Qua ròng rã khó khăn sẽ vui ngày mới về…
Đời sống - 08/02/2024 10:00 HÀ PHAN
Ít ai biết ở Tân Đệ cũng như nhiều doanh nghiệp khác, cả giới chủ lẫn công nhân lao động đang “chia sẻ” nhau từng đơn hàng, mỗi chỗ làm để qua sóng gió năm rồi…
Bà Đinh Thị Hồng Hạnh - Trưởng phòng Nhân sự Công ty Tân Đệ cho hay: "Trong suốt nhiều năm qua, chúng tôi chỉ sản xuất và trả các đơn hàng lớn, không sản xuất hàng gia công. Nhưng từ quý 4/2022, ban lãnh đạo công ty đã quyết định nhận cả đơn hàng nhỏ lẻ, đơn hàng gia công, thậm chí cả các đơn hàng không có lợi nhuận. Mục đích chính mà chúng tôi hướng đến là phải giữ được công việc cho NLĐ”.
Với chia sẻ thiết thực như vậy, không lạ gì Tân Đệ là một trong 64 doanh nghiệp tiêu biểu vừa được vinh danh Vì NLĐ năm 2023.
Công ty Tân Đệ tặng quà Tết năm 2022, hình ảnh được chia sẻ mạnh trên mạng xã hội với những bình luận ấm áp. Ảnh: thanhnien.vn |
Trường hợp của Tân Đệ không phải là cá biệt khi năm Quý Mão 2023 bị xem là một trong số ít các năm khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam cũng như toàn cầu. Đơn hàng cắt giảm, chi tiêu thắt chặt, việc làm bấp bênh và thu nhập xuống thấp. Trong những ngày gồng gánh chờ “trời sáng”, doanh nghiệp và NLĐ đã chia sẻ cùng nhau những gì có thể.
Tháng 12/2023, Chủ tịch Công đoàn Công ty Pouyuen cho biết “không cắt giảm thêm lao động năm 2024”. Tín hiệu vui phát ra từ công ty từng buộc lòng phải cho gần 9.500 lao động nghỉ việc trong năm 2023 đang làm cho cái nhìn về năm 2024 còn nhiều khó khăn sáng sủa hơn.
Trong lúc khó khăn nhất và không còn cách nào khác làm chuyện chẳng đặng đừng lần đầu tiên sau mấy chục năm hoạt động ở Việt Nam, Pouyuen vẫn đưa ra nhiều chính sách không chỉ để “tri ân” những lao động đã gắn bó với doanh nghiệp mà còn mong ngày họ quay trở lại.
Công nhân Công ty Pouyuen trong giờ tan làm - Ảnh: VNExpress |
Từ tháng 4 đến tháng 8/2023, Công ty Pouyuen đã chi trả gần 1.200 tỷ đồng cho hơn 9.500 lao động sau ba đợt cắt giảm, mức cao nhất 468 triệu đồng. Đáp lại, khá nhiều lao động cho hay họ sẵn sàng trở về khi Pouyuen tấp nập đơn hàng. Còn những ngày giáp Tết Giáp Thìn, Công đoàn nơi đây "đang thương lượng thêm với doanh nghiệp về tiền thưởng cuối năm".
Những trường hợp như Tân Đệ hay Pouyuen khá nhiều trong suốt năm Quý Mão nhiều biến động cùng vô vàn khó khăn ập đến. Có lúc người lao động và doanh nghiệp buộc phải chia tay nhau, tạm thời đường ai nấy đi, có khi cùng trụ lại chống chọi chia sẻ thu nhập ít ỏi doanh số hiếm hoi để vượt qua sóng gió. Không phải nơi nào cũng được như ý hay tất cả đều thoát hiểm ngoạn mục nhưng cái tình được đặt cao hơn chữ tiền về lâu dài sẽ giúp doanh nghiệp lớn mạnh bền vững và người lao động chắc hẳn gắn bó dài lâu hơn.
Công nhân lao động tại công ty may ở huyện Nghĩa Hưng, Nam Định chở quà Tết về nhà - Ảnh: CNCC |
Trong thời điểm việc làm ở nhiều doanh nghiệp ngặt nghèo nhất, không khó để đọc những câu chuyên thế này: “Chị Thảo là công nhân may tại Công ty TNHH Quốc tế S.N (Quận 7, TP HCM), cũng như nhiều công ty khác, công ty của chị thiếu đơn hàng sản xuất, công nhân phải nghỉ thêm ngày thứ 7. Chị Thảo kể, chị bị giảm giờ làm, nguy cơ chồng bị mất việc nhưng chị vẫn không có ý định rời bỏ doanh nghiệp để đi tìm việc nơi khác. Chị nói: “Khó khăn là chung, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, doanh nghiệp đã khôn bỏ công nhân thì nay họ khó mình cũng không thể bỏ đi”.
Những ngày cận Tết Giáp Thìn, về xóm trọ công nhân bên khu Tân Thuận (Quận 7, TP HCM) thường nghe được những lời hẹn: “Ra Tết vô Công ty ăn tân niên nha!”. Thoạt như bình thường ở nhiều nơi khác vào những năm trước nhưng tại đây đó như một “giao ước” vẫn làm chỗ cũ, vẫn là hàng xóm và đồng nghiệp thân quen và không muốn từ bỏ nơi làm đã gắn bó.
Chị Minh Tâm làm cho một công ty thiết bị máy hơn chục năm rồi tâm sự: “Những lúc công ty làm ăn được, lương cao thưởng nhiều, chúng tôi cũng được hưởng nhiều chính sách chế độ chăm lo đàng hoàng tử tế, nên dù hiện tại công ty ngày làm ngày nghỉ và cắt giảm một số thứ nhưng tôi cùng các bạn ở đây vẫn ráng mỗi ngày. Chủ họ chịu được ngày nào mình sẽ theo ngày đó, mong trong năm mới sẽ tốt đẹp suôn sẻ trở lại”.
Làm thêm giờ ngày Tết được tính lương thế nào? Nhiều người lao động thắc mắc đi làm trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024 sẽ được trả lương ra sao, và nếu làm thêm ... |
Nới thời gian “Chợ Tết Công đoàn” qua sàn thương mại điện tử Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” qua sàn giao dịch thương mại điện tử tiếp tục kéo dài đến ngày 29/2/2024. |
Nữ công nhân hơn 30 năm đón giao thừa ngoài đường Chị Kim Anh là một trong 300 công nhân lao động được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà Tết, chiều 28 tháng ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 02/12/2024 15:17
Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết
Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng họ có thể phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và hòa nhập với cộng đồng.
Đời sống - 26/11/2024 18:02
Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trở thành xu thế tất yếu. Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo và bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu sự cồng kềnh, chồng chéo và kém hiệu quả trong hệ thống.
Kinh tế - Xã hội - 26/11/2024 11:08
Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại chuyến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em của huyện Cao Phong (tỉnh Hoà Bình) hồi tháng 6 vừa qua. Thứ trưởng nhấn mạnh: Các vi chất dinh dưỡng nói chung, trong đó có vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.