Nhà ở xã hội, không dễ như trên bàn họp
Kinh tế - Chính sách - 22/05/2023 15:29 HÀ PHAN
Hà Nội cùng TP.HCM là những thành phố có nhu cầu nhà ở xã hội lớn nhất nước. Thành phố này đặt mục tiêu đến 2025 có thêm khoảng 12.000 nhà ở xã hội nhưng đang gặp khó liên quan đến quỹ đất, thủ tục, chính sách ưu đãi và cơ chế tài chính. Tìm được đất vô cùng nan giải, gặp may nhanh được thì rừng thủ tục đang chờ và bao rào cản về chính sách ưu đãi cùng cơ chế tài chính sẽ đợi. Đây là những khó khăn “muôn năm cũ” khiến nhà ở xã hội trên cả nước khan hiếm và nhất là ở HN đến nỗi phải bốc thăm nghiệt ngã như trên!
Đây không phải là những lần đầu các tỉnh thành “than thở” với đủ thứ vướng mắc khi làm nhà ở xã hội. Cũng hiếm mặt hàng nào mà nhu cầu kinh khủng nhưng nguồn cung lại nhỏ giọt như vậy. Từ đầu những năm 2000, chỉ đạo và quyết tâm có hàng triệu căn nhà ở xã hội đã được nhen nhóm. Hơn thập kỉ qua, không ít quyết định, cơ chế, chính sách, họp bàn, chỉ đạo, … đã được ban hành nhưng đến giờ vẫn như thế đấy. Người ta đang hy vọng sau khi Chính phủ phê duyệt Đề án 1 triệu căn nhà xã hội hồi đầu tháng 4/2023 mọi chuyện sẽ khá hơn nhưng có lẽ cũng cần thời gian để kiểm chứng.
Không chỉ Hà Nội hay TP.HCM mà ở Đồng Nai, nơi tập trung công nhân hàng đầu cả nước đang thiếu hơn 200.000 căn nhưng đến năm 2025 cũng chỉ phấn đấu xây dựng 10.000 căn nhà ở xã hội, chỉ đáp ứng nổi 5% nhu cầu. Hiện khoảng 400.000 công nhân ở Đồng Nai có nhu cầu về nhà ở, đến năm 2025, nhu cầu này tăng lên 450.000 người, nhưng hiện nay toàn tỉnh mới chỉ có 1.500 căn nhà ở cho công nhân.
Tại cuộc đối thoại cuối tuần qua với công nhân ở Hà Nội, Chủ tịch Trần Sỹ Thanh cho biết, mới có ba khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, Thăng Long (huyện Đông Anh), Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) có dự án nhà ở đáp ứng gần 20% nhu cầu về chỗ ở của người lao động. Các khu công nghiệp còn lại đều chưa có nhà ở cho công nhân. Do vậy, khoảng 80% công nhân đang phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư với diện tích chật hẹp, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, mức giá thuê trọ và tiền điện, tiền nước cao.
Xây nhà xã hội cho người lao động hay các gia đình có thu nhập chưa cao luôn là một chủ trương tốt và đầy nhân văn. Nhưng thực tế khó khăn buộc phải nghĩ đến hướng đi mới phù hợp để chỉ đạo trên bàn họp dễ thấy hơn trong đời thực. Gần đây, TP.HCM đang tính đến việc chuyển hướng xây nhà ở xã hội để cho thuê thay vì bán, bởi nhu cầu đi thuê là có thật và hợp lý với thu nhập hằng tháng của người lao động. Xem ra cả tỷ bạc, dù là trả góp 5-7 triệu tháng có vẻ không khả thi bằng những căn hộ nhỏ cho thuê 2-3 triệu/ tháng luôn đáp ứng được nhu cầu chỗ ở cấp bách của hàng triệu công nhân.
TP.HCM khảo sát 96.000 người lao động thì nhu cầu thuê nhà ở xã hội hơn 51.000 người, trong khi nhu cầu mua chỉ 29.000 người. Có lẽ đó cũng là thực tế ở nhiều tỉnh thành khác và việc hàng đoàn xe ô tô của người đi bốc thăm mua nhà xã hội tại Hà Nội cho thấy có khi xây nhiều nhưng người nghèo chẳng ở được bao nhiêu. Khi mà các dự án nhà ở xã hội ngày càng khó khăn triển khai và giá cả quá tầm với của người lao động hơn thì họ thuê hay mua không quan trọng bằng nơi ở có sớm. Có lẽ đó là điều mà các cơ quan chức năng cần tính sớm để nhà ở xã hội dễ hơn trên bàn họp cũng như ngoài thực tế.
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 25/11/2024 15:46
Những điểm trường bị bỏ hoang
Từ miền núi tới đồng bằng, hàng loạt điểm trường bỏ hoang được gọi tên trong suốt thời gian qua trên báo chí phản ánh những nhức nhối của lãng phí. Không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian, nguồn lực, những điểm trường bỏ hoang “trơ gan cùng tuế nguyệt” như thách thức những nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng đời sống của người dân.
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cơ hội cuối sở hữu căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences chỉ từ 62 triệu đồng/m2
- Những điểm trường bị bỏ hoang
- Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm
- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
- Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?