Nhớ cái Tết Sum vầy đầu tiên
Cà phê tối - 09/02/2024 07:00 TRẦN DUY PHƯƠNG
Anh nói Báo Lao Động có sáng kiến gì không? Bọn mình về nghĩ, nghĩ mãi, nghĩ mãi, cuối cùng ra được cái tên: Tết Sum vầy.
Việt Nam mình có đại hội rồi thì tổ chức Tết và phải có nét riêng. Cái riêng đó là sự sum vầy của người lao động cùng cán bộ công đoàn, với giới chủ và cả với chính quyền. Viết báo cáo và lên trình bày, Phó Chủ tịch Thường trực gật đầu cái rụp: Chúng bay làm đi!
Đêm Tết Sum vầy đầu tiên làm ở sân tập thể Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội). Trời rét tê tái. Công nhân mặc áo phao xanh đỏ đi tư vấn pháp luật, mua đồ trợ giá và xem văn nghệ. Cán bộ công đoàn tìm được cặp vợ chồng công nhân không đủ điều kiện về quê. Thế là sáng sớm chúng tôi đi đón bà ngoại cùng đứa con về Hà nội. Dặn bà phải bí mật không được thông báo trước. Đến giờ giao lưu thì xe đến nơi, lau được cái mặt cho cháu bé là đưa thẳng lên sân khấu. Bố mẹ khóc òa vì xúc động. Cả hội trường sụt sùi. Chị Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị lên trao quà Tết và ôm cháu bé, động viên người vợ trẻ. Khi trở lại chị lau mắt nói: Các em ạ, chúng ta còn nợ công nhân rất nhiều.
Trời đổ mưa, công nhân vẫn che ô, che áo ở lại với chúng tôi suốt chương trình. Mưa, lạnh nhưng ở góc sân nồi bánh chưng vẫn có tiếng lửa reo tí tách.
Sau Tết Sum vầy tổ chức lần đầu ở Hà Nội chúng tôi còn tổ chức lần nữa ở các tỉnh. Sau đó mô hình được Đoàn Chủ tịch thống nhất nhân rộng. Bây giờ, sau 10 năm thì Tết Sum vầy đã là hoạt động quen thuộc của rất nhiều công đoàn cơ sở. Công đoàn không chỉ tặng quà, tư vấn mà còn tổ chức tàu, xe, máy bay đưa công nhân về nhà, nấu bánh chưng bánh tét, làm bữa cơm tất niên… mỗi nơi mỗi cách làm phù hợp. Từ một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị dự với công nhân, nay Tết nào cũng có hàng ngàn lãnh đạo Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương tới sẻ chia cùng người lao động.
Tôi đã trò chuyện với nhiều bạn công nhân đi dự Tết Sum vầy. Họ vui không chỉ là do được nhận quà hay mua được món đồ rẻ. Họ hạnh phúc được sưởi ấm tình cảm gia đình, người thân. Nhưng điều động viên nhiều nhất là họ thấy mình được quan tâm, chăm sóc bởi đồng nghiệp, lãnh đạo, chủ doanh nghiệp…
Tết Sum vầy là vậy. Từ một lời nhắn nhủ “Ta còn nợ công nhân” sau 10 năm đã thành một phong trào. Và công đoàn chúng ta có thể tự hào đã dựng xây thành công phong trào đó.
TRẦN DUY PHƯƠNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Trần Duy Phương một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Trần Duy Phương bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Trần Duy Phương". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 22/01/2025 14:03
Khi cô gái vàng bị nợ “tiền hỗ trợ dinh dưỡng”!
Nguyễn Thị Hương, vận động viên canoeing đầu tiên của Việt Nam giành vé chính thức đến Olympic Paris vừa tuyên bố ngừng tập ở đoàn Vĩnh Phúc, vì cô bị “nợ thưởng” 3 năm và “nợ tiền hỗ trợ dinh dưỡng” trong suốt năm qua.
Cà phê tối - 20/01/2025 15:26
Khi hiệu trưởng “ăn chênh” tiền học phí sinh viên
Ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế đã bị bắt tạm giam và khởi tố vì cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản của sinh viên khi ông này còn làm hiệu trưởng Đại học Sư phạm Huế.
Cà phê tối - 18/01/2025 13:55
Tác quyền tiền tỉ và công nghiệp sáng tạo
Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) vừa thông báo tổng kết năm 2024 vào hôm qua. Trung tâm thông báo, nhiều nhạc sĩ đã nhận nhiều trăm tới hàng tỉ đồng trong năm 2024 qua các ca khúc.
Cà phê tối - 15/01/2025 15:48
Bão Yagi và hậu quả với chợ Tết
Cơn bão lớn nhất lịch sử càn quét Bắc Bộ đã qua được mấy tháng. Nhưng đến tận giờ, khi Tết sắp đến, người ta vẫn thấy hệ lụy từ cơn bão đánh thẳng vào túi tiền người tiêu dùng.
Cà phê tối - 13/01/2025 17:50
Chuyện giao thông hôm nay và câu ngạn ngữ xưa "gieo gì gặt nấy"
Những ngày này, nhiều người trên mạng xã hội, trong câu chuyện trao đổi với nhau ở gia đình hay ngoài phố, đang trách oan Nghị định 168.
Cà phê tối - 13/01/2025 16:07
Dùng kiếm “nói chuyện”
Một người đàn ông ở Nha Trang sau khi tranh cãi với nhân viên môi trường đã bất ngờ rút kiếm từ cốp xe để "nói chuyện".
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Có bao nhiêu công nhân về quê ăn Tết trên chuyến tàu, chuyến bay công đoàn?
- Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội
- “Nhà” và “người nhà” của tôi
- Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng
- Giá vàng thế giới tăng vọt trước những lo ngại về chính sách kinh tế Mỹ dưới thời Tổng thống Trump