Để không còn chuyện “bắt quả tang cô giáo dạy thêm”
Cà phê tối - 25/08/2024 11:38 MỸ ANH
Đầu tiên, việc cho giáo viên dạy thêm với học sinh mà thầy cô đứng lớp sẽ không còn cảnh dạy chui, hay những title báo đau đớn như “bắt quả tang cô giáo dạy thêm”. Đề xuất này, phần nào, cũng hạn chế sự tung hoành của các trung tâm dạy thêm trong nhà trường với cái mác “học ngoại khóa” như thời gian qua. Dòng tiền từ phụ huynh sẽ đến thẳng tay giáo viên thay vì lòng vòng và rơi rớt qua rất nhiều khâu trung gian.
Đồng thời, vừa qua, việc Nhà nước đã nỗ lực để lương giáo viên đứng đầu bảng lương của công chức, viên chức kèm với việc dạy thêm này là hành động rõ ràng cho lời hứa qua 4 đời Bộ trưởng về “lương đủ sống” cho giáo viên. Việc phụ huynh học sinh có nhu cầu cho con em học thêm cùng với việc cô giáo dạy thêm là chính đáng, thỏa mãn nhu cầu và năng lực đôi bên. Bên cạnh đó, khi thu nhập cô giáo tăng thêm, chúng ta cũng đỡ xót xa trước cảnh các thầy cô ngày đứng lớp, tối bán hàng online trên mạng.
Nhưng, mấu chốt khiến nhiều người lấn cấn ở đây là đề xuất nhắm vào việc giáo viên được phép dạy thêm học sinh mình đứng lớp. Tất nhiên, Bộ cũng đặt thêm nhiều điều kiện như phụ huynh phải có đơn tự nguyện, lớp học thêm không được dạy trước chương trình sách giáo khoa hay trong nội dung dạy thêm không được đưa ví dụ liên quan tới các kỳ thi sắp tới…
Mấu chốt, Bộ muốn khoanh vùng quyền lực của giáo viên, để một bộ phận giáo viên không o ép học sinh dạy thêm dù các em hay gia đình không có nhu cầu cũng như điều kiện. Tuy nhiên, những rào cản này là chưa đủ. Đúng hơn, nó không hề mới so với cách đây mấy chục năm khi giáo viên còn được phép dạy thêm.
Có thể nói, việc cho thầy cô được phép dạy thêm là đúng. Song việc để thầy cô dạy thêm học sinh mình đứng lớp, ra đề thi, chấm bài và đánh giá kết quả chất lượng cuối kỳ là không ổn. Bởi, những tờ đơn tự nguyện học thêm được in sẵn theo mẫu và gây những áp lực ngầm để phụ huynh phải ký không hề mới. Đồng thời, nếu cố ý, các thầy cô có muôn vạn cách can thiệp vào kết quả học tập của học sinh mình dạy thêm chứ không đơn thuần là giải đề y hệt ở lớp học thêm sau đó đem vào thi.
Và khi cô giáo được phép dạy thêm với học sinh mình dạy ở trường, cán cân quyền lực giữa giáo viên và phụ huynh vốn đã chênh lệch nay nghiêng hẳn về phía cô giáo. Phụ huynh rất khó có thể từ chối những lớp dạy thêm của các thầy cô khi họ là người đánh giá quá trình cũng như cho điểm con em mình. Chưa kể, một kỳ học có cả dăm bảy môn chính. Lúc ấy, học sinh còn đâu thời gian để nghỉ ngơi hay đơn giản là học thứ mình thích.
Vẫn biết, luật nào cũng trông chờ nhiều vào ý thức của người thực hiện và đa phần giáo viên có lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp. Song, dù sao, luật cũng cần đủ tường minh và có tính thực tiễn trong các loại “rào” phòng ngừa những biến tướng, tiêu cực có thể xảy ra.
Nên, Bộ cho giáo viên dạy thêm là đúng nhưng cần quy định ngược lại. Tức là, giáo viên chỉ được dạy thêm với các em học sinh mình không trực tiếp đứng lớp. Như vậy, việc dạy thêm sẽ tránh được xung đột lợi ích và giảm bớt quyền lực của các thầy cô trong việc tuyển sinh các lớp học thêm tại nhà.
Và khi giáo viên chỉ được dạy lớp mình không phụ trách, là lúc giáo viên nào chất lượng giảng dạy tốt sẽ có nhiều học sinh và ngược lại. Đồng thời, phụ huynh và học sinh cũng có quyền tự do chọn lớp mình muốn. Hơn cả, khi giáo viên đứng lớp không liên quan gì tới học sinh, việc dạy, học, cho điểm trên lớp cũng trở nên trong sáng và dễ chịu hơn. Bởi đôi khi, cô giáo không hề có ý định trù dập học sinh, nhưng vì học sinh không học thêm, những ám ảnh và sợ hãi vẫn hiện về.
Cuối cùng, đề xuất cho phép giáo viên trường công được dạy thêm là đúng. Và Bộ chỉ cần điều chỉnh đôi chút về đối tượng dạy và học, chính sách sẽ được tán dương cả phía nhà trường, thầy cô, gia đình học sinh và xã hội.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết Để không còn chuyện “bắt quả tang cô giáo dạy thêm”, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 12/10/2024 15:21
Những suất ăn sinh viên có “dị vật”
Sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội đã lên tiếng tố cáo bữa ăn nhà trường trong tuần Giáo dục Quốc Phòng có dùng cơm canh thừa của người trước cho người sau. Đặc biệt, sinh viên cũng chia sẻ hình ảnh những “dị vật” xuất hiện trong các phần ăn.
Cà phê tối - 09/10/2024 17:49
Nhớ về một trong những người Hà Nội ưu tú nhất
Những ngày tháng Mười này, như hàng năm, tôi lại thường nhớ tới một người Hà Nội rất đặc biệt, một công dân Hà Nội vô cùng ưu tú. Đó là bác sĩ Trần Duy Hưng.
Cà phê tối - 09/10/2024 11:39
Miễn học phí con nhà giáo, còn con nhà khác thì sao?
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đề xuất miễn học phí cho con giáo viên, từ mầm non đến đại học! Ưu đãi tưởng như nhân văn này đang vấp những ý kiến trái chiều bởi đâu chỉ con nhà giáo cần miễn học phí và con nhà khác thì sao?
Cà phê tối - 02/10/2024 13:35
Cô giáo “dỗi” và phụ huynh giận!
Bức xúc rồi mắng mỏ và gạch đá ném vào cô giáo “dỗi” xin phụ huynh hỗ trợ mua laptop không khó và quá dễ để hả hê những bức bối lâu nay trong ngành Giáo dục. Thật ra, thân phận cô ấy trong guồng máy giáo dục cùng vị thế xã hội rất nhỏ bé, bình thường; và sự việc đó chưa “khái quát” được nhiều điều cần xem lại!
Cà phê tối - 25/09/2024 12:43
Mệnh giá của lòng tốt
Trường tiểu học Lê Quý Đôn (Gò Vấp, TP.HCM) vừa phát giấy khen cho các học sinh ủng hộ đồng bào lũ lụt với số tiền là trên 100 ngàn đồng. Những em còn lại sẽ nhận được thư khen của cô giáo chủ nhiệm lớp. Phải chăng sự tử tế của người với người đo bằng mệnh giá?
Cà phê tối - 23/09/2024 16:29
Sách giáo khoa khổ to giấy đẹp và khoản hối lộ 24 tỷ đồng
Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - nơi in sách giáo khoa nhiều nhất nước vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đề nghị truy tố vì nhận hối lộ 24 tỷ đồng giúp doanh nghiệp trúng thầu gần 1.600 tỷ trái quy định giấy in sách giáo khoa.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Công đoàn Công Thương Việt Nam đẩy mạnh phúc lợi cho đoàn viên, người lao động
- Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát
- Liên đoàn Lao động huyện Giao Thủy - địa chỉ tin cậy của người lao động
- Sedan cỡ B tăng trưởng tới 76% doanh số nhờ ưu đãi lệ phí trước bạ
- Ra mắt Audi Q6 Sportback e-tron, phạm vi hoạt động hơn 600 km