Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh và “Công nhân vận động”
Văn hóa - Xã hội - 02/02/2023 21:19 TRẦN DUY PHƯƠNG
“Công nhân vận động” là trước tác được lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh viết trong tù, trước ngày nhận án chém. Đây là những đúc kết kinh nghiệm hoạt động, những tâm huyết của đồng chí muốn truyền lại cho các cán bộ công đoàn tiếp bước. Đồng chí cũng đã thể hiện rất rõ các luận cứ của mình: Định nghĩa chữ vô sản giai cấp; Điều kiện và tính chất của người vô sản; Những nét đặc thù của giai cấp công nhân Việt Nam; Làm thế nào mà giai cấp công nhân Việt Nam có thể lãnh đạo được cách mạng?; Phương pháp vận động công nhân.
Có những nhận định của đồng chí cho đến nay vẫn rất gần với công nhân Việt Nam trong bối cảnh hiện đại. Ví dụ, ở phần nói về những nhược điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: “Vì mới ở nông thôn và thợ thủ công mà ra, giai cấp công nhân Việt Nam còn có quan hệ với gia đình ở nông thôn, còn có đầu óc tư hữu và chưa gột bỏ được tư tưởng phong kiến (ở Việt Nam chưa có vô sản thuần túy). Vì trước đó bị đày đọa ở nông thôn nên nhiều người kiếm được việc ở xí nghiệp đã thỏa mãn với đời sống, sợ đấu tranh mất việc. Giai cấp công nhân Việt Nam trình độ văn hóa thấp, lại không có công đoàn bảo vệ quyền lợi nên chậm giác ngộ, nhưng khi đã giác ngộ, đấu tranh thì họ rất hăng hái vì họ sống cực khổ và còn chỗ dựa ở nông thôn”.
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (2-2-1908 – 31-7-1932). Ảnh tư liệu |
Thực chất còn gắn bó chặt với gia đình ở nông thôn là một nét chủ đạo của công nhân Việt Nam đến tận bây giờ.
Ở phần Phương pháp vận động công nhân, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh viết: “… Trước hết phải thâm nhập quần chúng công nhân. Có hai cách: - Vô sản hóa vào làm trong xí nghiệp của tư bản để hiểu sự bóc lột của chúng và đời sống của công nhân mà tuyên truyền vận động. – Tìm cách sống trong các xóm lao động nếu không có điều kiện vô sản hóa. Bắt mối với anh công nhân tốt để giác ngộ và qua anh đó mà vận động”.
Cách làm này đã được cán bộ chúng ta thực hiện tốt từ cả thế kỷ trước. Đến nay thì phải suy ngẫm cách tiếp thu, kế thừa và phát huy hiệu quả. Đã 100 năm rồi, hoàn cảnh đất nước nhiều đổi thay. Giới chủ, công nhân và công đoàn đều thay đổi. Trước kia công đoàn đại diện cho công nhân để đấu tranh giành quyền lợi, còn nay công đoàn phải đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa chủ và thợ để cùng phát triển kinh tế, dựng xây đất nước. Vậy những bài học được truyền lại trong “Công nhân vận động” có còn áp dụng được? Nên giữ điều gì? Cái gì là “bất biến”? Cái gì là “ vạn biến”?
Tôi nghĩ, cái bản chất của công nhân Việt Nam vẫn vậy. Ở miền đất gắn với nền văn minh lúa nước hàng ngàn năm, công nhân khó tách rời hẳn được nông thôn. Những thói quen của họ vẫn gắn với nông dân. Nhiều công nhân đi làm để có thu nhập tích lũy, đến tuổi nào đó họ lại trở về quê, xây nhà sống cùng họ hàng cha mẹ. Biết được “bản đồ” cuộc sống của họ thì mới vận động được họ.
Và nữa, phương pháp vận động công nhân không thể không hòa mình vào họ. Thế hệ lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh đã vô sản hóa. Còn thế hệ chúng ta nên chọn cán bộ công đoàn từ chính công nhân, cán bộ công đoàn cấp trên phải luân chuyển xuống các cấp cơ sở. Không thể chỉ đến thăm, tặng quà, trò chuyện là đủ để hiểu họ, nói công nhân nghe và nghe được công nhân nói.
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ra trong gia đình trí thức, lớn được gia đình quan tri phủ nuôi dưỡng, rồi đi học ở trường Tây nhưng khi vô sản hóa đồng chí trực tiếp làm thợ quai búa ở xưởng cơ khí Ca-rông rồi sau đó làm phu khuân vác ở bến cảng. Chỉ có cùng ăn cơm thợ, ở chung nhà trọ, cùng chảy mồ hôi trên cỗ máy với công nhân thì mới hiểu họ, vận động được họ.
Bài học gắn bó cùng khổ với công nhân của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh đến nay vẫn rất sâu sắc.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Trần Duy Phương một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Trần Duy Phương bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Trần Duy Phương". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tạp chí Lao động và Công đoàn ra mắt chuyên trang Cuộc sống An toàn Sáng 28/7/2022, tại Hà Nội, Tạp chí Lao động và Công đoàn chính thức ra mắt Chuyên trang Cuộc sống An toàn. Với giao diện ... |
93 năm - một tờ Tạp chí, một tấm lòng son Ngày 3/10/1929, Mật thám Hà Nội gửi điện mật cho các cơ sở ở Huế, Sài Gòn, Phnom Pênh, Viêng Chăn, nói về việc các ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 02/12/2024 14:12
“Đám giỗ bên cồn”, có gì ồn?
Lê Tuấn Khang, nhà sáng tạo nội dung sinh năm 2002 tại miền Tây, vừa nhận giải Nhà Sáng tạo Nội dung Giải trí của Năm trong Tik Tok Award Việt Nam 2024. Sau đó, lượng người xem và theo dõi kênh của cậu đã và đang tăng chóng mặt.
Cà phê tối - 30/11/2024 12:23
Đường của công, không phải đường của ông!
Công an Thanh Hóa đã tạm giữ 4 đối tượng tham gia phân luồng giao thông cho đoàn xe đám cưới. Đây chỉ là một trong giữa vô vàn trường hợp đang biến đường của công thành “đường của ông”.
Cà phê tối - 27/11/2024 10:52
Hành xử với tiến sĩ đạo văn
Đại học Huế vừa kết luận luận án tiến sĩ của Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, bà L.T.A.H có 12 trang đạo văn. Đáng nói, sau đó, Đại học Huế đề nghị Tiến sĩ trên rút lại bản luận án để… chỉnh sửa.
Cà phê tối - 25/11/2024 15:46
Những điểm trường bị bỏ hoang
Từ miền núi tới đồng bằng, hàng loạt điểm trường bỏ hoang được gọi tên trong suốt thời gian qua trên báo chí phản ánh những nhức nhối của lãng phí. Không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian, nguồn lực, những điểm trường bỏ hoang “trơ gan cùng tuế nguyệt” như thách thức những nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng đời sống của người dân.
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.