Những "từ khóa" vàng của giải quyết ngừng việc tập thể

Kỹ năng cán bộ công đoàn - Hồng Nhung

Giải quyết ngừng việc tập thể cần rất nhiều kỹ năng đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, khả năng quan sát, học hỏi, ứng biến của cán bộ công đoàn.
Vụ ngừng việc tập thể ở Đồng Nai: Tất cả công nhân đã trở lại làm việc

Lắng nghe và thấu hiểu

“Trước tiên cần lắng nghe người lao động nói về những bức xúc, nguyện vọng và đề xuất của mình. Khi hiểu được họ đang cần gì mình mới có cơ sở làm việc với phía doanh nghiệp”, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Bình Dương – Nguyễn Hoàng Bảo Trân chia sẻ.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân cho biết thêm, cần nắm rõ doanh nghiệp thông qua nội quy, quy định, thỏa ước lao động tập thể, tình hình sản xuất, kinh doanh trước khi tiến hành làm việc. Bên cạnh đó thông tin từ hai phía doanh nghiệp, người lao động cần phải được cán bộ công đoàn tổng hợp, phân tích để hiểu rõ bản chất.

Những
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Bình Dương – Nguyễn Hoàng Bảo Trân trong một lần thăm hỏi, động viên công nhân lao động. Ảnh: Hoàng Trung

Dẫn chứng về cuộc ngừng việc tập thể tại Công ty TNHH Kiss Việt Nam Apparel (TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) ngày 15/2/2024 vừa qua, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân cho biết: Trước Tết, công ty và công đoàn cơ sở thảo luận, thống nhất chi thưởng 50% lương tháng 13. Ra Tết, công ty mẹ duyệt hỗ trợ thêm nửa tháng lương để động viên người lao động quay trở lại làm việc nhưng công nhân cho rằng phải trả hết, vì nghĩ đó là nguyên tháng lương thứ 13. Thực tế, công ty chưa có bất kỳ bản nội quy lao động nào mà đây là nội dung công ty tự đưa ra. Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đã góp ý nhiều lần nhưng chưa được công ty tiếp thu.

Trong tình huống này, công đoàn đã giải thích cho người lao động hiểu đâu là chế độ, chính sách và đâu là khoản hỗ trợ. Nếu là quy định của Nhà nước thì phải thực hiện, còn nếu chính sách chỉ để hỗ trợ thì doanh nghiệp thực hiện tùy theo khả năng, người lao động nếu đòi hỏi cũng không được, thậm chí nếu làm căng sẽ mất nửa tháng lương hỗ trợ.

Theo đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân, do công nhân đang bức xúc nên rất ồn ào. Vì vậy, cán bộ đôi khi mất vài tiếng đồng hồ để thuyết phục. Nguyên tắc giải quyết các cuộc ngừng việc tập thể là chia nhỏ đám đông để xử lý tình huống chủ động hơn, khuyên người lao động không nên tụ tập đông người, gây mất trật tự, bởi dễ bị tố cáo là đang gây rối, là vi phạm pháp luật.

Khi tình hình công nhân bớt căng thẳng, cán bộ công đoàn quay trở lại vấn đề thỏa thuận với doanh nghiệp. Họ giữ nguyên tắc không chi trả 50% tháng lương thứ 13 sớm hơn như đề xuất của công nhân, mà ấn định ngày 10/3. Khi đó, công đoàn đã mềm mỏng phân tích, rằng người lao động rất khó khăn, sau Tết phải lo tiền nhà trọ, tiền cho con đi học ngay, nên rất cần khoản tiền này... Từ những phân tích đó, doanh nghiệp đã đồng ý.

Bên cạnh đó, công đoàn gợi ý doanh nghiệp nên có tiền lì xì đầu năm - dù khoản này không có trong quy định, thỏa ước, bởi công nhân sẽ nhìn nhận so sánh với các doanh nghiệp khác. Công đoàn đề nghị: “100-200 ngàn đồng cũng không đáng là bao, nhưng công nhân cũng mong mỏi. Nếu công nhân vào làm đúng ngày, công ty lì xì cho công nhân 100 ngàn đồng/người, thì công đoàn cũng sẽ hỗ trợ 100 ngàn đồng từ nguồn vận động xã hội hóa".

“Vậy là lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý ngay vì cảm nhận công đoàn cũng rất chia sẻ, thế là công nhân lại có 200 ngàn đồng”, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân kể lại.

Những
Nhờ sự vào cuộc của công đoàn, Công nhân Công ty TNHH Kiss Việt Nam Apparel đồng ý với phương án giải quyết của doanh nghiệp. Ảnh: CNCC

Kết quả, công nhân đã quay trở lại làm việc, doanh nghiệp kí văn bản cam kết sẽ thực hiện trả lương, thưởng, lì xì đầu năm đầy đủ, đúng hạn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cam kết sẽ xây dựng lại nội quy lao động, điều chỉnh quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… tạo môi trường làm việc thông thoáng hơn cho người lao động.

Hướng doanh nghiệp thành người đồng hành

Đó chính là bí quyết thành công trong các cuộc giải quyết ngừng việc tập thể mà đồng chí Nguyễn Hồng Quang – Phó Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Hải Phòng.

Để minh chứng, đồng chí Nguyễn Hồng Quang kể lại kỷ niệm lần đi giải quyết vụ ngừng việc tập thể tại một doanh nghiệp thuộc KKT Hải Phòng. Bắt nguồn từ sự việc rất đơn giản là ngày 23/12/2021 công ty yêu cầu người lao động phải nghỉ phép năm và không thanh toán tiền phép năm. Rõ ràng, doanh nghiệp làm đúng quy định pháp luật, nhưng lại đưa ra một khoảng thời gian quá sát, cận ngày cuối năm mà rất ít người lao động có thể nghỉ được do ràng buộc trách nhiệm công việc khiến họ rất bức xúc.

Đồng chí Nguyễn Hồng Quang nói, khi thấy cán bộ công đoàn xuống giải quyết, công nhân rất phấn khởi, họ chia sẻ mọi tâm tư, nguyện vọng của mình. Và lúc này, không chỉ là một vấn đề bức xúc ban đầu về nghỉ phép năm, công nhân còn đề xuất thêm 8 vấn đề nữa.

Sau khi hiểu được nguyện vọng của người lao động, công đoàn làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp. "Chúng tôi phân tích cho họ thấy chế độ chính sách của họ đang đứng ở đâu so với các doanh nghiệp khác cùng KKT và đáp ứng được bao nhiêu phần trăm yêu cầu của công nhân. Rất may, công đoàn KKT Hải Phòng có cơ sở dữ liệu về chế độ chính sách của các doanh nghiệp rất tốt, kể cả việc khảo sát về đời sống công nhân, cho nên khi đưa ra thương lượng chúng tôi phân tích được một cách đa chiều, cặn kẽ, có dẫn chứng", đồng chí Quang nói.

“Ví dụ, chúng tôi đã phân tích: một cặp vợ chồng công nhân đang thu nhập thế này, chi phí nuôi con rồi ăn uống sinh hoạt hằng ngày là từng này, còn từng này dự phòng cho ốm đau... Cho nên, nếu mức điều chỉnh của các ông (chủ doanh nghiệp - PV) chỉ đạt thế này thì đặt địa vị các ông là công nhân thì các ông có chịu được không? Mục đích là chúng tôi tìm kiếm sự đồng thuận của chủ doanh nghiệp, khi đặt mình vào vị trí công nhân họ thấy là có cái cũng không chấp nhận được. Và chúng tôi dần dần hướng họ thành người đồng hành cùng mình trong các cuộc thương lượng”, đồng chí Nguyễn Hồng Quang chia sẻ.

Những
Đồng chí Nguyễn Hồng Quang - Phó Chủ tịch Công đoàn KKT Hải Phòng. Ảnh: Hoàng Quân

Đồng chí Nguyễn Hồng Quang chia sẻ thêm, chủ doanh nghiệp FDI đa số là người đi làm thuê, họ không quyết định được vấn đề mà phải xin ý kiến chỉ đạo từ lãnh đạo tập đoàn nước sở tại. Khi họ đã trở thành người đồng hành cùng với công đoàn thì nhờ những thông tin được chuẩn bị chi tiết, xác đáng của công đoàn, họ cũng phân tích với phía lãnh đạo tập đoàn một cách thuyết phục hơn, nhờ thế quan hệ lao động được đảm bảo, công nhân sẽ hưởng thêm nhiều quyền lợi.

Video: Đồng chí Nguyễn Hồng Quang chia sẻ kinh nghiệm giải quyết các cuộc ngừng việc tập thể trong chương trình Talk Công đoàn.

Nhiều việc cần làm sau các cuộc ngừng việc tập thể

“Sau khi xử lý các vụ ngừng việc, chúng tôi có thêm các căn cứ về những việc doanh nghiệp làm chưa đúng luật, như không kí hợp đồng lao động, không kí thỏa ước lao động tập thể, hay không đóng BHXH hoặc đóng không đủ cho người lao động... Công đoàn sẽ có công văn, văn bản đề nghị kiểm tra liên ngành, đề nghị các cơ quan liên quan như Sở Lao động - Thương binh và xã hội, cơ quan công an… phối hợp”, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân cho hay.

Cụ thể, sau khi giải quyết ổn thỏa vụ ngừng việc tập thể ở Công ty TNHH Kiss Việt Nam Apparel nói trên, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo Công đoàn KCN Việt Nam – Singapore phối hợp với Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp này xây dựng và đăng ký nội quy lao động theo đúng quy định tại Điều 118 và Điều 119 của Bộ luật Lao động 2019.

Đồng thời, LĐLĐ tỉnh Bình Dương cũng chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần nắm bắt cụ thể tình hình công đoàn cơ sở, hướng dẫn sát sao, sâu sát hơn… nhất là tư vấn cho công đoàn cơ sở xây dựng bản thỏa ước lao động tập thể đúng và nhiều quyền lợi hơn cho người lao động.

“Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh cũng đã gửi văn bản gửi đến toàn bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn hoạt động cho các công đoàn cơ sở mình quản lý, nhất là các công đoàn cơ sở mới thành lập. Vì lúc này họ còn đang non trẻ, cần sát sao, nắm sát cơ sở hơn nữa”, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Bình Dương – Nguyễn Hoàng Bảo Trân nói.

Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 14 cuộc ngừng việc tập thể, giảm 11 cuộc so với cùng kỳ năm 2023.

Ngừng việc tập thể: Không vì Ngừng việc tập thể: Không vì "chính đáng" mà quên tính "hợp pháp"

Các cuộc ngừng việc tập thể của người lao động (NLĐ) đặt ra những vấn đề cần giải quyết để giữ vững mối quan hệ ...

Để không xảy ra ngừng việc: Kinh nghiệm từ công đoàn có hơn 3 vạn đoàn viên Để không xảy ra ngừng việc: Kinh nghiệm từ công đoàn có hơn 3 vạn đoàn viên

Cán bộ công đoàn cơ sở phải nắm bắt được những bức xúc của người lao động, tăng cường đối thoại và giải quyết những ...

Những bí quyết vàng để có thỏa ước lao động tập thể chất lượng Những bí quyết vàng để có thỏa ước lao động tập thể chất lượng

Nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể là mục tiêu của cán bộ công đoàn nhằm mang lại nhiều quyền lợi nhất ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Chị Nguyễn Thị Thu Nhi – cán bộ công đoàn trách nhiệm và tâm huyết

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Chị Nguyễn Thị Thu Nhi – cán bộ công đoàn trách nhiệm và tâm huyết

Đảm nhận chức vụ Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Scavi Quảng Điền, đồng chí Nguyễn Thị Thu Nhi luôn dành thời gian gần gũi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động để tổ chức các hoạt động công đoàn, để lại nhiều dấu ấn trong công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động trong công ty.

Làm gì để công tác tuyên truyền, vận động hiệu quả với người lao động?

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Làm gì để công tác tuyên truyền, vận động hiệu quả với người lao động?

Để đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của đoàn viên, người lao động ngày càng đa dạng, các cấp công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã không ngừng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, vận động để phù hợp với từng đối tượng nhằm tạo sự gần gũi với đoàn viên, người lao động.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn

Đầu tháng 10/2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp giảng chuyên đề “Bàn về lãnh đạo thời chuyển đổi số” cho cán bộ công đoàn.

Chuyển đổi số cho cán bộ Công đoàn: Muốn thực thi nhanh thì phải chấp nhận rủi ro!

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Chuyển đổi số cho cán bộ Công đoàn: Muốn thực thi nhanh thì phải chấp nhận rủi ro!

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thực thi nhanh trong quá trình chuyển đổi số sẽ mang lại kết quả nhanh, mang lại nhiều giá trị hơn là sự hoàn hảo nhưng sẽ có rủi ro.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Không thấy có vấn đề thì cũng chẳng cần chuyển đổi số"

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Không thấy có vấn đề thì cũng chẳng cần chuyển đổi số"

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, nếu cán bộ, công chức kém, làm sai nhiều; người lao động trong doanh nghiệp bị "bắt nạt"... thì khi đó mới cần tính đến chuyện chuyển đổi số.

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công

LĐLĐ thành phố Cần Thơ vừa tổ chức Hội thảo Giải pháp nâng cao chất lượng công tác nữ công trong tình mới.

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt Podcast

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt

Hành trình 30 năm từ những ngày đầu gian khó, đến những trái ngọt hôm nay là những kỷ niệm khó quên với các thầy, cô giáo tại Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thị Hải Phòng.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới Video

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới

Sáng 8/11, tại TP. Vinh, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho các Trưởng ban Tuyên giáo Công đoàn.

Đọc thêm

Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì không gian xanh thành phố Tam Kỳ

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì không gian xanh thành phố Tam Kỳ

Chị là kỹ sư lâm sinh Lê Thị Thịnh - Đội phó Đội Công viên cây xanh, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Nữ công Công đoàn cơ sở Công ty CP Dịch vụ công ích đô thị Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, người một lòng nhiệt huyết với những khoảng không gian xanh của TP. Tam Kỳ nhiều năm qua.

Lê Minh Ngọc - cán bộ công đoàn cống hiến hết mình vì đoàn viên, người lao động

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Lê Minh Ngọc - cán bộ công đoàn cống hiến hết mình vì đoàn viên, người lao động

Đồng chí Lê Minh Ngọc - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Dụng cụ du lịch Jinquan Việt Nam là cán bộ công đoàn duy nhất của tỉnh Quảng Trị được Tổng LĐLĐ Việt Nam biểu dương, trao tặng danh hiệu chủ tịch công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Trang bị kỹ năng khai thác trí tuệ nhân tạo vào truyền thông công đoàn

Công đoàn -

Trang bị kỹ năng khai thác trí tuệ nhân tạo vào truyền thông công đoàn

Năm 2024, Công đoàn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tập trung nâng cao kỹ năng khai thác trí tuệ nhân tạo trong truyền thông cho cán bộ công đoàn.

Nâng cao kỹ năng thương lượng tập thể về tiền lương

Công đoàn -

Nâng cao kỹ năng thương lượng tập thể về tiền lương

Giúp cán bộ công đoàn hiểu rõ, hiểu sâu về tiền lương trong doanh nghiệp để thương lượng tập thể là mục tiêu mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề ra tại lớp tập huấn đang được tổ chức ở Đà Nẵng.

Đối thoại tại doanh nghiệp là vấn đề then chốt nâng cao phúc lợi cho người lao động

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Đối thoại tại doanh nghiệp là vấn đề then chốt nâng cao phúc lợi cho người lao động

"Đối thoại tại doanh nghiệp mới là vấn đề then chốt trong việc nâng cao phúc lợi cho người lao động và thúc đẩy tăng năng suất lao động. Từ đó, xây dựng được quan hệ lao động hài hòa tại nơi làm việc.", đồng chí Lê Thị Thu Nam, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ như vậy khi trao đổi về những thành quả mà đơn vị này gặt hái được trong thời gian gần đây.

Cán bộ công đoàn cần hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm bữa ăn ca

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Cán bộ công đoàn cần hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm bữa ăn ca

Đây là mục tiêu hướng đến của hội nghị tập huấn cán bộ công đoàn về chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vừa qua.

Người cán bộ công đoàn "nâng cánh" ước mơ cho công nhân lao động

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Người cán bộ công đoàn "nâng cánh" ước mơ cho công nhân lao động

Đồng chí Nguyễn Tiến Hậu - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt may Huế, không chỉ có nhiều sáng kiến mà còn luôn bồi đắp, chấp cánh ước mơ cho công nhân lao động, đồng chí là một trong những gương điển hình trong hoạt động công đoàn được Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm: “Cần xây dựng, củng cố niềm tin giữa công đoàn với giới chủ”

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm: “Cần xây dựng, củng cố niềm tin giữa công đoàn với giới chủ”

Đó là một trong những bài học kinh nghiệm được đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam đúc rút sau quá trình đàm phán, thương lượng để đi đến việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành Dệt May Việt Nam lần thứ VI, diễn ra hồi tháng 7 vừa qua.

Kinh nghiệm thực tiễn đưa tổ chức Công đoàn vào doanh nghiệp

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Kinh nghiệm thực tiễn đưa tổ chức Công đoàn vào doanh nghiệp

Xác định nhiệm vụ thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên tại các doanh nghiệp là nhiệm vụ cốt lõi để xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, vì vậy các cấp công đoàn trong tỉnh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng thực hiện, triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm thu hút công nhân lao động đến với công đoàn.

Đổi mới hoạt động Công đoàn theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Đổi mới hoạt động Công đoàn theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở

Thực hiện Nghị quyết 02, của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới” các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động được đổi mới, có hiệu quả theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở, phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, người lao động. Từ đó, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.