Những chuyện “dở khóc dở cười” của công nhân trong xóm trọ
Đời sống - 08/08/2022 21:03 NGỌC TIẾN
Căn phòng trong xóm trọ ọp ẹp
Vừa tan ca, Vừ A Dành (SN 2000, Lào Cai), công nhân KCN Phú Minh, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội vui vẻ mời chúng tôi tới xóm trọ nơi anh đang ở. Dẫn chúng tôi qua con ngõ ngỏ trên đường Phú Diễn, nam công nhân đẩy cánh cổng dãy nhà trọ mời khách vào phòng.
Dãy xóm trọ nơi công nhân làm việc tại KCN Phú Minh nghỉ ngơi sau giờ làm. Ảnh: NGỌC TIẾN |
Cuối buổi chiều mà hơi nóng vẫn hầm hập phả xuống từ tấm lợp fibro xi măng. Ánh nắng cuối ngày chiếu vào căn phòng nhỏ, xuyên qua các khe hở giữa mái lợp và bức tường cũ kỹ. Căn phòng trọ chưa đến 10 mét vuông càng trở nên ngột ngạt. Đồ dùng trong phòng hầu như chẳng có gì. Một chiếc quạt cũ, một chiếc phản ghép lại từ những tấm gỗ tạp, một bình nước.
Căn phòng trọ xuống cấp của Công nhân. Ảnh: NGỌC TIẾN |
Trên bức tường nham nhở treo vài bộ quần áo cũ. Nếu không mục sở thị, thật khó có thể hình dung đây là nơi nghỉ ngơi, lấy lại sức lao động của một công nhân trong làm việc trong một công ty chuyên sản xuất về khung vành xe máy
Vừ A Dành thuê phòng trọ này với giá 700.000 đồng mỗi tháng - mức giá chung cho những căn phòng trọ có cùng “phân khúc” xung quanh KCN Phú Minh. Mùa nắng thì nóng ngộp thở, mùa lạnh rét thấu xương, những hôm mưa to, hắt ướt cả chỗ nằm. Cả dãy trọ có một khu nhà tắm chung, mỗi khi tắm rửa, họ lại phải chờ nhau.
Chàng thanh niên dân tộc Mông thổ lộ, dù đã tiết kiệm hết mức song chi phí hằng tháng cho tiền nhà, tiền điện nước và ăn uống sinh hoạt cũng không dưới 4 triệu đồng.
“Đi làm về, tắm rửa, chạy ra ngoài quán ăn xong một lúc là lại leo lên phản lướt facebook, tiktok, rồi nằm ngủ”, Dành kể về cuộc sống sau giờ tan ca.
Chàng trai bộc bạch: “Em luôn mong muốn dành dụm chút tiền để gửi về cho gia đình ở quê”.
Những tình huống “dở khóc, dở cười”
Giàng A Và (SN 1998, Lào Cai), một trong những người hàng xóm của Dành đã ở xóm trọ này 3 năm nay chia sẻ rất thật rằng, bất tiện nhất là mỗi khi vợ xuống thăm. Phòng nhỏ, bức tường ngăn với phòng khác lại mỏng quá mức, khiến những sinh hoạt riêng trở nên bất tiện. Thay vì thoải mái trò chuyện tình cảm với người vợ ở xa xuống thăm, nam công nhân luôn sợ ảnh hưởng đến phòng bên cạnh, nói gì cũng sợ người khác nghe được.
Mong muốn một không gian riêng tư là điều xa xỉ đối với những công nhân trong xóm trọ này. Nhưng, với mức thu nhập hiện nay, họ không thể có sự lựa chọn nào khác.
Chị Bùi Thị Xuân, 32 tuổi, quê Hòa Bình, công nhân KCN Bắc Thăng Long cho biết, hai vợ chồng đã cố gắng thuê căn phòng trọ khép kín để thêm chút tiện nghi trong sinh hoạt với mức giá cao hơn. Tuy nhiên, trong những ngày đầu mới về ở, tiếng hàng xóm nói chuyện dù nhỏ cũng nghe thấy rõ khiến anh chị phải e dè, thận trọng hơn mỗi khi chia sẻ chuyện riêng tư, mãi rồi cũng thành quen.
Nhưng chị Xuân cho biết, tình huống “dở khóc, dở cười” xảy ra khi ông bà lên thăm cháu. Việc sinh hoạt trong xóm trọ chật hẹp đã khiến ông bà phải trải nghiệm những âm thanh tế nhị. “Chính vì thế, vợ chồng tôi quyết định gửi con về quê cho ông bà trông nom giúp. Dù nhớ con, nhưng đổi lại, tránh cho ông bà được những điều tế nhị khó nói nơi xóm trọ”, Xuân thẹn thùng chia sẻ.
Đối với các công nhân ở những khu nhà trọ tạm bợ, chật hẹp, việc nấu ăn cũng trở nên khó khăn. Trời nóng bức, phòng thì nhỏ, việc phải ra ngoài ăn quán đã trở thành thói quen với họ.
Dãy phòng trọ san sát khiến những chuyện dở khóc, dở cười trong xóm trọ diễn ra. Ảnh: NGỌC TIẾN |
Nhiều người muốn thuê phòng rộng hơn để cải thiện cuộc sống, song thu nhập eo hẹp nên phải chấp nhận ở trong không gian chật chội, gò bó. Đó cũng là cách tiết kiệm tiền gửi về cho gia đình, người thân ở quê, hoặc ấp ủ những dự định tương lai.
Cũng trong không gian sinh hoạt đặc thù như vậy, Giàng A Và cho biết, những công nhân nơi đây dần hình thành nên một nét văn hóa đáng quý: “Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên”. Tuy không có nội quy xóm trọ nhưng họ luôn phải có ý thức tập thể, để có những giờ nghỉ ngơi, đảm bảo sức khỏe cho những ngày lao động tiếp theo.
Tại hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp ngày 1/8 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh rằng: “Nhu cầu nhà ở của công nhân, người lao động vẫn rất cấp bách”. Theo báo cáo của Viện công nhân và Công đoàn, hiện nay cả nước có 214 dự án nhà ở ở dành cho công nhân, lao động với quy mô sử dụng đất khoảng 600ha. Tuy nhiên, thực tế mới chỉ có khoảng 116 dự án với 41% diện tích đất được đầu tư đưa vào sử dụng. Về số lượng nhà ở cho công nhân, lao động đã hoàn thành là 2.580.000m2, mới đáp ứng được khoảng 330.000 công nhân, lao động đạt khoảng 39% mục tiêu về nhà ở công nhân khu công nghiệp so với chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của Chính phủ. |
Những nữ công nhân nhớ nhà nhưng không thể về quê ăn Tết Khu công nghiệp Đồng Văn (Duy Tiên, Hà Nam) có những nữ công nhân là mẹ đơn thân, họ nhớ nhà nhưng không thể về ... |
Xây nhà ở cho công nhân khó khăn: Công đoàn và công nhân cùng chung tay Nói về hoạt động góp tiền giúp đồng nghiệp khó khăn do Công đoàn phát động, chị Nguyễn Thị Màu - Tổ trưởng tổ Chặt ... |
Công nhân mong mỏi sớm được nhận tiền công để trả bớt nợ nần Công nhân làm việc cho Dự án nhà ở Cao Ngạn (TP Thái Nguyên) bị nợ lương cho biết, áp lực trang trải cuộc sống ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng