Nghịch lý xăng dầu: “Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”
Kinh tế - Chính sách - 16/02/2023 19:02 Phạm Xuân Dũng PHẠM XUÂN DŨNG
Một trong những thông tin "hot" trong mấy ngày qua là nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu chẳng thà chịu phạt chứ nhất quyết không bán hàng. Lý do các doanh nghiệp này đưa ra là chịu phạt dẫu sao cũng còn hơn là bán hàng vì càng bán càng lỗ, chịu phạt vẫn đỡ hơn.
Cũng trong những ngày qua, nhiều doanh nghiệp gửi đơn đến các cơ quan Nhà nước quản lý thị trường xăng dầu như Bộ Công thương, Bộ Tài chính để đệ trình những điều cần giải quyết.
Theo số liệu thống kê, hiện các doanh nghiệp bán lẻ đang sở hữu khoảng 13000/17000 cửa hàng xăng dầu của cả nước với tổng vốn đầu tư lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, thu hút khoảng gần 3 vạn lao động; đáng ra phải có tiếng nói đầy trọng lượng thì oái oăm thay lại bị gạt ra rìa khi đề cập đến quyền lợi liên quan trong chuỗi cung ứng xăng dầu ở nước ta. Đại diện Công ty TNHH Thương mại Vận tải Xăng dầu Hà Giang kêu cứu rằng có thời điểm công ty lỗ đến 900 tỷ đồng/tháng, từ tháng 3/2022 đến nay ước lỗ 3000-4000 tỷ đồng.
Vì sao như vậy? Hãy nghe ông Hà Thanh Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vận tải xăng dầu Hà Giang giải thích :
“Việc thua lỗ này không phải do DN bán lẻ không biết kinh doanh, mà do cơ chế điều hành giá chưa phù hợp. Cũng là thương nhân phân phối, nhưng có đầu mối trong quý 4/2022 lãi cả nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, cộng đồng DN bán lẻ bị lỗ nặng”.
Đồng cảm điều này, ông Văn Tấn Phụng, đại diện Công ty Cổ phần Dầu khí Đồng Nai phàn nàn rằng mỗi cây xăng phải chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của 8 sở, ban ngành, ông còn nói thêm:
“Lạ nhất là khi lỗ cũng phải bán. Bán hàng nhưng không được quyết định giá bán, để người khác quy định giá. Một thị trường méo mó, biến động liên tục cần phải điều chỉnh để DN có thể sống và đóng góp cho đất nước. Tôi kiến nghị sửa đổi dự thảo Nghị định 95 theo hướng: DN được lấy nguồn xăng dầu từ nhiều đầu mối và chu kỳ thay đổi giá cần thay đổi, kéo dài thành 15 ngày như trước đây”.
Vậy có cách nào thoát khỏi tình trạng đã nêu?
Trước hết, cần nhìn nhận rằng muốn xóa bỏ những bất cập trong điều hành giá và thị trường, cần làm rõ chi phí lưu thông ở cả ba khâu cơ bản: đầu mối, thương nhân phân phối và bán lẻ.
Hiện chi phí lưu thông được quy định là 1.350 đồng/lít xăng, bao gồm lợi nhuận định mức là 300 đồng/lít và 1.050 đồng chi phí lưu thông. Tuy nhiên, trong Nghị định 95 và 82 không nói rõ tỷ lệ phân chia chi phí này nên các doanh nghiệp đầu mối thường hưởng trọn. Phần chi phí được gọi là chiết khấu cho các khâu bán lẻ tuỳ thuộc vào năng lực và sự "dễ chịu" của các đầu mối tại mỗi kỳ điều hành.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương thì Nhà nước cần bỏ giá trần xăng dầu, bỏ Quỹ bình ổn giá (vì hoạt động tùy tiện, không rõ ràng, minh bạch) và thậm chí bỏ luôn cả cách điều hành định kỳ 10 ngày như hiện nay. Ông cho rằng:
“Cần có dự trữ xăng dầu quốc gia, khi thị trường bất ổn quá thì bơm ra. Cần công bằng với DN. Các quy định như bắt DN thực hiện dự trữ, mua của một đầu mối hay nhiều đầu mối cũng cần bỏ. Việc dự trữ là do Nhà nước thực hiện. Như thế mới tiến dần đến việc thành lập thị trường cạnh tranh”.
Từ đó phải thấy rằng: Nhà nước cần nhất quán quan điểm quy định cho các doanh nghiệp bán lẻ lấy hàng ở nhiều nơi khác nhau, như thế tăng tính cạnh tranh về chiết khấu, bảo đảm cho doanh nghiệp chủ động được nguồn hàng, tránh tình trạng bị động khi thị trường có những biến động. Mặt khác, việc Nhà nước cần thấy rằng cho doanh nghiệp đầu mối tự định giá bán lẻ xăng dầu, như thế cũng sẽ giúp thị trường vận hành ổn định do doanh nghiệp được đảm bảo tính đủ các chi phí phát sinh trong giá vốn kinh doanh.
Phải sửa đổi các quy định, tính toán lại công thức tính giá cơ sở, cập nhật các quy định đối với doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và các điều kiện kinh doanh xăng dầu. Đồng thời, cần sửa theo hướng, quy định thương nhân đầu mối hay thương nhân phân phối đến giai đoạn nào đó phải có bao nhiêu cửa hàng là hợp lý và không trái quy định. Nên để thị trường tự điều tiết giá cả, cơ quan quản lý chỉ vào cuộc khi thấy doanh nghiệp có dấu hiệu sai phạm.
Như vậy, một số nội dung cơ bản của nghịch lý xăng dầu đã được chỉ ra, đã bắt được "bệnh", việc còn lại là kê đơn thuốc. Vấn đề cốt tử cần nhắc đi nhắc lại và nhấn mạnh là cơ chế thị trường thì hãy để thị trường quyết định, để nó được vận hành thông suốt, đúng nghĩa và minh bạch; còn nếu cố tình can thiệp thô bạo, làm méo mó cơ chế thị trường thì hậu quả rất có thể nhãn tiền như đã thấy với thị trường xăng dầu. Một sân chơi bình đẳng, công khai, minh bạch là điều kiện cần, rất cần, điều kiện đủ là sự điều tiết của Nhà nước phải trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan, tôn trọng thị trường và doanh nghiệp. Như vậy chắc chắn mọi việc sẽ ổn thỏa.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Đó đang là tình trạng của việc quản lý xăng dầu sẽ thuộc bộ nào đã dai dẳng từ mấy tháng qua hiện vẫn được ... |
Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Chính sách - 09/06/2023 19:39
EVN - Xin lỗi rồi sao nữa?
“Việc thiếu điện là trách nhiệm không thể biện minh của cơ quan quản lý nhà nước và ngành Điện, chúng tôi xin gửi lời xin lỗi tới tất cả Nhân dân, doanh nghiệp" ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương mới nói như thế! Chịu trách nhiệm không khó, xin lỗi cũng dễ nhưng làm thế nào để đủ điện mới là điều cần thiết!

Kinh tế - Chính sách - 05/06/2023 18:27
Lao động mất việc và đòi hỏi thực tế
70.000 lao động ngành dệt may trên cả nước thôi việc, mất việc và 66.600 người bị giảm giờ làm, trong năm tháng đầu năm 2023! Đấy là chưa kể hàng loạt ngành khác đang chịu tác động tương tự như da giày, chế biến thủy sản, gỗ, sản xuất linh kiện điện tử, bất động sản, dịch vụ...

Kinh tế - Chính sách - 02/06/2023 21:33
EVN - Lỗ lớn và lời to
Điện thiếu, giá tăng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ khủng không chỉ khiến mùa hè khắp nơi thêm nóng mà còn được đưa vào nghị trường bàn luận sôi nổi. Trong khi EVN đưa ra vô vàn lý do khách quan biện minh cho những thất bát của mình thì không ít những ý kiến trái chiều cho rằng họ phải xem lại năng lực quản lý điều hành. Đấy là chưa kể việc các công con lời khá lớn thì tập đoàn mẹ lại lỗ hàng chục ngàn tỷ chưa có câu trả lời thuyết phục.

Kinh tế - Chính sách - 27/05/2023 19:24
Xin đừng “hạ bệ” Nhà hát Lớn!
Tôi dùng chữ “hạ bệ”, vốn xưa nay chỉ dùng cho việc hạ thấp ý nghĩa, thanh danh của một thần tượng trong trường hợp này, để muốn nhấn mạnh rằng Nhà hát Lớn Hà Nội cũng chính là một thần tượng về kiến trúc và văn hoá trong lòng người dân Thủ đô và cả nước từ hàng trăm năm nay, là biểu tượng mang nhiều dấu ấn lịch sử khó phai mờ của khu vực trung tâm Thủ đô trong lòng tất cả những ai yêu quý Hà Nội.

Kinh tế - Chính sách - 22/05/2023 15:29
Nhà ở xã hội, không dễ như trên bàn họp
Cảnh tượng hơn hơn 1.300 người chen chúc bốc thăm 149 suất mua nhà ở xã hội dự án NHS Trung Văn - Hà Nội, một tỷ lệ “chọi” còn căng thẳng hơn chạy đua vào những ngôi trường danh tiếng cho thấy nhu cầu cao đến mức nào. Kế hoạch xây 1 triệu căn nhà giá rẻ đã bắt đầu được triển khai nhưng xem ra không dễ như trên bàn họp.

Kinh tế - Chính sách - 21/05/2023 17:51
Cắt điện luân phiên
Chỉ 4 từ ấy thôi đã gây ám ảnh cho nhiều hộ gia đình giữa đợt nắng nóng đang diễn ra ở cả nước. Và thực tế, nhiều địa phương đã cắt điện. Ở Hà Nội, từ mấy ngày gần đây, ngành Điện cũng chủ động thông báo lịch cắt điện với từng khu vực.
Văn hóa - Xã hội

Giá trị của nhà văn không phải lượng like Facebook!

Chiếc áo dài ngũ thân và kiến nghị của đại biểu

“Bài toán” học đại học

Kỳ án Phương Hằng ngày càng kịch tính

“Tiêu chuẩn cộng đồng” không thể cao hơn luật pháp
Môi trường - Sức khỏe

Nước đến chân mới nhảy

Mặt trái của tờ hợp đồng bảo hiểm

Giày cao gót và dép lê - mối nguy hiểm với người lái xe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý
