Ngừng việc do tăng lương: Doanh nghiệp cần chủ động để tránh thiệt thòi
Pháp luật lao động - 23/07/2024 17:51 TRẦN LƯU
Vụ ngừng việc tập thể ở Đồng Nai: Tất cả công nhân đã trở lại làm việc |
Công đoàn vào cuộc kịp thời
Ngày 20/7 vừa qua, 433/460 người lao động của Công ty TNHH H.F V.N (phường Uyên Hưng, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đã tiến hành ngừng việc.
Nguyên nhân bắt nguồn từ việc doanh nghiệp ra quyết định điều chỉnh tiền lương, tăng lương cho tất cả người lao động đang làm việc tại công ty. Tuy nhiên, quyết định điều chỉnh tăng lương chưa thể hiện rõ số tiền tăng lương, mà chỉ ghi chung chung là “theo quy định Nhà nước”. Thông báo cũng không có chữ ký của lãnh đạo công ty, cũng không có dấu mộc đỏ, từ đó, khiến cho người lao động cảm thấy mơ hồ và thiếu minh bạch.
Qua nắm bắt tình hình và làm việc, cơ quan chức năng thành phố Tân Uyên đã giải thích và hướng dẫn công ty thỏa thuận với người lao động thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung tiền lương cho phù hợp với Nghị định số 74/2024/NĐ-CP của Chính phủ. Sau đó, công ty đã ban hành lại quyết định điều chỉnh tiền lương.
Theo đó công ty tăng lương cơ bản cho tất cả người lao động tại công ty thêm 280.000 đồng, tức là từ 4.680.000 đồng lên 4.960.000 đồng. Đồng thời, công ty phối hợp cùng công đoàn cơ sở (CĐCS) công ty thông báo, giải thích cho tất cả người lao động biết. Đến ngày 22/7, tất cả công ty đã trở lại làm việc bình thường.
Vụ ngừng việc ở thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ảnh: CĐCC |
Công đoàn và các ngành chức năng khuyến cáo doanh nghiệp đã có điều chỉnh tăng lương chính thức cho người lao động thì phải thông báo rõ ràng, cụ thể mức điều chỉnh tăng.
Trước đó, vào ngày 19/7, một vụ ngừng việc tập thể khác cũng đã xảy ra tại Công ty TNHH Chen Tai Việt Nam (Khu công nghiệp Mỹ Phước, thành phố Bến Cát, Bình Dương). Gần 100 công nhân đã ngừng việc để yêu cầu chủ doanh nghiệp tăng lương cơ bản 6% theo quy định. Đây là doanh nghiệp có công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn các KCN Bến Cát, tổng số lao động 500 người, vốn đầu tư nước ngoài, sản xuất dây giày.
Được biết, Công đoàn cơ sở và đại diện Ban giám đốc công ty cũng đã thương lượng xong về việc điều chỉnh tăng lương và đang chờ Tổng giám đốc ký thông báo công bố chính thức.
Sau khi vụ việc xảy ra, công ty cũng đã nhanh chóng có thông báo công bố chính thức điều chỉnh tăng lương cơ bản cho tất cả công nhân thêm 294.000 đồng/người/tháng. Theo đó, lương cơ bản từ 4.914.000 lên 5.208.000 đồng. Như vậy bao gồm các khoản phụ cấp, công ty có mức thu nhập thấp nhất là 6.800.000 đồng/người/tháng (chưa bao gồm tăng ca).
Điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng là cách để các doanh nghiệp giữ chân người lao động. Ảnh: Tr.L. |
Công đoàn và các ngành chức năng rất hoan nghênh và ghi nhận những doanh nghiệp đã có thông báo sớm việc điều chỉnh tăng lương chính thức cho người lao động.
Chủ động, đảm bảo lợi ích giữa các bên
Vừa qua, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng đã mang đến không ít niềm vui cho công nhân lao động. Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, mức lương tối thiểu theo các vùng tăng bình quân từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP.
Mức tăng này không quá cao, nhưng lại rất quan trọng đối với công nhân lao động. Việc tăng lương sẽ giúp họ có thêm động lực lao động sản xuất, tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp, đặc biệt là trang trải một số chi phí trong điều kiện đời sống còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện đúng hoặc đầy đủ việc tăng lương cho người lao động theo quy định mới. Từ đây đã dẫn đến các vụ ngừng việc tập thể.
Đồng chí Nguyễn Kim Loan – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, cho biết: Ngay sau khi Nghị định 74/2024/NĐ-CP ban hành, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn rà soát, nắm bắt tình hình điều chỉnh lương tối thiểu vùng tại các đơn vị.
Đồng chí Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương: "Các doanh nghiệp cần chủ động thông báo việc điểu chỉnh lương tối thiểu vùng ngay từ bây giờ để người lao động an tâm sản xuất, tránh những sự cố ngừng việc xảy ra, gây thiệt thòi cho người lao động và cả chính doanh nghiệp". Ảnh: Tr.L. |
Theo đồng chí Loan hiện các cấp công đoàn đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền để doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động thông qua đại diện là công đoàn cơ sở thực hiện việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng. LĐLĐ tỉnh đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở triển khai để CĐCS tập trung tuyên truyền Nghị định số 74/2024/NĐ-CP, trong đó, tập trung vào việc thương lượng, giám sát người sử dụng lao động có trách nhiệm triển khai và thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo đúng quy định mới.
"Trường hợp thang lương, bảng lương của doanh nghiệp không còn phù hợp, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung lại cho phù hợp. Đồng thời, phối hợp rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với công bố mức điều chỉnh lương mới của doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của Nghị định số 74/2024/NĐ-CP. Việc này nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và hạn chế những cuộc ngừng việc tập thể xảy ra", đồng chí Nguyễn Kim Loan nói.
Cũng theo đồng chí Nguyễn Kim Loan, các cấp công đoàn đang tập trung công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người lao động. Phối hợp với các cơ quan rà soát đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng quy định tăng lương tối thiểu vùng 6% cho người lao động. Đồng thời, tăng cường thương lượng đưa vào thỏa ước lao động tập thể các nội dung có lợi cho người lao động, trong đó tập trung triển khai hoạt động “bữa cơm công đoàn” ở doanh nghiệp. Tích cực tham gia vào công tác thanh tra, kiểm tra giám sát các vấn đề về lao động, an toàn lao động…
Điều đáng mừng là hiện nay, nền kinh tế đã có sự hồi phục tương đối ổn định, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng trở lại. Việc các doanh nghiệp chủ động sớm thực hiện tăng lương cũng là cách để giữ chân người lao động gắn bó lâu dài với họ, dung hoà lợi ích đôi bên để cùng phát triển và sẽ không phải xảy ra ngừng việc hoặc đình công.
“Khi doanh nghiệp khó khăn, công đoàn và người lao động đã đồng hành với doanh nghiệp vượt qua khoảng thời gian sản xuất không ổn định. Nên khi đã có đơn hàng, việc sản xuất kinh doanh ổn định trở lại, thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm chia sẻ với người lao động.
Theo quy định, từ ngày 1/7 các nơi sẽ thực hiện việc tăng lương, và thông thường các doanh nghiệp sẽ trả lương tháng 7 cho công nhân lao động từ ngày 10 của tháng sau (tức là 10/8/2024). Hiện các cấp công đoàn tỉnh đang tích cực đề xuất, hối thúc các doanh nghiệp có thông báo cụ thể, chính thức cho người lao động yên tâm làm việc. Thực tiễn đã cho thấy, các doanh nghiệp cần chủ động thông báo việc điểu chỉnh lương tối thiểu vùng ngay từ bây giờ để người lao động an tâm sản xuất, tránh những sự cố ngừng việc xảy ra, gây thiệt thòi cho người lao động và cả chính doanh nghiệp”, đồng chí Nguyễn Kim Loan nhấn mạnh.
Những "từ khóa" vàng của giải quyết ngừng việc tập thể Giải quyết ngừng việc tập thể cần rất nhiều kỹ năng đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, khả năng quan sát, học hỏi, ứng ... |
Hiểu điều công nhân nói và nói cho công nhân hiểu Một trong những kinh nghiệm khi giải quyết ngừng việc tập thể là hiểu điều công nhân nói, và nói cho công nhân hiểu, dựa ... |
Thấy gì từ vụ ngừng việc tại Công ty Điện tử BSE Việt Nam? Hơn 1.000 công nhân Công ty TNHH Điện tử BSE Việt Nam (Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) tập trung ... |
Tin cùng chuyên mục
Sổ tay pháp luật - 17/01/2025 15:21
Đi ngược chiều: Tài xế ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Nghị định 168, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao, trong đó có hành vi đi ngược chiều.
Sổ tay pháp luật - 17/01/2025 06:38
Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định bị phạt bao nhiêu từ 1/1/2025?
Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định phạt bao nhiêu từ 1/1/2025, và dừng đỗ xe ô tô những vị trí nào thì bị phạt, mời bạn tìm hiểu trong phần dưới đây.
Sổ tay pháp luật - 15/01/2025 11:12
Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng
Từ ngày 1/1/2025, việc chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi phía trước xe máy có thể bị phạt nặng, lên tới 14 triệu đồng. Thông tin này được đưa ra dựa trên các quy định sửa đổi về xử phạt vi phạm giao thông, nhằm tăng cường an toàn cho trẻ em.
Pháp luật lao động - 13/01/2025 07:57
Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm
Gần đây, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục, do có hiệu lực chưa đủ 45 ngày sau khi ban hành". Tuy nhiên, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an khẳng định đây là nhận định thiếu chính xác.
Pháp luật lao động - 06/01/2025 14:08
Ứng lương nghỉ Tết: Thủ tục, thời hạn và những lưu ý quan trọng
Ứng lương nghỉ Tết đang là nội dung được nhiều người lao động quan tâm.
Sổ tay pháp luật - 05/01/2025 11:37
Những chế độ với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở
Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định, CBCCVC tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã được trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.
- Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương tặng quà Tết cho công nhân tại Huế và Quảng Trị
- Cách tính trợ cấp với người có tuổi từ trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu
- Cán bộ Y tế TP. Huế mới chỉ nhận được nửa khoản “lương mới” theo Nghị định 73
- Điểm tựa của buôn làng
- Tác quyền tiền tỉ và công nghiệp sáng tạo