“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
Đời sống - 05/09/2024 09:40 Phương Mai
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy |
Bão tác động không nhỏ đến người lao động
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, 4 giờ sáng nay tâm bão Yagi đang trên vùng biển bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550 km. Bão theo hướng Tây, sau chếch lên Bắc một chút, tốc độ 10 km/giờ, đến 4 giờ ngày mai sẽ cách đảo Hải Nam khoảng 210 km, sức gió 184-201 km/ giờ, cấp siêu bão.
Vẫn giữ hướng và tốc độ 10-15 km/giờ, bão sau đó đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng và đi sâu vào miền Bắc, trong đó có Hà Nội.
Dự báo đường đi và ảnh hưởng của cơn bão Yagi, sáng 5/9. Ảnh: NCHMF |
Với người lao động, đặc biệt là những công nhân lao động ngoài trời, cơn bão Yagi sắp tới có tác động không nhỏ đến công việc của họ. Nhiều người tỏ ra lo ngại cho sự an toàn của bản thân, cũng như mong muốn có cơ chế làm việc phù hợp trong thời gian bão đổ bộ vào đất liền.
Hiện đang là tiếp viên tại một hãng hàng không của Việt Nam, chị Hoàng Phương Thảo (quận Đống Đa, Hà Nội) bày tỏ sự lo ngại khi sắp có chuyến bay sang Nhật Bản vào ngày 6/9 tới.
“Hiện tại, chúng tôi vẫn đang chờ thông báo từ lãnh đạo. Tuy nhiên, với đặc thù ngành, trong điều kiện thời tiết phù hợp, chuyến bay đi vẫn sẽ diễn ra bình thường, hoặc chỉ hoãn khoảng thời gian ngắn. Trường hợp ngày 7/9, tâm bão đã về đến Hà Nội, phi hành đoàn sẽ buộc phải ở lại Nhật Bản từ 2-3 ngày chờ bão tan”, chị Thảo nói.
Theo nữ tiếp viên hàng không, việc ứng phó với thiên tai hay điều kiện thời tiết xấu là một trong những bài học được đào tạo kỹ trước khi các tiếp viên được tham gia chuyến bay thực tế. Do vậy, tùy vào điều kiện thực tế, các tiếp viên, phi công sẽ có quy trình ứng xử phù hợp.
“Nhưng với sức mạnh đã được dự báo của cơn bão lần này, chúng tôi cũng rất lo lắng, đặc biệt là sự an toàn cho cả tàu bay và hành khách, nên mọi khâu trong công tác bay đều phải có sự tính toán kỹ càng”, chị Thảo cho biết.
Nhân viên trong lĩnh vực truyền hình tác nghiệp dưới điều kiện thời tiết mưa nhẹ. |
Cùng chung lo ngại, anh Sái Văn Quân (Bắc Kạn) chia sẻ: “Công việc của tôi là quay phim, thường xuyên phải ghi hình bên ngoài hiện trường, nên cơn bão sắp tới thực sự rất đáng lo ngại. Bởi “dân quay phim” chúng tôi vẫn hay đùa rằng, có mưa thì cũng phải che cho máy trước, người tính sau. Lãnh đạo cơ quan tuy có trang bị cho chúng tôi đầy đủ phương tiện bảo hộ người và máy móc, song, trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, có lẽ chúng tôi vẫn cần trú tại nhà để đảm bảo an toàn tối đa”.
Tuy không phải lao động ngoài trời, nhưng với chị Minh Hiền (Phủ Lý, Hà Nam), việc phải di chuyển hơn 15km mỗi ngày từ nhà tới công ty sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi đây cũng là địa phương chịu ảnh hưởng từ cơn bão này.
Chị Hiền cho biết: “Mưa to, gió lớn, chúng tôi là phụ nữ, tay lái lại yếu, nên nếu gắng đi xe dưới bão thì quá nguy hiểm. Hiện chúng tôi đang có đề xuất, mong muốn lãnh đạo công ty tạo điều kiện cho làm việc tại nhà trong khoảng thời gian bão ảnh hưởng, để đảm bảo an toàn nhất có thể”.
Có em trai đang làm thuyền viên tại một công ty hàng hải ở TP Hải Phòng, chị Ngọc Anh (Ba Đình, Hà Nội) tỏ rõ sự lo lắng khi nghe tin bão sắp đổ bộ vào miền Bắc.
“Bình thường em trai lênh đênh trên biển mấy tháng trời đã rất lo rồi, giờ nghe tin bão đến, gia đình tôi còn lo hơn gấp trăm lần. Chỉ mong sao cả đoàn sớm tìm được neo đậu an toàn, tránh được tối đa những ảnh hưởng xấu từ cơn bão”, chị Ngọc Anh chia sẻ.
Người lao động trên biển khẩn trương neo đậu thuyền, bè tránh bão. Ảnh: TTXVN |
Trang bị kiến thức đảm bảo an toàn
Thực tế cho thấy, số liệu thiệt hại về người và tài sản sau mỗi cơn bão là không hề nhỏ, thậm chí rất thương tâm. Chính vì vậy, càng lo ngại, người lao động càng cần chủ động tìm hiểu, trang bị kiến thức cần thiết về những việc cần làm, cách xử trí đúng khi mưa bão đổ bộ…, để bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.
Theo khuyến cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, trước khi bão xảy ra, người dân cần: Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão; giữ liên lạc giữa tàu thuyền và đất liền, thoát khỏi vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú tránh an toàn; bảo vệ lồng, bè, tài sản, gia súc, gia cầm, tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp; gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây, xác định vị trí an toàn để trú ẩn, chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông, đề phòng nước dâng; dề phòng mưa, lũ, lũ quét trước, trong và sau bão; dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ dùng ít nhất trong 7 ngày; chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền.
Người lao động nên hạn chế ra đường trong thời điểm mưa bão lớn. |
Trong thời điểm bão xảy ra: Không ở trên tàu, thuyền đã neo đậu, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản; nên ở trong nhà, nơi trú ẩn, không đi ra ngoài; không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ nổ; đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật; thông tin kịp thời chính xác vị trí tình trạng nguy hiểm khi cần cứu hộ, cứu nạn; chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền.
Sau khi bão tan, người dân cần: Kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị trước khi sử dụng; khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất; thống kê thiệt hại, báo cáo kịp thời đầy đủ, chính xác với chính quyền địa phương; tham gia dập dịch và xử lý môi trường.
Mời độc giả xem thêm các bài viết trong Chuyên đề NGƯỜI LAO ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI SIÊU BÃO SỐ 3 |
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình ... |
Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai! Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên ... |
Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông” Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất