Vụ 1.600 công nhân Công ty KD Sports ngừng việc:

NLĐ không đồng tình Giám đốc xưởng tự quyết định sản lượng của các tổ khi tăng lương

Người lao động - Hà Vy

Theo LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, lý do chủ yếu khiến 1.600 công nhân Công ty TNHH KD Sports Việt Nam ngừng việc tập thể,chưa trở lại sản xuất là đa số không đồng tình với việc Giám đốc xưởng tự quyết định sản phẩm của các tổ sản xuất khi tăng lương.
Ngừng việc do tăng lương: Doanh nghiệp cần chủ động để tránh thiệt thòi

Người lao động ngừng việc tập thể do chưa thống nhất phương án giải quyết

Công ty TNHH KD Sports Việt Nam (trụ sở tại thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang) chuyên là doanh nghiệp vốn đầu tư Hàn Quốc, chuyên may công nghiệp. Công ty có tổng số 1.600 công nhân lao động, làm việc tại 3 xưởng.

Không đồng tình Giám đốc xưởng tự quyết định sản lượng của các tổ khi lương tăng

Buổi làm việc của Công đoàn cùng các cơ quan chức năng sáng ngày 2/8 để giải quyết vụ ngừng việc liên quan đến tăng lương cơ bản. Ảnh: CĐ

Theo báo cáo ngày 3/8 của LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, thực hiện Nghị định 74 của Chính phủ, ngày 22/7, Công ty có thông báo về việc tăng lương từ tháng 7/2024. Cụ thể: (1) Mức lương của NLĐ bậc (A+, A, B, C, D) của cả 3 xưởng từ 01/7/2024 được tăng thêm 220.000 đồng/người/tháng.

(2) Tiền ăn ca điều chỉnh tăng từ mức 20.000 đồng/bữa lên mức 25.000 đồng/bữa. (3) Tăng tiền phụ cấp của NLĐ làm việc tại phòng lông bông, in nước từ mức 6.000 đồng/người/ngày lên mức 10.000 đồng/người/ngày.

Đến ngày 23/7/2024, sau khi nhận được thông báo của Công ty về việc tăng lương, tập thể NLĐ của Xưởng 2 (khoảng 600 người) có đơn đề nghị Ban lãnh đạo Công ty giải quyết một số nội dung:

Một là, đề nghị tăng lương cơ bản theo 6% lương cơ bản thực lĩnh của doanh nghiệp; tăng phụ cấp từ 600.0000 đồng/người/tháng lên 700.000 đồng/người/tháng.

Hai là, cộng tiền thâm niên, trợ cấp xăng xe, phụ cấp chuyên cần vào lương cơ bản để tính chia tiền tăng ca. Ba là, đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo lương cơ bản thực lĩnh. Bốn là, tăng lương nhưng không tăng sản lượng.

Tuy Nhiên, Công ty chưa giải quyết các nội dung kiến nghị của NLĐ ở Xưởng 2.

Ngày 25/7/2024, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty sau khi tổng hợp các ý kiến kiến nghị của tập thể NLĐ đã có đơn kiến nghị Ban Giám đốc Công ty giải quyết các nội dung cụ thể như sau:

Mức lương cơ bản cho người lao động tăng thêm 260.000 đồng/người/tháng. Lương tính ngày công + phụ cấp thâm niên + phụ cấp trách nhiệm để tính chia tiền tăng ca. Đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức quy định của công ty đang thực hiện + phụ cấp trách nhiệm + phụ cấp thâm niên.

Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa giải quyết các nội dung kiến nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.

Không đồng tình Giám đốc xưởng tự quyết định sản lượng của các tổ khi lương tăng
Đại diện tổ chức Công đoàn phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: CĐ

Sau đó, đến ngày 01/8/2024, do chưa có kết quả giải quyết từ lãnh đạo Công ty, khoảng 8 giờ, toàn bộ công nhân lao động của Xưởng 2 (600 người) ngừng việc tại chỗ. Đến 10 giờ, toàn bộ công nhân lao động của Công ty (1.600 người) đã ngừng việc và ở trong khuôn viên của Công ty, yêu cầu Ban Giám đốc giải quyết các kiến nghị của NLĐ đã gửi ngày 23/7/2024 và ngày 25/7/2024.

Vào khoảng 10 giờ 30 phút cùng ngày, sau khi nhận được tin báo của Công đoàn cơ sở, các cơ quan: LĐLĐ huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hiệp hoà, Công an huyện và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, đại diện tập thể NLĐ đã tổ chức làm việc với lãnh đạo Công ty.

Tại buổi làm việc, ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra phương án giải quyết kiến nghị của NLĐ theo hướng: Tăng lương cơ bản lên 235.000 đồng/người/tháng. Từ tháng 8/2024 sẽ tính tiền tăng ca căn cứ vào tổng lương cơ bản cộng với tiền chuyên cần cộng với 50% tiền thâm niên hiện hưởng của công nhân, từ tháng 1/2025 sẽ tính 100% tiền thâm niên của công nhân. Đồng ý đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức quy định của công ty đang thực hiện + phụ cấp trách nhiệm + phụ cấp thâm niên nhưng sẽ tăng sản lượng lên 15%.

Sau khi Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thông báo kết quả thương lượng với Ban lãnh đạo công ty, công nhân lao động đã bày tỏ sự không đồng ý các nội dung trên và tiếp tục đề nghị giải quyết các kiến nghị.

Cụ thể gồm: Tăng lương cơ bản 260.000 đồng/người/tháng. Tăng xăng xe, chuyên cần thêm 100.000 đồng/người/tháng. Không tăng sản lượng. Lương cơ bản thực lĩnh cộng với xăng xe, chuyên cần, thâm niên để chia tiền tăng ca. Lương được tính theo mức lương cơ bản thực lĩnh, không áp dụng mức lương doanh nghiệp đang đóng bảo hiểm cho NLĐ. Tất cả các khoản tăng trên được áp dụng từ 01/7/2024.

Đến 12 giờ 30 phút, sau khi thương lượng lần thứ 2, Ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra phương án giải quyết cụ thể như sau: Tăng lương cơ bản lên 250.000 đồng từ 01/7/2024. Từ tháng 8/2024 sẽ tính tiền tăng ca căn cứ vào tổng lương cơ bản cộng với tiền chuyên cần cộng với tiền thâm niên hiện hưởng của công nhân. Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức lương cơ bản của công ty với các phụ cấp được đóng bảo hiểm xã hội theo quy định từ 01/7/2024 nhưng sản lượng giao cho Giám đốc xưởng quyết định.

Lãnh đạo Công ty đề nghị Công đoàn cơ sở thông báo, tuyên truyền, giải thích đến NLĐ, nếu NLĐ đồng ý thì ký kết thỏa thuận và yêu cầu NLĐ quay trở lại làm việc.

Tuy nhiên, tập thể NLĐ không đồng ý các nội dung trên và tiếp tục ngừng việc tập thể trong buổi chiều.

Công nhân lo ngại bị “ép sản lượng” khi tăng lương

Ngày 2/8, tập thể công NLĐ đến Công ty nhưng không vào xưởng làm việc, tụ tập tại hành lang xưởng và nhà để xe của Công ty. Ban giám đốc Công ty đã ban hành Thông báo về việc trả lời kiến nghị của công nhân với nội dung:

Tăng lương cơ bản 250.000 đồng/người/tháng áp dụng tính lương từ tháng 7/2024. Phụ cấp xăng xe, phụ cấp chuyên cần giữ nguyên. Sản lượng sản phẩm của các tổ sản xuất sẽ do Giám đốc xưởng tự quyết định. Lương tăng ca được tính trên cơ sở Lương cơ bản xếp loại (bậc A, B, C) + phụ cấp thâm niên + phụ cấp chuyên cần.

Thời gian áp dụng từ tháng 7/2024. Nhưng vì tình hình Công ty khó khăn nên Công ty sẽ thanh toán 50% tiền tăng ca tháng 7 vào tiền lương tháng 7, 50% tiền tăng ca tháng 7 sẽ được thanh toán vào lương tháng 9/2024.

Còn tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của NLĐ được tính bằng Mức lương cơ bản + phụ cấp thâm niên, trách nhiệm, độc hại. Thời gian thực hiện từ tháng 7/2024.

Sau đó, cán bộ LĐLĐ tỉnh, LĐLĐ huyện Hiệp Hoà, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hiệp hoà, Công an tỉnh, Công an huyện Hiệp Hoà và cán bộ của Công đoàn cơ sở đã phổ biến, tuyên truyền, vận động đến toàn thể NLĐ, nhưng NLĐ không nhất trí với một số nội dung của thông báo trên và không vào làm việc.

Nguyên nhân là phần lớn NLĐ không đồng tình với việc sản lượng sản phẩm của các tổ sản xuất do Giám đốc xưởng tự quyết định. NLĐ cho rằng như vậy người lao động sẽ bị ép tăng sản lượng khi lương tăng; không đồng ý thanh toán tiền tăng ca tháng 7 làm 2 lần vào tháng 7 và tháng 9/2024.

Sau đó, Công ty đã ban hành Thông báo số 0124 về việc quay lại làm việc với nội dung: Công ty đã đáp ứng tất cả các kiến nghị về tăng lương của công nhân với khả năng tốt nhất có thể của Công ty. Kể từ ngày 02/8/2024 đến hết ngày 08/8/2024 (5 ngày làm việc) tất cả những công nhân không quay lại làm việc, Công ty sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và cắt toàn bộ bảo hiểm theo quy định.

Cũng theo báo cáo của LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, cuối buổi sáng và đầu giờ chiều ngày 2/8 có một số NLĐ tại Xưởng 3 đã quay lại làm việc nhưng bị NLĐ tại Xưởng 1 và 2 gây sức ép và đã rời khỏi xưởng, không làm việc. Đến hết ngày, toàn bộ NLĐ của Công ty chưa quay trở lại làm việc.

Theo đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, các cấp công đoàn tỉnh đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tuyên truyền, vận động công nhân lao động chấp hành quy định về đảm bảo an ninh trật tự, tiếp tục lắng nghe, đối thoại với doanh nghiệp, đảm bảo hài hoà lợi ích hai bên.

Tạp chí Lao động và Công đoàn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Những Những "từ khóa" vàng của giải quyết ngừng việc tập thể
Hiểu điều công nhân nói và nói cho công nhân hiểu Hiểu điều công nhân nói và nói cho công nhân hiểu
Thấy gì từ vụ ngừng việc tại Công ty Điện tử BSE Việt Nam? Thấy gì từ vụ ngừng việc tại Công ty Điện tử BSE Việt Nam?
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Người lao động -

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Người lao động -

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Người lao động -

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Đời sống -

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Đời sống -

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Người lao động -

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão Tôi công nhân

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Đón xem Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 14/9/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích? An toàn, vệ sinh lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Cà phê tối: Làm từ thiện để làm gì? Video

Cà phê tối: Làm từ thiện để làm gì?

Từ thiện tuyệt nhiên không phải cuộc đua lòng tốt với sự khoe mẽ xem ai nhiều hơn để tranh giành ảnh hưởng, kiếm danh, kiếm lợi. Từ thiện cho lòng mình nhẹ bớt với nỗi đau nội tâm khi đọc tin trước, cho người khác sau.

Đọc thêm

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Người lao động -

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Đời sống -

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Người lao động -

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy

Người lao động -

Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy

Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Người lao động -

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Đời sống -

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Người lao động -

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Đời sống -

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.