sự an toàn của đồng nghiệp, cộng đồng nên đã đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia”, đồng chí Nhật nói.
Doanh nghiệp chủ động tăng cường áo phao cho người lao động trước mùa mưa bão. Ảnh: ĐVCC. |
Là đơn vị doanh nghiệp có cơ sở sản xuất, chế biến ở khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão lũ, đồng chí Lê Phước Bảo - Chủ tịch Công ty CP One One Miền trung (Khu kinh tế Chân Mây) cho hay, tuy cơn bão số 3 không đổ bộ trực tiếp vào khu vực Thừa Thiên Huế nhưng công ty đã có các phương án phòng, chống bão, sẵn sàng cho việc đối diện với mùa mưa bão đang đến.
“Từ đề xuất của công đoàn, công ty đã đầu tư, trang bị thêm áo phao cá nhân và các thiết bị cứu nạn, cứu hộ khác để phục vụ cho người lao động trong công ty nếu cần”, đồng chí Bảo nói.
Đồng chí Lê Thị Thu Nam, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Đơn vị đã đề nghị các công đoàn cơ sở tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động nâng cao ý thức phòng, chống lụt bão, nhất là đoàn viên, người lao động ở vùng thấp, trũng. Công đoàn cơ sở cần phối hợp chuyên môn xây dựng phương án kịp thời ứng phó cứu nạn, cứu hộ và phát huy sáng kiến, sáng tạo giúp đoàn viên, người lao động tránh rơi vào vùng nguy hiểm”.
Mời độc giả xem thêm các bài viết trong Chuyên đề NGƯỜI LAO ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI SIÊU BÃO SỐ 3 |
Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải báo trước khi nào? Các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho người sử dụng lao ... |
Công ty may ở Nam Định tuyển hàng trăm công nhân, thưởng 1-3 triệu cho người giới thiệu thành công Công ty TNHH Smart-Shirts Garments Manufacturing Bảo Minh đang tuyển 100 công nhân may, 30 công nhân hoàn thiện, 30 công nhân QC (kiểm tra ... |
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống” "Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây. |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh
- Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật
- Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động