Thấy gì từ vụ ngừng việc tại Công ty Điện tử BSE Việt Nam?

Pháp luật lao động - QUỐC THẮNG

Hơn 1.000 công nhân Công ty TNHH Điện tử BSE Việt Nam (Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) tập trung ngừng việc sáng 25/4/2024.

Ngừng việc sau khi điều chuyển công việc

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, một số công nhân Công ty TNHH Điện tử BSE Việt Nam cho biết, mấy tháng nay công ty bị cắt giảm đơn hàng. Công ty cho công nhân nghỉ luân phiên 2 tuần, làm việc 2 tuần, thời gian nghỉ vẫn được đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, công nhân nói rằng thời gian gần đây công ty cho nhiều người nghỉ không lương, không đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn có những người được tăng ca.

Thương lượng đến nơi đến chốn là chìa khóa vàng cho quan hệ lao động hài hòa
Công nhân Công ty TNHH Điện tử BSE Việt Nam ngừng việc vào trưa 25/4. Ảnh: CNCC

“Thu nhập của chúng tôi được khoảng 4 triệu đồng/tháng. Nếu không tăng ca thì với mức thu nhập này chúng tôi không đủ sống” – một nữ công nhân cho hay.

Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam cho biết, ngày 15/4, Công đoàn Công ty TNHH Điện tử BSE Việt Nam có báo cáo rằng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn, không thể bố trí việc làm nên cần cho công nhân nghỉ việc luân phiên.

Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam đã chỉ đạo Công đoàn cơ sở Công ty nắm bắt nguyện vọng của công nhân, đồng thời đề nghị Ban Giám đốc tổ chức đối thoại với công nhân, đưa ra các phương án sử dụng lao động.

Sau khi đối thoại với công nhân, ngày 22/4, Công ty phát thông báo điều chuyển 84 công nhân của Bộ phận Sản xuất sang Bộ phận Tổng vụ nhân sự. Đến 7 giờ 30 phút ngày 25/4, bộ phận này phân công 84 công nhân vừa được điều chuyển ra làm việc ngoài trời. Các công nhân không đồng ý nhận nhiệm vụ, tiến hành ngừng việc. Ban lãnh đạo Công ty ngay lập tức tổ chức đối thoại với công nhân trong sáng 25/4 nhưng hai bên không tìm được tiếng nói chung.

Đến 13 giờ 30 cùng ngày, số lượng công nhân tham gia cuộc đình công tăng lên hơn 1.000 người.

Công đoàn vào cuộc

Đồng chí Hoàng Thị Thu Hương - Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam cho biết, ngay khi có thông tin xảy ra ngừng việc tập thể, lãnh đạo đơn vị cùng lãnh đạo Phòng Doanh nghiệp và Lao động - Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam có mặt tại công ty để nắm bắt nguyện vọng công nhân, đồng thời đề nghị lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức đối thoại với công nhân.

Thương lượng đến nơi đến chốn là chìa khóa vàng cho quan hệ lao động hài hòa
Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam đối thoại với công nhân vào chiều 25/4. Ảnh: PV

Tại buổi đối thoại chiều 25/4, đại diện công nhân đưa ra 8 yêu cầu:

Thứ nhất, đề nghị chỉ nghỉ không lương thứ Bảy, nghỉ thêm ngày nào hưởng lương ngừng việc theo luật lao động; nếu nghỉ không lương, công ty phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Thứ hai, với công nhân lâu năm không có thưởng Tết năm 2024, công ty phải có thưởng Tết và có quà tết Âm lịch.

Thứ ba, không chuyển 150 công nhân sang bộ phận cắt cỏ ngoài trời.

Thứ tư, yêu cầu trả đủ lương 8 giờ và không trừ tiền chuyên cần trong ngày ngưng việc.

Thứ năm, nếu công ty đóng cửa, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường theo Bộ luật Lao động.

Thứ sáu, ngày phép năm nào sử dụng năm đó, những ngày phép chưa nghỉ thì được nghỉ bù hoặc trả bằng tiền.

Thứ bảy, công nhân đề nghị trả tiền thâm niên như trước đây (200.000 đồng/năm đầu tiên, tăng thêm 50.000 đồng/năm ở những năm tiếp theo, không khống chế mức trần 500.000 đồng).

Thứ tám, khi tăng ca có bữa ăn bổ sung; không được cắt giấy vệ sinh của công nhân.

Cuối chiều 25/4, công ty có văn bản trả lời những kiến nghị của người lao động như sau:

Một là, công ty đồng ý nghỉ không lương thứ Bảy, chi trả lương ngừng việc cho những ngày nghỉ thêm. Dù đang khó khăn nhưng công ty vẫn tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Hai là, thưởng và quà Tết tuỳ tình hình kinh doanh của công ty, có thể có hoặc không, căn cứ theo quy định của thoả ước lao động tập thể đã ký trước đó.

Ba là, công ty đồng ý chuyển 150 công nhân được phân công cắt cỏ, vệ sinh quay trở lại bộ phận sản xuất. Công ty giải thích rằng trong tháng 5/2024, do công ty có đối tác nước ngoài nên muốn điều động công nhân tham gia vệ sinh môi trường.

Bốn là, công ty đồng ý trả đủ lương 8 giờ và không trừ tiền chuyên cần trong ngày đình công.

Năm là, nếu công ty đóng cửa, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường theo Bộ luật Lao động.

Công nhân cảm ơn sự vào cuộc của tổ chức Công đoàn đã mang lại những kết quả tích cực. Video: Trần Nguyệt

Sáu là, công ty sẽ bố trí cho người lao động nghỉ phép năm 2023 và 2024, nghỉ hết trong năm 2024.

Bảy là, công ty đồng ý trả tiền thâm niên như trước đây (200.000 đồng/năm đầu tiên, tăng thêm 50.000 đồng/năm ở những năm tiếp theo, không khống chế mức trần tối đa 500.000 đồng).

Tám là, tăng ca thêm có bữa ăn bổ sung. Công ty vẫn đang hỗ trợ 15.000 đồng khi người lao động tăng ca từ 2 giờ trở lên và không tăng quá 4 giờ/ngày nên không hỗ trợ suất ăn hiện vật cho thời gian làm thêm giờ. Công ty sẽ phát giấy vệ sinh như cũ và trả bảng lương điện tử.

Sau buổi đối thoại, các công nhân đã đồng ý trở lại làm việc vào sáng 26/4.

Chị Hoàng Thị V. - một trong những công nhân được công ty điều đi cắt cỏ chia sẻ: "Chúng tôi rất vui khi được Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam quan tâm và các cơ quan chức năng đã vào cuộc kịp thời. Công ty đã lắng nghe, giải quyết các kiến nghị của công nhân. Sau cuộc đối thoại, các quyền lợi của chúng tôi được đảm bảo. Đây là điều kiện để chúng tôi yên tâm gắn bó với công ty kể cả được dự báo trong thời gian tới, công ty sẽ còn nhiều khó khăn".

Ngừng việc có thể không xảy ra

Ngay khi nhận được báo cáo tình hình kế hoạch sản xuất của Công ty TNHH Điện tử BSE Việt Nam gặp khó khăn, Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đã đề nghị công đoàn cơ sở tham mưu Ban Giám đốc Công ty tổ chức đối thoại với công nhân và đưa ra các phương án sử dụng lao động để công nhân lựa chọn.

Cuộc ngừng việc tập thể có thể sẽ không xảy ra nếu việc đối thoại, thương lượng giữa doanh nghiệp với công nhân được giải quyết thỏa đáng.

Thương lượng đến nơi đến chốn là chìa khóa vàng cho quan hệ lao động hài hòa
Lãnh đạo Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam làm việc với đại diện Công ty TNHH Điện tử BSE Việt Nam chi nhánh Nghệ An. Ảnh: QUANG ĐẠI

Đồng chí Trần Thị Nguyệt - Phó Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam cho rằng, việc diễn ra ngưng việc tập thể nói trên là một trong những tình huống đã được dự đoán. Đồng chí Nguyệt cho rằng, khi công ty cho công nhân nghỉ luân phiên và trường hợp chế độ không bảo đảm thì công nhân sẽ không đồng ý.

Chính vì thế, ngay khi nhận được báo cáo của công đoàn cơ sở, Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam đã chỉ đạo công đoàn cơ sở nắm bắt tâm tư nguyện vọng của công nhân và đề xuất doanh nghiệp thương lượng, đối thoại một cách chu đáo với từng công nhân.

Theo đồng chí Trần Thị Nguyệt, tình huống của vụ việc này có thể xuất phát từ việc những công nhân lớn tuổi bị điều đi cắt cỏ sẽ nghĩ đây là cách công ty làm cho họ tự xin nghỉ việc.

Lãnh đạo Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam cho rằng: "Thương lượng, đối thoại đến nơi đến chốn với từng công nhân, cùng đưa ra giải pháp có tình có lý, phù hợp với từng hoàn cảnh là yếu tố tiên quyết để tránh ngừng việc tập thể".

Đồng chí Nguyễn Văn Thục - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ tỉnh Nghệ An thì cho rằng, vụ việc vừa qua cho thấy cần phải giúp cho công nhân hiểu, không phải cứ "ngưng việc rồi đòi quyền lợi gì là được nấy, không được nhiều thì ít".

Có thể thấy rằng sau ngừng việc trái pháp luật, công nhân đạt được một số yêu cầu. Tuy nhiên, nếu việc tuyên truyền không tốt thì họ vẫn cho rằng, điều quan trọng là đạt được một số quyền lợi và tình trạng ngừng việc trái pháp luật vẫn sẽ diễn ra.

Cần phải nói rằng những kiến nghị của người lao động là chính đáng, doanh nghiệp cũng đã có tiếp thu, bổ sung, sửa đổi. Nhưng, cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật và tình hình thực tế của doanh nghiệp, vì “chính đáng” nhưng phải “hợp pháp”. Người lao động cần chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, hài hoà các lợi ích, lắng nghe những đề xuất, phân tích thấu đáo từ tổ chức Công đoàn. Bởi nếu không vì lợi ích chung thì đối tượng chịu thiệt thòi không chỉ là người lao động, doanh nghiệp mà còn cản trở cơ hội phát triển, thu hút đầu tư của địa phương, của đất nước.

Nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân tại Hà Nam Nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân tại Hà Nam

LĐLĐ tỉnh Hà Nam vừa tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ năm 2024, khen thưởng đoàn ...

Các hoạt động hướng về người lao động của Công đoàn TP.HCM Các hoạt động hướng về người lao động của Công đoàn TP.HCM

Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn TP. HCM tổ chức nhiều hoạt động hướng về người lao động; đồng thời ôn lại ...

Cơ cấu tiền lương của công chức từ ngày 1/7/2024 Cơ cấu tiền lương của công chức từ ngày 1/7/2024

Từ ngày 01/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phóng sự điều tra -

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Pháp luật lao động -

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Sổ tay pháp luật -

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phóng sự điều tra -

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Phóng sự điều tra -

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt Podcast

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt

Hành trình 30 năm từ những ngày đầu gian khó, đến những trái ngọt hôm nay là những kỷ niệm khó quên với các thầy, cô giáo tại Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thị Hải Phòng.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới Video

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới

Sáng 8/11, tại TP. Vinh, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho các Trưởng ban Tuyên giáo Công đoàn.

Đọc thêm

Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động

Phóng sự điều tra -

Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động

Một nhân viên kế toán của Công ty TNHH Outcubator Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa làm đơn khiếu nại lãnh đạo Công ty không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động.

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Pháp luật lao động -

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động

Pháp luật lao động -

Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động

Làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm trả nợ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đã làm việc cho Công ty này.

Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Những điểm bất hợp lý từ công văn trả lời của Sở Y tế tỉnh

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Những điểm bất hợp lý từ công văn trả lời của Sở Y tế tỉnh

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có công văn trả lời tạp chí Lao động và Công đoàn liên quan đến vụ việc điều động bác sĩ Lê Khắc Thu tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm bất hợp lý trong nội dung mà cơ quan này cung cấp so với thực tế diễn ra.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Sổ tay pháp luật -

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.

Công ty CP Môi trường xanh Friendly lại thất hẹn trả nợ lương người lao động

Phóng sự điều tra -

Công ty CP Môi trường xanh Friendly lại thất hẹn trả nợ lương người lao động

Đến nay đã hết thời hạn khắc phục sai phạm nhưng Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương người lao động.

Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Sổ tay pháp luật -

Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.

Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức

Pháp luật lao động -

Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức

Đại diện Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có chỉ đạo Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc phải chủ động rà soát công tác quy hoạch, kiện toàn tổ chức mà không phụ thuộc vào thời gian chữa bệnh của bác sĩ Lê Khắc Thu.

Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh

Phóng sự điều tra -

Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh

Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế thừa nhận đến thời điểm này vẫn chưa có phương án chính thức trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lãnh đạo Trạm Y tế xã Lộc Thủy khi mà bác sĩ Lê Khắc Thu - người được điều động, bổ nhiệm trước đó - tiên lượng còn phải điều trị bệnh lâu dài.