“Phụ huynh của bé nào?”
Cà phê tối - 30/09/2024 13:29 Mỹ Anh
Cụ thể, đầu năm học, cô T.P.H, giáo viên chủ nhiệm một lớp 4 của trường Tiểu học Chương Dương kêu gọi phụ huynh lớp ủng hộ cô 6 triệu đồng để mua laptop (máy tính xách tay) phục vụ công việc giảng dạy.
Sau khi phụ huynh đồng ý, cô đã mua chiếc laptop với giá 11 triệu với lý do “để tải tài liệu nhanh”. Cô nhấn mạnh, mong phụ huynh hỗ trợ 6 triệu, cô bù 5 triệu và “chiếc laptop là của cô”.
Đáng nói, trong cuộc trao đổi trong nhóm Zalo với phụ huynh, sau khi đề nghị về việc sở hữu chiếc laptop do phụ huynh đóng góp hơn nửa số tiền kia, cô đã tạo một cuộc thăm dò ý kiến.
Trong số tất cả các phụ huynh đồng ý và không có ý kiến, có 3 phụ huynh không đồng ý. Như phản xạ, cô chat và hỏi “H. (người ấn không đồng ý) là phụ huynh của bé nào?”.
Hôm sau, khi đứng lớp, cô đã truy vấn học sinh về tên tuổi phụ huynh để tìm ra cho được phụ huynh không đồng ý. Trước đó, cô giáo này cũng đã tuyên bố tổ chức dạy thêm ngay trong group nhóm và không phụ huynh nào dám từ chối.
Đồng thời, khi thấy có phụ huynh không đồng tình về chiếc laptop, cô giáo đã “dỗi” và tuyên bố cô không nhận tiền của phụ huynh. Và, cô cũng gài thêm một câu, đại thể, cô sẽ không giải đề cương cho học sinh lớp.
Những điều tréo ngoe, tệ bạc trong cách hành xử của cô, có lẽ, không còn gì để nói. Nhưng, câu hỏi “phụ huynh của bé nào” là điều cần xem xét nghiêm túc vì nó là căn nguyên của rất nhiều vấn nạn trong ngành giáo dục.
Nỗi sợ con “bị đì” là có thật. Và, phụ huynh nhiều khi đã sợ hãi mà phải làm theo những yêu cầu của một bộ phận giáo viên lạm quyền, gây áp lực cho người nhà học sinh.
Quay trở lại câu hỏi của cô giáo trong nhóm lớp, không phụ huynh nào dám trả lời. Đồng thời, trong 3 người ấn nút “không đồng ý”, phụ huynh bị hỏi “là phụ huynh của bé nào”, chia sẻ, anh cảm thấy lo sợ cho con bị cô gây khó dễ trên lớp.
Một phụ huynh khác cảm thấy hối hận vì quyết định của mình có thể ảnh hưởng tới con. Phụ huynh còn lại đã “thay đổi lựa chọn” sang “đồng ý”.
Thấy rõ, trong trường hợp này, yêu sách của cô là vô lý, phi giáo dục, nhưng ngay cả những phụ huynh lựa chọn dựa trên cái đúng, lòng chính trực cũng đã phải chùn bước khi con cái đang trong tay cô. Nó như một dạng “con tin” để gây sức ép cho phụ huynh.
Và, sự việc bùng nổ trên truyền thông cũng là tình huống phụ huynh bị dồn tới đường cùng. Họ phải lên tiếng để loại giáo viên khỏi lớp, bảo vệ con mình khi chính cô giáo đã truy vấn trực tiếp người phản đối quyền lợi vô lý của mình.
Còn lại, cơ bản, trong những trường hợp khác, phụ huynh sẽ xùy vài trăm ngàn đồng để đổi lấy sự phát triển bình thường về tinh thần của con em
Yêu sách của cô T.P.H là quá đáng. Câu hỏi cô bật thành lời “là phụ huynh của bé nào” là thô thiển. Nhưng, nỗi sợ của phụ huynh về việc không “chăm sóc” cô để cô “ghim”, cô “đì” con em ở trường là hiện hữu.
Nó không nhất thiết là những yêu sách vô lý hay những câu hỏi hiển ngôn như cô H. Nó là áp lực ngầm, khi cán cân chênh lệch quyền lực giữa phụ huynh học sinh và cô giáo là quá lớn và thiếu lành mạnh. Các cơ chế giám sát chưa đủ tốt trước áp lực tinh vi của một bộ phận giáo viên.
Và, như tôi đã nói trong một bài viết khác, Bộ Giáo dục & Đào tạo nên xem xét kỹ lại đề xuất cho giáo viên đứng lớp được dạy thêm học sinh lớp mình. Bởi, các đối tượng trong chính sách xung đột lợi ích khi cô vừa dạy chính, dạy thêm, ra đề và chấm điểm học sinh.
Câu hỏi, “phụ huynh của bé nào” thực sự cần Bộ xem xét nghiêm túc như một phần bất ổn của hệ thống chứ không phải một lời nói bột phát từ một cô giáo trong cơn tức giận.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Phụ huynh của bé nào?”, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 21/12/2024 18:24
Uống nước nhớ nguồn
“Chúng ta tưởng nhớ và tri ân sâu sắc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người chiến sĩ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Tổng Tư lệnh tài năng xuất chúng, người Anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam; cùng các bậc tiền bối, các vị anh hùng mà tên tuổi gắn liền với những chiến thắng vẻ vang, rất đỗi tự hào của dân tộc ta”.
Cà phê tối - 11/12/2024 18:22
Tinh gọn bộ máy – một cuộc cách mạng để đất nước vươn mình
Chỉ khoảng nửa năm nữa thôi, vào giữa năm 2025, công cuộc sắp xếp lại cho tinh gọn và hiệu quả hơn bộ máy Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Báo chí sẽ phải được hoàn thành.
Cà phê tối - 07/12/2024 10:36
Khi TikToker “nhờn” biên bản
TikToker Phạm Đức Tuấn (Nờ Ô Nô) lại một lần nữa gây bão dư luận với hành vi phản cảm. Và cũng như lần trước, lần này, Tuấn nhận một biên bản xử phạt 30 triệu đồng.
Cà phê tối - 05/12/2024 19:28
Đại lễ 80 năm, vắng bóng các anh
Vụ việc xảy ra vào lúc 20 giờ 27 phút ngày 02/12/2024. Theo thống kê từ quân đội, đã có 12 quân nhân tử vong và mất tích do một khối thuốc nổ đã phát nổ trong quá trình vận chuyển ra thao trường, tại Trường bắn Quốc gia khu vực 3 (xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).
Cà phê tối - 04/12/2024 16:11
Đấu giá để không ai trúng
Công an đã tạm giữ 5 đối tượng trong vụ việc đấu giá 30 tỷ đồng/ mét vuông đất tại Hà Nội. Các đối tượng này bị bắt với cáo buộc “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.
Cà phê tối - 02/12/2024 14:12
“Đám giỗ bên cồn”, có gì ồn?
Lê Tuấn Khang, nhà sáng tạo nội dung sinh năm 2002 tại miền Tây, vừa nhận giải Nhà Sáng tạo Nội dung Giải trí của Năm trong Tik Tok Award Việt Nam 2024. Sau đó, lượng người xem và theo dõi kênh của cậu đã và đang tăng chóng mặt.